Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm một số tự kháng thể trong bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ư

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA
    NĂM 2011

    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

    1.1. ĐẠI CƯƠNG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 3
    1.1.1. Sơ lược về lịch sử và dịch tễ bệnh Viêm khớp dạng thấp. 3
    1.1.2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh VKDT 4
    1.1.3. Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị bệnh VKDT 8
    1.2. CÁC PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH TRONG BỆNH VKDT 15
    1.2.1. Yếu tố dạng thấp 15
    1.2.2. Kháng thể kháng cyclic citrullinated peptide 17
    1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TỰ KHÁNG THỂ TRONG BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP 23
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. 23
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 26

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
    2.1.1. Nhóm bệnh nhân viêm khớp dạng thấp 29
    2.1.2. Tính mẫu nghiên cứu 29
    2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 29
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: mô tả 29
    2.3.2. Qui trình nghiên cứu 29
    2.3.3. Nội dung nghiên cứu 31
    2.4. XỬ LÝ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    2.5. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 37

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
    3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38
    3.1.1. Đặc điểm chung 38
    3.1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhóm bệnh nhân VKDT 39
    3.2. Mối liên quan giữa sự có mặt của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lượng tổn thương khớp cổ-bàn tay 44
    3.2.1. Giá trị của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lượng tổn thương khớp cổ-bàn tay 44
    3.2.2. Giá trị của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lượng mức độ hoạt động bệnh VKDT 49

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 58
    4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 58
    4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm khớp dạng thấp 59
    4.2. Mối liên quan giữa sự có mặt của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lượng tổn thương khớp cổ-bàn tay 66
    4.2.1. Giá trị của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lượng tổn thương khớp. 66
    4.2.2. Giá trị của kháng thể anti-CCP và RF trong tiên lượng mức độ hoạt động bệnh VKDT 69
    4.3. Những mặt mạnh và hạn chế của nghiên cứu 71
    4.3.1. Điểm mạnh của nghiên cứu: 72
    4.3.2. Điểm yếu của nghiên cứu 72
    KẾT LUẬN 74


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp rất phổ biến. Trong cộng đồng ở Việt nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh từ 0,5% đến 3% người trưởng thành [],[48]. Bệnh được xếp vào nhóm tự miễn dịch. Đặc trưng của bệnh là tình trạng viêm mạn tính màng hoạt dịch khớp, dẫn đến các tổn thương không hồi phục của khớp bị viêm. Sự phá huỷ sụn khớp, xương dưới sụn dẫn đến hậu quả dính và biến dạng khớp, cuối cùng nhiều bệnh nhân trở thành tàn phế. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời giúp hạn chế sự phá huỷ khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh [].
    Hiện nay chẩn đoán VKDT được dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Mỹ (American College of Rheumatology - ACR 1987). Tiêu chuẩn chẩn đoán này chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, và sự cơ mặt của yếu tố dạng thấp RF. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu của bệnh các dấu hiệu này thường không điển hình, yếu tố dạng thấp xuất hiện muộn, thường sau 2 năm. Chính vì vậy mà việc chẩn đoán sớm bệnh hiện còn gặp nhiều khó khăn.
    Những năm gần đây, một tự kháng thể kháng peptide citrullin dạng vòng là anti cyclic citrullinated peptide antibodies (anti-CCP antibodies) đã được tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân VKDT. Tự kháng thể này được phát hiện bằng xét nghiệm ELISA. Xét nghiệm tìm kháng thể anti-CCP đã được Schellekens và cộng sự báo cáo lần đầu vào năm 1998 với độ nhậy là 76% và độ đặc hiệu cao tới 96% trong chẩn đoán bệnh VKDT []. Đến nay, trên thế giới đó cú nhiều công trình nghiên cứu đánh giá giá trị của xét nghiệm tìm kháng thể anti-CCP trong lâm sàng. Các nghiên cứu cho thấy sự có mặt của kháng thể anti-CCP ngoài việc góp phần khẳng định chẩn đoán bệnh cũn cú giá trị tiên lượng bệnh. Việc xét nghiệm tìm kháng thể này cũng đã được xem như một công cụ chẩn đoán hữu ích, đặc biệt trong giai đoạn sớm của bệnh.
    Trong các tự kháng thể, yếu tố dạng thấp (Rheumatoid factor-RF) được coi là một trong các tiêu chuẩn chẩn đoán VKDT của ACR 1987, có mặt ở 60 - 80% bệnh nhân VKDT. Tuy nhiên yếu tố dạng thấp không thực sự đặc hiệu với bệnh VKDT. Có thể tìm thấy yếu tố dạng thấp trong một số bệnh tự miễn khác, một số tình trạng nhiễm khuẩn cấp và mạn . và thậm chí ở cả người bình thường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nếu sử dụng cả yếu tố dạng thấp và kháng thể anti-CCP thỡ chỳng sẽ hỗ trợ tốt cho chẩn đoán VKDT và việc chẩn đoán bệnh sẽ chính xác hơn [19],[28],[45],[56].
    Ở Việt Nam xét nghiệm anti-CCP phục vụ cho chẩn đoán VKDT mới chỉ bước đầu được sử dụng tại một số bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy . còn ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu long nói chung và Cần thơ nói riêng là chưa có nghiên cứu nào về tự kháng thể trong bệnh VKDT. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm một số tự kháng thể trong bệnh viêm khớp dạng thấp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần thơ ” nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Xác định tỉ lệ của một số tự kháng thể trong bệnh viêm khớp dạng thấp.
    2. Xác định mối liên quan giữa sự có mặt của một số tự kháng thể với các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng khác.
     
Đang tải...