Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    MỤC LỤC

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 1: ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1.
    [/TD]
    [TD]Những quan niệm về điểm nóng xã hội và điểm nóng chính trị - xã hội
    [/TD]
    [TD]9
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2.
    [/TD]
    [TD]Thực trạng về điểm nóng chính trị xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
    [/TD]
    [TD]23
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3.
    [/TD]
    [TD]Những đặc điểm chủ yếu của các điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
    [/TD]
    [TD]52
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.
    [/TD]
    [TD]Nguyên nhân của các điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng sông Hồng
    [/TD]
    [TD]66
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2.
    [/TD]
    [TD]Những bài học kinh nghiệm
    [/TD]
    [TD]87
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3.
    [/TD]
    [TD]Một số dự báo và kiến nghị
    [/TD]
    [TD]113
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]119
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]122
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    [/TD]
    [TD]PHẦN PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]129
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]






    NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


    1. CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
    2. ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
    3. ĐN : Điểm nóng
    4. ĐNCT-XH : Điểm nóng chính trị - xã hội
    5. HĐND : Hội đồng nhân dân
    6. HTCT : Hệ thống chính trị
    7. HTX : Hợp tác xã
    8. UBND : Ủy ban nhân dân
    9. XHCN : Xã hội chủ nghĩa


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực tiễn ở nước ta trong gần 20 năm đổi mới vừa qua chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng và những bước đi thích hợp đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội . mang lại những thành tựu rất to lớn, tạo cho Việt Nam thế và lực mới để bước vào thế kỷ 21. Cùng với những thành quả đã đạt được thì trong quá trình đổi mới cũng xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực, phức tạp. Một trong những vấn đề gay cấn nổi lên là tình hình tranh chấp khiếu kiện có đông người tham gia, hình thành các điểm phức tạp về an ninh, các "điểm nóng" (ĐN), "điểm nóng chính trị - xã hội" (ĐNCT-XH) ở nhiều địa phương trong cả nước. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
    Địa bàn nông thôn vốn thanh bình, đáng lẽ là nơi ít xảy ra xung đột xã hội trong quá trình phát triển, nhưng đã xuất hiện nhiều ĐN và ĐNCT-XH. Đó là nơi đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn trong toàn xã hội. Có những ĐNCT-XH xảy ra đã được giải quyết ổn thỏa, thiết lập trở lại tình trạng ổn định bình thường. Có những ĐNCT-XH đang diễn ra và cũng không ít những điểm có nguy cơ bùng phát hoặc tái phát. Các ĐNCT-XH đó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, quy mô, tính chất và mức độ hậu quả cũng không giống nhau nhưng đều cảnh báo về sự yếu kém trong quản lý xã hội, về sự mất dân chủ trầm trọng ở một số vùng nông thôn. Đời sống của người nông dân tuy đã có nhiều cải thiện, song nhìn chung vẫn còn nghèo túng, lạc hậu, khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng rộng. Do vậy, nếu không ngăn ngừa có hiệu quả và giải quyết tốt các ĐN, ĐNCT-XH ở nông thôn thì không thể đảm bảo được an ninh nông thôn. Nước ta là một nước nông nghiệp, nông dân chiếm gần 80% dân số và 75% lao động xã hội thì sự ổn định của nông thôn có ảnh hưởng quyết định đối với sự ổn định của quốc gia. Vì thế, vấn đề giải quyết xử lý những bất ổn, xung đột, những ĐN, ĐNCT-XH trong cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng đang đặt ra cho chúng ta một yêu cầu cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc về nó.
    Nông thôn đồng bằng sông Hồng mang những nét tiêu biểu cho nông thôn Việt Nam, trong những năm qua đã có nhiều bước tiến về xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa mới . Nhưng so với các vùng nông thôn khác trong cả nước, ở đây lại có số lượng các ĐN, ĐNCT-XH nhiều nhất và có khả năng lây lan rất nhanh. Trong đó có thể nói, không ít những ĐN nảy sinh bởi tệ quan liêu tham nhũng, mất dân chủ, bởi phương pháp làm việc, cách thức xử lý các vụ việc của cán bộ cấp cơ sở. Do đó, để góp phần ổn định nông thôn đồng bằng sông Hồng nói riêng và nông thôn trong cả nước nói chung rất cần có sự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để rút ra những bài học kinh nghiệm. Đó không chỉ là những bài học kinh nghiệm trong giải quyết xử lý khi đã có ĐN xảy ra mà quan trọng hơn là rút ra những bài học kinh nghiệm để loại bỏ được nguyên nhân phát sinh ĐN, phòng ngừa không cho ĐN xuất hiện hoặc tái phát. Trên cơ sở đó cần tìm ra hệ thống những giải pháp thiết thực để ổn định và phát triển nông thôn, tạo cơ sở cho sự ổn định và phát triển chung trong cả nước.
    Với những lý do đó, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu về ĐNCT-XH ở nông thôn đồng bằng sông Hồng nhằm xác định đặc điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm thực sự là một vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Xử lý tình huống chính trị - trong đó có vấn đề về xử lý ĐNCT-XH - là một nội dung của chính trị học ứng dụng. Đây là một trong những vấn đề cần thiết phải trang bị cho người cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân - đặc biệt là ở cấp cơ sở để có thể ứng xử kịp thời nhạy bén trước các tình huống phức tạp và tế nhị xảy ra trong cuộc sống, tránh được những lúng túng, thậm chí là sai lầm trong khi xử lý.
    Sau sự kiện Thái Bình, năm 1998 đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đi thực tế và tổng kết tình hình đã viết đề tài khoa học tiềm lực có tên: "Tổng kết thực tiễn về xử lý điểm nóng chính trị - xã hội" do GS.TS Lê Hữu Nghĩa làm chủ nhiệm, GS.TS Lưu Văn Sùng làm phó chủ nhiệm đề tài. Trong đề tài này các tác giả đã trình bày tóm tắt diễn biến một số ĐNCT-XH ở Thái Bình, ĐN tôn giáo ở Thừa Thiên - Huế, ĐN liên quan đến tôn giáo ở ấp Trà Cổ xã Bình Minh, huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai và đưa ra những nhận xét khái quát, rút ra nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm từ quá trình xử lý ở từng nơi. Thông qua những vấn đề đã đúc rút được trong quá trình nghiên cứu thực tiễn ở các vùng, miền, qua nhiều góc nhìn của các tác giả tham gia đề tài, PGS.TS Hoàng Chí Bảo đã có bài viết bước đầu khái quát lý luận về ĐN, ĐNCT-XH, đưa ra định nghĩa, xác định yêu cầu, nhiệm vụ xử lý và quy trình xử lý các ĐNCT-XH.
    Từ năm 1998, trong khuôn khổ chuẩn bị giáo trình môn học xử lý tình huống chính trị, Viện Khoa học Chính trị đã hoàn thành tập bài giảng về học phần xử lý tình huống chính trị (chương trình dành cho cử nhân chính trị do GS.TS Lưu Văn Sùng và PGS.TS Hoàng Chí Bảo là tác giả). Ngoài những phần lý luận chung như khái niệm, phương pháp tiếp cận, quy trình và giải pháp xử lý ĐN, ĐNCT-XH thì tập bài giảng này còn đi sâu vào các khía cạnh như:
    - Xử lý tình huống chính trị khi bộ máy cầm quyền có nạn quan liêu tham nhũng.
    - Xử lý tình huống chính trị khi chuyển giao quyền lãnh đạo giữa các thế hệ trong nội bộ Đảng Cộng sản cầm quyền.
    Năm 2001 tập bài giảng này đã được chỉnh lý bổ sung hoàn thiện thêm về mặt lý luận để phục vụ giảng dạy ở các lớp cao học. Năm 2002 giáo trình về môn học này đã được đề nghị xuất bản.
    Ban Nội chính Trung ương Đảng trên cơ sở khảo sát các ĐN ở nông thôn trong toàn quốc đã cho xuất bản cuốn sách: "Một số tình hình và giải pháp phòng ngừa giải quyết điểm nóng ở cơ sở nông thôn nước ta". Đây là cuốn sách đầu tiên có sự nghiên cứu mang tính chuyên sâu về ĐN ở địa bàn nông thôn. Các tác giả đánh giá chung về tình hình ĐN ở nông thôn nước ta từ khi đổi mới, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm ổn định tình hình.
    Trên các báo, tạp chí, nội dung về ĐN, ĐNCT-XH và quá trình xử lý nó mặc dù được coi là một vấn đề rất nhạy cảm nhưng cũng đã ít nhiều được đề cập một cách trực tiếp hay gián tiếp ở các mức độ khác nhau.
    Tác giả Trần Hồng Châu - Chánh thanh tra của tỉnh Nghệ An có bài viết "Thử bàn về điểm nóng và các biện pháp hạn chế phát sinh điểm nóng" đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 7 (4/1999). Thông qua kinh nghiệm công tác của mình, tác giả đã khái quát rút ra khái niệm về ĐN và nêu một số giải pháp góp phần làm cho ĐN không xảy ra.
    Tác giả Nhị Lê có bài: "Việc giải quyết "điểm nóng" ở Thanh Hóa" đăng trên Tạp chí Cộng sản, 3/1994 lại là một cách tiếp cận khác. Qua việc xác định quy mô, dạng thức, tính chất của các ĐN mà tác giả đã rút ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm giải quyết ĐN.
    GS.TS Lưu Văn Sùng liên tiếp trên hai số 3 (10) 2001 và 4(11) 2001 của Thông tin chính trị học đã có bài đăng về "Xử lý điểm nóng chính trị - xã hội". Những bài viết này có nội dung khái quát lý luận về xử lý ĐNCT-XH.
    Ở Học viện Hành chính Quốc gia có môn học xử lý tình huống, xử lý ĐN song những bài giảng, những tài liệu nghiên cứu phục vụ cho giảng dạy ở đây được viết theo góc độ của quản lý hành chính nhà nước.
    Ở Học viện An ninh nhân dân cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về ĐN, về đảm bảo an ninh nông thôn nhưng chủ yếu dưới góc độ chuyên môn, nghiệp vụ xử lý của ngành.
    Một số luận văn cử nhân chính trị đã viết về vấn đề xử lý tình huống chính trị khi tại địa phương có xảy ra ĐN như:
    - Luận văn của Nguyễn Văn Thiện về "Biện pháp hạn chế khiếu tố vượt cấp ở Hà Nam" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000).
    - Luận văn của Lê Xuân Thủy về "Thực trạng và giải pháp cơ bản giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu nại tố cáo đông người ở Giao Thủy Nam Định" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001).
    - Luận văn của Nguyễn Công Chuyên về "Điểm nóng huyện Xuân Trường nguyên nhân và giải pháp" (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001), v.v .
    Các luận văn này thường đi vào phạm vi địa bàn cụ thể của một huyện, một tỉnh nơi tác giả đang công tác hoặc đã tham gia chỉ đạo trực tiếp giải quyết ĐN. Những bài viết đó có nhiều giá trị thực tiễn, có nhiều kinh nghiệm xử lý rất sinh động, sáng tạo.
    Trong số các luận án tiến sĩ và thạc sĩ thuộc chuyên ngành chính trị học thì chưa có luận án, luận văn nào viết về vấn đề ĐN, ĐNCT-XH.
    Điểm qua tình hình nghiên cứu trên đây, chúng ta thấy rằng, ĐNCT-XH đã thu hút được sự chú ý nhất định của các nhà nghiên cứu, của các cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương, nhưng chưa có tác giả, bài viết nào đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của ĐNCT-XH ở nông thôn đồng bằng sông Hồng.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Khái quát đặc điểm của ĐNCT-XH ở nông thôn đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Chỉ rõ các nguyên nhân hình thành nên những ĐNCT-XH đó và rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó nêu ra những dự báo và kiến nghị nhằm ổn định và phát triển nông nghiệp nông thôn.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Khái quát về các ĐN, ĐNCT-XH đã và đang xảy ra ở vùng nông thôn ĐBSH để xác định quy mô, mức độ, tính chất của chúng.
    - Thông qua diễn biến của một số ĐNCT-XH tiêu biểu mà rút ra đặc điểm các ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH.
    - Xác định rõ những nguyên nhân làm nảy sinh các ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH.
    - Nêu ra những bài học kinh nghiệm xử lý khi ĐNCT-XH đã xảy ra và kinh nghiệm khắc phục hậu quả sau ĐN, kinh nghiệm ổn định kinh tế - xã hội làm cho ĐNCT-XH không phát sinh.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu một số ĐN, ĐNCT-XH điển hình đã và đang xảy ra ở nông thôn ĐBSH từ 1986 đến nay. Phân tích dưới góc độ của hai chủ thể tác động là những người nông dânnhững người cán bộ lãnh đạo xã để thấy rõ thực trạng tính chất mâu thuẫn của đời sống xã hội nông thôn hiện nay.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Cơ sở lý luận
    - Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực chính trị, về giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, về vai trò và quyền lực của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
    - Dựa trên quan điểm phân tích mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong xung đột xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin.
    - Dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội nói chung và về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói riêng.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng phương pháp nghiên cứu chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, so sánh và phương pháp phân tích các phương án giải quyết (của các địa phương) trong những tình huống khác nhau đã diễn ra trong thực tế.
    5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
    - Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên phân tích khái quát một cách có hệ thống các ĐNCT-XH trên địa bàn nông thôn ở ĐBSH trong những năm đổi mới vừa qua và hiện nay.
    - Rút ra đặc điểm, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của các ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH, để từ đó có một cách nhìn khái quát về ĐN trong cả nước. Nêu ra những điểm chung, những điểm khác biệt của ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH với các vùng nông thôn khác trong cả nước.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
    6.1. Ý nghĩa lý luận
    Kết quả nghiên cứu của đề tài ở mức độ nhất định có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy môn Xử lý tình huống chính trị và bước đầu làm cơ sở để phân loại các ĐN ở nước ta.
    - Cung cấp những dữ liệu cho việc xây dựng lý thuyết về xung đột xã hội và giải tỏa xung đột xã hội.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được các cán bộ lãnh đạo chính trị, nhất là ở địa phương tham khảo trong quá trình xử lý các tình huống cụ thể.
    Trên cơ sở có cái nhìn tổng thể về các ĐNCT-XH ở nông thôn ĐBSH mà đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và phát triển kinh tế - chính trị ở nông thôn ĐBSH nói riêng và nông thôn trong cả nước nói chung.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
     
Đang tải...