Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với kết quả điều trị bệnh vảy nế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    Phần A: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh vảy nến là bệnh da mạn tính, tiến triển thất thường, ảnh hưởng
    nhiều đến chất lượng cuộc sống. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, ở
    khắp các châu lục, chiếm tỷ lệ 1-3% dân số thế giới tùy theo các quốc gia,
    chủng tộc. Từ năm 1970 đến năm 2000, tỷ lệ người mắc vảy nến tăng lên
    gấp đôi. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân vảy nến chiếm khoảng 2,2% tổng số
    bệnh nhân đến khám bệnh. Sinh bệnh học bệnh vảy nến còn một số vấn đề
    chưa sáng tỏ, nhưng cho đến nay đa số các tác giả đã thống nhất cho bệnh
    vảy nến là một bệnh rối loạn miễn dịch có liên quan yếu tố di truyền. Có
    nhiều cytokine tăng cao ở bệnh nhân vảy nến, đặc biệt là các cytokine
    Th1/Th17. Chính các cytokine đóng vai trò duy trì và tạo nên hai đặc tính
    quan trọng của bệnh vảy nến đó là tăng sản các tế bào thượng bì và viêm.
    Trục IL-23/Th17 đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh vảy nến,
    ức chế trục này đem lại nhiều thành tựu trong điều trị. MTX là một thuốc
    điều trị có hiệu quả cao trong bệnh vảy nến, đặc biệt các trường hợp vảy
    nến thể mảng, thể khớp. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào xác định sự
    thay đổi nồng độ các cytokine ở bệnh nhân vảy nến thông thường cũng như
    mối liên quan giữa nồng độ các cytokine với kết quả điều trị bằng MTX.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
    và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với kết quả điều trị bệnh vảy nến
    thông thường bằng Methotrexate” với mục tiêu:
    1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến bệnh vảy
    nến tại Khoa Da liễu-Dị ứng BVTƯQĐ 108.
    2. Đánh giá sự thay đổi một số cytokine (IL-2, IL-4, IL-6, IL-8, IL-10,
    IL-17, IL-23, TNF- α, INF-γ) và mối liên quan với kết quả điều trị bệnh
    vảy nến thông thường mức độ vừa, nặng bằng Methotrexate (MTX).
    3. TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA CỦA LUẬN ÁN
    Vảy nến là bệnh da mạn tính, gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai giới, khắp các
    châu lục, có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh chiêm 1-3%
    dân số thế giới. Tuy ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tái phát thường
    xuyên nên ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc
    sống, là gánh nặng y tế cho gia đình và xã hội. Mặc dù cơ chế bệnh sinh
    vảy nến chưa được hoàn toàn sáng tỏ nhưng đa số các nghiên cứu cho rằng
    đây là bệnh tự miễn, liên quan đến yếu tố di truyền, chịu sự tác động của
    nhiều yếu tố như môi trường, chấn thương, một số thuốc Dưới tác động 2
    của các yếu tố, các cytokine được tiết ra, chủ yếu là Th1/Th17 như IL-17,
    IL-23, TNF-α, INF-γ Các cytokine này hình thành và duy trì các tổn
    thương vảy nến. Có thể sử dụng các cytokine này như những marker theo
    dõi hữu ích bệnh nhân vảy nến trong quá trình điều trị cũng như mức độ
    bệnh. Điều trị vảy nến còn gặp nhiều khó khăn, mục đích điều trị làm sạch
    tổn thương, kéo dài thời gian ổn định bệnh, góp phần nâng cao chất lượng
    cuộc sống. Methotrexate vẫn được coi là một trong các thuốc rẻ tiền, có
    hiệu quả cao trong điều trị bệnh vảy nến.
    Đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu ở ngoài nước về chế bệnh sinh,
    xác định sự thay đổi cytokine, HLA . Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu
    nào xác định sự thay đổi nồng độ các cytokine ở bệnh nhân vảy nến thông
    thường cũng như mối liên quan giữa nồng độ các cytokine với kết quả điều
    trị bằng MTX. Chính vì vậy, đánh giá sự thay đổi và mối liên quan của
    một số cytokine trong bệnh vảy nến, đặc biệt sự thay đổi trên bệnh nhân
    được điều trị bằng MTX là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.
    4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
    Nghiên cứu được tiến hành trên 168 bệnh nhân vảy nến, không những
    chỉ ra đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến mà còn
    đánh giá sự thay đổi nồng độ một số cytokine trước và sau điều trị bằng
    MTX. Nghiên cứu còn so sánh nồng độ các cytokine này với nhóm người
    khỏe mạnh, góp phần hiều biết thêm về liên quan của các cytokine trong cơ
    chế bệnh sinh của vảy nến. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra sự thay đổi
    nồng độ các cytokine chìa khóa trong bệnh vảy nến thông thường như IL-
    17, TNF-α và INF-γ như là những marker góp phần chẩn đoán và đánh giá
    kết quả điều trị
    5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
    Luận án gồm 129 trang, ngoài đặt vấn đề và kết luận, khuyến nghị, luận án
    có 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan tài liệu 36 trang
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 15 trang
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu 31 trang
    Chương 4. Bàn luận 42 trang
    Luận án có 23 bảng, 29 biểu đồ, 1 sơ đồ, 9 hình, 1 phụ lục và 140 tài liệu
    tham khảo (130 tài liệu tiếng Anh, 10 tài liệu tiếng Việt, số tài liệu 5 năm gần đây
    (2010-2014) là 47=36,15%).
     
Đang tải...