Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng TGMS tại vùng Gia Lộc Hải Dương

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 26/7/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I. MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Lúa là một trong những cây lương thực quan trọng và chủ yếu trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á. Theo số liệu thống kê của FAO, diện tích lúa trên thế giới là trên 147 triệu hecta, chiếm khoảng 11% diện tích đất canh tác. Sản phẩm lúa gạo hàng năm khoảng 576 triệu tấn, góp phần nuôi sống hơn nửa dân số thế giới hiện nay (Yuan L.P 2003) [103]. Hơn 90% sản phẩm lúa gạo ở những quốc gia Châu Á được dùng làm thức ăn chủ yếu [102] [103]. Chính vì vậy việc trồng lúa là tất yếu và quan trọng không thể thiếu để đảm bảo an ninh lương thực thế giới đặc biệt là các nước Châu Á.
    Các nhà khoa học đã dự tính được rằng với mức tăng dân số như hiện nay thì sản lượng lúa gạo sẽ phải đạt được 760 triệu tấn vào năm 2020 [103]. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia đặc biệt là Châu Á trong đó có Việt Nam đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp do công nghiệp hoá và chuyển đổi mục đích sử dụng. Trước tình hình đó để đáp ứng được nhu cầu gạo trên thế giới, việc tăng năng suất lúa trên đơn vị diện tích là một biện pháp hữu hiệu nhất trong đó việc đổi mới giống là biện pháp quan trọng hàng đầu.
    Công nghệ sản xuất lúa lai ra đời, đầu tiên Trung Quốc và nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi ở một số quốc gia khác ngoài Trung Quốc như: Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia, Phillipin, Bangladesh, Đây là một hướng đi mới để tăng nhanh sản lượng lúa góp phần giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
    Ở Việt Nam trong những năm gần đây việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về lúa lai đã có những kết quả to lớn. Diện tích lúa lai được phát triển khá nhanh ở miền Bắc, tăng từ 80.000ha vào năm 2001 lên hơn 600.000ha năm 2004 [19]. Tuy nhiên những dòng, giống bố mẹ, những tổ hợp lai F1 đang được trồng phổ biến ở nước ta vẫn chủ yếu được nhập nội từ Trung Quốc với lượng giống nhập lên trên 17 nghìn tấn/năm, chiếm 80% nhu cầu nên giá thành hạt giống cao và không chủ động được nguồn giống. Bên cạnh đó những tổ hợp này khi đưa vào trồng ở nước ta dễ bị nhiễm sâu bệnh đặc biệt là bệnh bạc lá trong điều kiện vụ mùa.
    Để khắc phục những nhược điểm trên, các cơ quan nghiên cứu trong nước đã và đang tiến hành nghiên cứu để chọn tạo ra các dòng bố, mẹ, các tổ hợp lai mới phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Thành công trong việc gây tạo ra các dòng TGMS trong nước đã đặt cơ sở vững chắc cho việc tạo ra các tổ hợp lúa lai mới của Việt Nam.
    Để sử dụng có hiệu quả các dòng TGMS có triển vọng chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của một số dòng TGMS tại vùng Gia Lộc Hải Dương”.
    1.2. Mục đích nghiên cứu
    - X¸c ®Þnh ®­îc những đặc điểm hình thái, nông sinh học của một số dòng TGMS t¹i vïng Gia Léc, H¶i D­¬ng.
    - Tìm ra được một, hai dßng tèt lµm dßng mÑ cho c¸c tæ hîp lúa lai hai dòng.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Đề tài được thực hiện sẽ bổ sung c¸c dßng TGMS míi cho tËp ®oµn ; vµ bæ sung các cơ sở dữ liệu về các dòng TGMS được chọn ở Việt Nam, đồng thời là tài liệu nghiên cứu giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và cơ sở để tạo ra các tổ hợp lai mới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...