Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại III Angle b

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    Chương 1:TỔNG QUAN . 3
    1.1. Khớp cắn và phân loại lệch lạc khớp cắn 3
    1.1.1. Khớp cắn 3
    1.1.2. Phân loại lệch lạc khớp cắn theo Angle 4
    1.1.3. Phân loại lệch lạc xương theo Ballard . 6
    1.2. Lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle . 7
    1.2.1. Đặc điểm 7
    1.2.2. Phân loại 8
    1.2.3. Sự tăng trưởng ở bệnh nhân lệch lạc khớp cắn loại III . 10
    1.2.4. Nguyên nhân 14
    1.2.5. Chẩn đoán 14
    1.2.6. Điều trị . 19
    1.3. Hệ thống mắc cài MBT 28
    1.3.1. Độ nghiêng chân răng ngoài trong của răng cửa . 30
    1.3.2. Độ nghiêng thân răng gần xa của răng cửa . 31
    1.3.3. Độ nghiêng chân răng ngoài trong của các răng sau hàm trên 32
    1.3.4. Độ nghiêng thân răng gần xa của răng sau hàm trên 33
    1.3.5. Độ nghiêng chân răng ngoài trong của các răng sau hàm dưới 34
    1.3.6. Độ nghiêng thân răng gần xa của răng sau hàm dưới . 34
    1.3.7. Các lựa chọn cho răng hàm nhỏ thứ hai 34
    1.3.8. Các ống cho răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới . 35
    1.4. Một số nghiên cứu về hệ thống mắc cài 36
    Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 38
    2.1.1. Mục tiêu 1 “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, X quang của lệch lạc
    khớp cắn loại III theo Angle” 38
    2.1.2. Mục tiêu 2 “Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại III theo
    Angle bằng hệ thống mắc cài MBT” . 38
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 39
    2.2.2. Cỡ mẫu nhằm mục tiêu “Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, X quang
    của lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle” 39
    2.2.3. Cỡ mẫu nhằm mục tiêu “Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn
    loại III theo Angle bằng hệ thống mắc cài MBT” . 39
    2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 41
    2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu . 41
    2.4.1. Bước 1: Khám chẩn đoán nhanh phân loại khớp cắn 41
    2.4.2. Bước 2: Giới thiệu, mời tham gia nghiên cứu . 41
    2.4.3. Bước 3: Khám lâm sàng 41
    2.4.4.Bước 4: Chụp phim 42
    2.4.5. Bước 5: Lấy dấu, đổ mẫu 51
    2.4.6. Bước 6: Tiến hành phân tích, đánh giá 52
    2.4.7. Bước 7: Chẩn đoán, lập kế hoạch điều trị . 52
    2.4.8. Bước 8: Tiến hành điều trị . 52
    2.4.9. Bước 9 56
    2.5. Phân tích kết quả 56
    2.5.1. Mục tiêu 1 56
    2.5.2. Mục tiêu 2 57
    2.6. Xử lý số liệu và hạn chế sai số 64
    2.7. Đạo đức nghiên cứu 64
    Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
    3.1. Một số đặc điểm lâm sàng, X quang của bệnh nhân có lệnh lạc khớp
    cắn loại III theo Angle . 65
    3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 65
    3.1.2. Đặc điểm về răng, cung răng và khớp cắn 65
    3.1.3. Đặc điểm của mặt 68
    3.1.4. Đặc điểm X quang . 70
    3.2. Kết quả điều trị lệnh lạc khớp cắn loại III theo Angle . 78
    3.2.1. Đặc điểm tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 78
    3.2.2. Đánh giá kết quả điều trị 80
    3.2.3. Đánh giá chủ quan của bệnh nhân . 89
    Chương 4:BÀN LUẬN 91
    4.1. Đặc điểm lâm sàng, X quang 91
    4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 91
    4.1.2. Đặc điểm về răng và khớp cắn 91
    4.1.3. Đặc điểm về cung răng 92
    4.1.4. Đặc điểm của mặt 94
    4.1.5. Đặc điểm X quang . 95
    4.2. Kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle . 100
    4.2.1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu 100
    4.2.2. Chỉ định điều trị . 101
    4.2.3. Khí cụ và cơ học trong điều trị 105
    4.2.4. Kết quả điều trị 110
    KẾT LUẬN 120
    KIẾN NGHỊ . 122
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục 1. Một số hình ảnh của bệnh nhân trước và sau điều trị
    Phụ lục 2. Nội dung thông tin cung cấp cho đối tượng nghiên cứu
    Phụ lục 3. Phiếu thu thập thông tin ĐẶT VẤN ĐỀ
    Lệch lạc khớp cắn là sự lệch lạc của tương quan giữa các răng trên
    một cung hàm hoặc giữa hai hàm. Lệch lạc khớp cắn được chia thành nhiều
    loại dựa trên các tiêu chuẩn đưa ra bởi các tác giả khác nhau, tác giả Edward
    H. Angle (1899) dựa trên mối tương quan của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ
    nhất hàm trên với răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới và sự sắp xếp
    của các răng liên quan tới đường cắn đã phân lệch lạc khớp cắn thành ba loại
    chính là I, II và III [1].
    Theo đánh giá của một số nghiên cứu gần đây cho rằng lệch lạc khớp
    cắn loại III theo Angle chiếm tỷ lệ khá cao ở nhiều quốc gia và tộc người
    khác nhau. Tỷ lệ lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle tại Mỹ khoảng 16% ở



    nhóm trẻ từ 4-10 tuổi [2], tại Nhật Bản là 7,81% ở trẻ gái độ tuổi 11 và tại
    Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm từ 9,4 - 19%[3],[4]. Tại Việt Nam, tỷ lệ lệch
    lạc răng và hàm ở trẻ rất cao chiếm 96,1% tại Hà Nội, 83,25% tại thành phố
    Hồ Chí Minh, trong đó số trẻ bị lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle lên tới
    khoảng 21,7% [5].
    Lệch lạc khớp cắn có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đời sống của
    cá nhân trong xã hội như sang chấn khớp cắn, giảm chức năng ăn nhai, tạo
    điều kiện cho một số bệnh răng miệng phát triển, ảnh hưởng đến thẩm mỹ
    khuôn mặt, phát âm và các vấn đề về tâm lý [5].Trên lâm sàng các hình thái
    lệch lạc khớp cắn rất đa dạng và phong phú, trong đó sai khớp cắn loại III là
    một hình thái phức tạp nhất. Đến nay, với sự phát triển của chỉnh hình răng
    mặt, điều trị lệch lạc khớp cắn nói chung đã có nhiều cải thiện đáng kể. Tuy
    nhiên, việc điều trị sai khớp cắn loại III vẫn là một thử thách đối với các bác
    sĩ chỉnh nha.Tuỳ thời điểm can thiệp và nguyên nhân của lệch lạc khớp cắn
    loại III mà có phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị chỉnh nha ở những
    bệnh nhân trẻ được chẩn đoán sớm sai khớp cắn loại III có thể được điều trị chỉnh hình với Chin cup hoặc Face mask, để bình thường hóa sự lệch lạc
    xương. Với những bệnh nhân đã qua đỉnh tăng trưởng, điều trị chỉnh răng với
    khí cụ cố định làm cải thiện khớp cắn và thẩm mỹ mặt bù trừ sự bất cân xứng
    của nền xương. Phương pháp điều trị phẫu thuật được đề nghị với những bệnh
    nhân có sự bất cân xứng về xương nặng [2],[6].
    Điều trị chỉnh nha bằng khí cụ cố định là di chuyển răng trên nền xương
    để bù trừ sự lệch lạc xương phía dưới được giới thiệu từ rất sớm (1930 –
    1940)[2]. Tuy nhiên, ở nước ta các kỹ thuật chỉnh nha nói chung chỉ mới được
    du nhập và phát triển trong ít năm trở lại đây. Do vậy, việc thực hành của các
    nha sỹ về chỉnh nha bằng khí cụ cố định như hệ thống mắc cài MBT còn hạn
    chế. Các nghiên cứu, đánh giá, phân tích lâm sàng, Xquang đối với từng loại
    lệch lạc khớp cắn còn thiếu, đặc biệt là nghiên cứu, đánh giá về lệch lạc khớp
    cắn loại III theo Angle bằng hệ thống mắc cài MBT cũng như những hiệu quả
    điều trị của nó trên hệ thống xương, răng. Vì vậy, để cung cấp thêm những
    bằng chứng khoa học trong chẩn đoán, điều trị loại lệch lạc khớp cắn này
    chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh
    giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại III Angle bằng hệ thống mắc cài
    MBT” với hai mục tiêu:
    1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, Xquang của lệch lạc khớp cắn
    loại III theo Angle.
    2. Đánh giá kết quả điều trị lệch lạc khớp cắn loại III theo Angle bằng hệ
    thống mắc cài MBT.
     
Đang tải...