Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Acinetobacter baumannii, 20

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN 3
    1.1.Đặc điểm dịch tễ nhiễm khuẩn huyết ở Thế giới, Châu Á và Việt Nam. 3
    1.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết . 6
    1.3. Đặc điểm vi sinh học của A.baumannii . 17
    1.4. Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng kháng sinh của A. baumannii . 22
    1.5. Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn huyết do A.baumannii 31
    1.6. Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử xác định dịch tễ học A. baumannii 32
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 35
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.3. Nội dung nghiên cứu và các dữ liệu nghiên cứu 37
    2.4. Phương pháp xử lý số liệu 46
    2.5.Vấn đề y đức . 46
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48
    3.1.Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do A. baumannii . 48
    3.2.Đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng A. baumannii 70
    3.3.Phát hiện gen Oxacillinase, tìm mối tương đồng kiểu gen của A. baumannii . 73
    Chương 4. BÀN LUẬN 84
    4.1.Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhiễm khuẩn huyết do A.baumanni 84
    4.2. Đánh giá mức độ nhạy cảm kháng sinh của A. baumannii phân lập được 98
    4.3. Phát hiện gen OXA, tìm mối tương đồng về kiểu gen của A.baumannii 101
    KẾT LUẬN 110
    KIẾN NGHỊ . 112
    NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 113
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    Phụ lục 1: Danh mục các công trình liên quan đến đề tài của tác giả
    Phụ lục 2: Phiếu thu thập dữ liệu
    Phụ lục 3: Phiếu đánh giá tình trạng bệnh nhân
    Phụ lục 4: Danh sách bệnh nhân nghiên cứu từ 6 bệnh viện
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân nặng, gây ra do
    vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn lưu hành trong máu. NKH có nguy cơ tử vong cao
    do sốc nhiễm khuẩn và rối loạn chức năng nhiều cơ quan. Lâm sàng của NKH rất đa
    dạng, diễn tiến thường nặng và không có chiều hướng tự khỏi nếu không được điều
    trị kịp thời [1], [35], [47].
    Nhiều năm qua, NKH vẫn là một trong 10 nguyên nhân chủ yếu gặp ở bệnh
    nhân nhập viện. Nghiên cứu tại Mỹ trong 22 năm, từ 1979 đến 2000, cho thấy, có
    10.319.418 ca nhiễm khuẩn huyết, chiếm 1,3% các trường hợp nhập viện. Mặc dù,
    năm 1970 chỉ có 164.000 ca NKH, nhưng trong vòng 15 năm gần đây con số đã
    tăng lên 750.000 ca/năm, và tử vong cũng tăng từ 18.500 ca/năm lên đến 31.000
    ca/năm và tăng dần theo tuổi (10% ở trẻ em và 38,4% ở người trên 85 tuổi) [100].
    Báo cáo mới đây của Trung tâm thống kê quốc gia chăm sóc sức khỏe của Mỹ cho
    thấy, năm 2008, bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nhập viện tăng gấp đôi so với năm
    2000 (326,000 sovới 727,000) [63]. Đặc biệt, nghiên cứu của Annane (2009), nhiễm
    khuẩn huyết ngay lúc nhập viện là 836.000 ca [24]. Chi phí điều trị mỗi ca NKH
    dao động từ 10.000- 50.000 đô la và lên tới 17 tỷ đô la mỗi năm cho các trường hợp
    NKH và thời gian nằm viện trung bình tăng thêm 19,6 ngày [25], [28], [100].
    Tác nhân gây NKH nổi lên hiện nay là vi khuẩn Gram âm, bởi bệnh cảnh lâm
    sàng thường nặng và hay kèm theo có sốc nhiễm khuẩn. Tử vong ở bệnh nhân có
    sốc nhiễm khuẩn, có thể lên tới 80%. Hơn nữa, việc điều trị mầm bệnh là vi khuẩn
    Gram âm rất khó khăn do khả năng đề kháng với kháng sinh cao của chúng [142].
    Acinetobacter baumannii (A. baumannii) là một trong những vi khuẩn Gram âm
    hiện nay được quan tâm của nhiều nhà y khoa trên thế giới, do khả năng gây bệnh
    nặng, kháng kháng sinh, chi phí điều trị, thời gian nằm viện và tử vong cao hơn so
    với các trường hợp NKH do các tác nhân khác [38], [63]. Nhiễm khuẩn huyết do A.
    baumannii thường là nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện, hay gặp ở khoa Hồi sức tích cực, trên bệnh nhân nặng, có nhiều thủ thuật xâm lấn như thở máy, đặt
    catheter trong mạch máu, đặt thông tiểu, những bệnh nhân có phẫu thuật, hay bị
    bỏng [32], [30], [87].
    A. baumannii là một vi khuẩn có đặc tính sinh học đặc biệt, có thể sống được ở
    cả môi trường khô ráo lẫn ẩm ướt, nhờ khả năng bám dính của màng sinh học
    (biofilm) do vi khuẩn tạo ra, giúp vi khuẩn gắn chặt vào bề mặt dụng cụ, môi trường
    và bảo vệ vi khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tồn tại lâu dài, thu nhận, tích
    lũy gen kháng kháng sinh và trở thành tác nhân gây khó khăn trong điều trị và kiểm
    soát lây nhiễm [18], [130], [125]. Một trong những gen kháng kháng sinh của A.
    baumannii có khả năng kháng với nhiều loại kháng sinh khác nhau và kháng với cả
    nhóm carbapenem đặc trị cho chúng, được biết đến là gen Oxacillinase (OXA), các
    gen này thường được mã hóa trên plasmid và nhiễm sắc thể giúp A. baumannii có
    khả năng lây lan và gây dịch trong hoặc ngoài bệnh viện, thậm chí xuyên quốc gia
    [114], [115], [119]
    Tại Việt Nam chưa có nhiều đề tài nghiên cứu đầy đủ về NKH do vi khuẩn này ở
    góc độ lâm sàng và vi sinh học. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu về lâm sàng và tính
    nhạy cảm kháng sinh của A. baumannii sẽ góp phần giúp các nhà lâm sàng, dịch tễ và
    vi sinh học chủ động tiếp cận chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Vì vậy,
    chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh ở bệnh nhân nhiễm
    khuẩn huyết do Acinetobacter baumannii” với mục tiêu:
    1.Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết
    do A.baumannii,
    2.Đánh giá mức độ nhạy cảm kháng sinh của các chủng A. baumannii phân lập
    được từ máu bệnh nhân,
    3.Phát hiện gen OXA kháng nhóm carbapenem và tìm mối tương đồng về kiểu
    gen của các chủng A. baumannii phân lập được.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...