Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị đục thể thủy tinh ở người lớn tuổi bằng phẫu thuật

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Từ xưa đến nay đục thể thuỷ tinh (Cataract) là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở Việt Nam và trên thế giới. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) năm 2006 ước tính số người bị đục thể thuỷ tinh khoảng 17 triệu người [18]. Ở nước ta, theo điều tra của Bệnh viện Mắt Trung Ương năm 2002, tỷ lệ mù chung toàn dân ước tính 1,25% trong đó tỷ lệ mù do đục thể thuỷ tinh ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi) là nguyên nhân hàng đầu gây mù chiếm tới 71,3% [2]. Với căn bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập, công tác, lao động và tái hoà nhập cộng đồng. Cho đến nay phương pháp điều trị bệnh đục thể thuỷ tinh duy nhất và có hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật điều trị đục thể thuỷ tinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bác sĩ nhãn khoa.
    Phẫu thuật lấy thể thuỷ tinh trong bao được thực hiện phổ biến vào những năm của thế kỷ XVIII - XIX, đây là phương pháp lấy thể thuỷ tinh toàn bộ cả bao trước lẫn bao sau, sau phẫu thuật bệnh nhân phải đeo kính [1].
    Vào năm 1745 Jacques Daviel đã thực hiện ca lấy thể thủy tinh ngoài bao đầu tiên, nhưng thời kỳ đó người ta còn chưa tìm ra cách rửa sạch chất nhân nên còn nhiều biến chứng nguy hiểm.
    Năm 1949 Ridley đã thực hiện thành công ca phẫu thuật đặt thể thủy tinh nhân tạo hậu phòng trên một bệnh nhân nữ. Đó là một thành công về mặt kỹ thuật và từ đó các phẫu thuật viên đi vào nghiên cứu các mẫu thể thuỷ tinh
    nhân tạo [2]. Năm 1970 kính hiển vi phẫu thuật ra đời cùng với sự phát triển của các mẫu thể thủy tinh nhân tạo đã làm cho phương pháp này trở nên phổ biến và dần dần thay thế phương pháp phẫu thuật thể thủy tinh trong bao.
    Gần 40 năm liên tục phát triển, phẫu thuật Phaco luôn thay đổi, tiến bộ và ngày càng được hoàn thiện. Năm 1967 Charles Kelman là người đầu tiên thực hiện phương pháp Phaco [27], đây thực sự là một sáng tạo, là một cuộc cách mạng của phẫu thuật đục thể thuỷ tinh và hiện nay, đặc biệt là các nước phát triển, phẫu thuật đục thể thuỷ tinh bằng phương pháp Phaco luôn là lựa chọn đầu tiên của bác sĩ nhãn khoa, do ưu thế vượt trội của nó: Vết mổ nhỏ, lành sẹo nhanh, độ loạn thị do phẫu thuật thấp, thị lực phục hồi sớm và cao.
    Tại Việt Nam, phẫu thuật Phaco được áp dụng từ năm 1995, từ đó đến nay không ngừng phát triển [2]. Hiện tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều được trang bị máy Phaco và số lượng phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp này càng ngày càng tăng trên phạm vi toàn quốc. Tại Huế, từ những năm 1998 đã bắt đầu triển khai phẫu thuật này và với sự phát triển ngày càng cao về kỹ thuật, phương tiện mà phẫu thuật Phaco được tiến hành như một phẫu thuật thường quy, chỉ định rộng rãi trong hầu hết các trường hợp đục thể thủy tinh ở người lớn tuổi [14]. Đã có một số đề tài nghiên cứu bước đầu về phẫu thuật Phaco tại Huế, tuy nhiên để có một đánh giá tương đối tổng quát chúng tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị đục thể thủy tinh ở người lớn tuổi bằng phẫu thuật Phaco tại Huế nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của đục thể thủy tinh ở người lớn tuổi.
    2. Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh ở người lớn tuổi bằng phẫu thuật Phaco.
    MỤC LỤC
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2, align: left"][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2, align: left"][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Sơ lược về bệnh lý đục thể thuỷ tinh. 3
    1.2. Các phương pháp phẫu thuật đục thể thủy tinh 10
    1.3. Tổng quan về phẫu thuật Phaco. 11
    1.4. Biến chứng của phẫu thuật Phaco. 19
    1.5. Tình hình phẫu thuật Phaco trên thế giới và ở Việt Nam 24
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 25
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. 26
    2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách thức tiến hành . 26
    2.4. Đánh giá kết quả . 36
    2.5. Xử lý và phân tích số liệu. 38
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
    3.1. Đặc điểm chung. 39
    3.2. Đặc điểm lâm sàng. 41
    3.3. Phương pháp phẫu thuật 50
    3.4. Kết quả phẫu thuật 52
    3.5. Biến chứng trong và sau phẫu thuật 59
    Chương 4: BÀN LUẬN 60
    4.1. Đặc điểm chung. 60
    4.2. Đặc điểm lâm sàng 61
    4.3. Kết quả phẫu thuật 65
    4.4. Biến chứng trong và sau phẫu thuật 71
    KẾT LUẬN 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...