Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương tai ngoài tại Bệnh viện Trung ương Huế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

    SỰ HÌNH THÀNH CÁC CẤU TRÚC CỦA TAI NGOÀI
    1.2. GIẢI PHẪU TAI NGOÀI
    1.2.1. Vị trí của tai ngoài trên cơ thể
    1.2.2. Vành tai (auricula, pinna)
    1.2.2.1. Hình thể ngoài
    1.2.2.2. Cấu tạo
    1.2.2.3. Mạch máu và thần kinh
    1.2.3. Ống tai ngoài (meatus, ear canal)
    1.2.3.1. Hình thể ngoài
    1.2.3.2. Liên quan
    1.3. SINH LÝ TAI NGOÀI
    1.2.3.4. Mạch máu và thần kinh
    1.4. NGUYÊN NHÂN CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI
    1.4.1. Tai nạn giao thông
    1.4.2. Tai nạn lao động
    1.4.3. Tai nạn sinh hoạt
    1.4.4. Tai nạn thể thao
    1.4.5. Đánh nhau (hay ẩu đả)
    1.4.6. Tai nạn hỏa khí
    1.4.7. Các nguyên nhân khác
    1.5. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI
    1.5.1. Rách, đứt, giập vành tai
    1.5.1.1. Lâm sàng
    1.5.1.2. Biến chứng
    1.5.2. Tụ máu, tụ huyết thanh vành tai
    1.5.2.1. Lâm sàng
    1.5.2.2. Tiến triển:
    1.5.2.3. Biến chứng:
    1.5.3. Rách, đứt, vỡ ống tai ngoài
    1.5.3.1. Lâm sàng
    1.5.3.2. Biến chứng
    1.5.4. Bỏng tai ngoài
    1.5.4.1. Lâm sàng:
    1.5.4.2. Phân độ bỏng tai ngoài
    1.5.4.3. Biến chứng
    1.5.5. Các chấn thương phối hợp khác
    1.6. ĐIỀU TRỊ
    1.6.1. Rách, đứt, giập vành tai
    1.6.4. Bỏng tai ngoài
    1.6.4.1. Do lạnh cóng
    1.6.4.2. Do nóng và các tác nhân khác
    1.7. DIỄN BIẾN LÀNH VẾT THƯƠNG
    1.8. BIẾN CHỨNG SAU ĐIỀU TRỊ

    CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    2.1.1. Mẫu nghiên cứu
    2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
    2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu
    2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu:
    2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh
    2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
    2.2.2. Phương pháp tiến hành
    2.2.3. Phương tiện nghiên cứu
    2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
    2.2.4.1. Các đặc điểm chung
    2.2.4.2. Nguyên nhân
    2.2.4.4. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương tai ngoài:
    2.2.4.3. Các chấn thương phối hợp
    2.2.4.5. Điều trị
    2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ

    3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI
    3.1.1. Phân bố theo tuổi và giới
    3.1.2. Phân bố theo địa dư
    3.1.3. Nghề nghiệp
    3.1.4. Thời gian bị chấn thương
    3.1.5. Nguyên nhân chấn thương
    3.1.6. Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi được xử trí
    3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI

    3.2.1. Sự phân bố chấn thương
    3.2.2. Phân loại chấn thương
    3.2.3. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị
    3.2.4. Vị trí chấn thương
    3.2.4.1. Vị trí chấn thương vành tai
    3.2.4.2. Vị trí tổn thương ống tai
    3.2.5. Các đặc điểm hình thái của chấn thương tai ngoài
    3.2.5.1. Tổn thương rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài
    3.2.5.2. Tổn thương bỏng tai ngoài
    3.2.6. Kết quả cấy dịch vết thương tai ngoài
    3.2.5.3. Tổn thương tụ dịch vành tai
    3.2.7. Mức độ tổn thương
    3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI

    3.3.1. Phương pháp điều trị
    3.3.2. Thời gian lành vết thương
    3.3.3. Biến chứng
    3.3.4. Kết quả điều trị khi lành vết thương
    3.3.5. Kết quả tái khám sau điều trị 1 tháng
    3.3.5.1. Đặc điểm lâm sàng của chấn thương tai ngoài sau điều trị 1 tháng
    3.3.5.2. Hình thái của vành tai sau điều trị 1 tháng
    3.3.5.3. Tình trạng hẹp ống tai sau điều trị 1 tháng
    3.3.5.4. Kết quả khi tái khám sau điều trị 1 tháng
    3.3.6. Đánh giá kết quả trước và sau điều trị
    3.3.6.1. Triệu chứng lâm sàng của chấn thương tai ngoài trước và sau điều trị
    3.3.6.2. Kết quả điều trị chấn thương tai ngoài khi lành vết thương và sau 1 tháng
    3.3.6.3. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả khi lành
    3.3.6.4. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả sau điều trị 1 tháng

    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
    4.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI
    4.1.1. Phân bố theo tuổi và giới
    4.1.2. Phân bố theo địa dư
    4.1.3. Nghề nghiệp
    4.1.4. Thời gian bị chấn thương
    4.1.5. Nguyên nhân chấn thương
    4.1.6. Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi được xử trí
    4.1.7. Tình trạng chấn thương phối hợp
    4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI

    4.2.1. Sự phân bố chấn thương
    4.2.2. Phân loại chấn thương
    4.2.3. Triệu chứng lâm sàng trước điều trị
    4.2.4. Vị trí chấn thương tai ngoài
    4.2.5. Các đặc điểm hình thái của chấn thương tai ngoài
    4.2.5.1. Tổn thương rách, đứt, giập / vỡ tai ngoài
    4.2.5.2. Tổn thương bỏng tai ngoài
    4.2.6. Kết quả cấy dịch vết thương tai ngoài
    4.2.7. Mức độ tổn thương
    4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG TAI NGOÀI

    4.3.1. Phương pháp điều trị
    4.3.2. Biến chứng
    4.3.3. Kết quả điều trị khi lành vết thương
    4.3.3.1. Triệu chứng lâm sàng khi lành vết thương
    4.3.4. Kết quả tái khám sau điều trị 1 tháng
    4.3.4.1. Triệu chứng lâm sàng khi tái khám sau điều trị 1 tháng
    4.3.4.2. Kết quả khi tái khám sau điều trị 1 tháng
    4.3.5. Đánh giá kết quả trước và sau điều trị
    4.3.5.1. Kết quả điều trị chấn thương tai ngoài khi lành vết thương và sau điều trị 1 tháng
    4.3.5.2. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả khi lành
    4.3.5.3. Liên quan giữa mức độ thương tổn với kết quả tái khám sau 1 tháng
    KẾT LUẬN
    KIẾN NGHỊ


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tai là một trong những cơ quan quan trọng trong cuộc sống và giao tiếp của con người, là cơ quan có cấu trúc phức tạp với nhiều bộ phận biệt hoá cao độ, phụ trách nhiều chức năng thiết yếu của con người như cảm nhận âm thanh, điều chỉnh thăng bằng, định hướng, điều hoà cơ bắp Tai ngoài, một bộ phận của tai, không những đóng vai trò trong chức năng cảm nhận âm thanh, định hướng mà còn có vị trí thẩm mỹ trên đầu mặt con người và là một mốc quan trọng để nhận dạng trong công tác hình sự. Với cấu tạo và vị trí đặc biệt của mình, tai ngoài thường dễ bị tổn thương và nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân.
    Báo cáo năm 2002 của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy chấn thương là nguyên nhân của 5 triệu trường hợp tử vong hàng năm trên toàn thế giới, chiếm 9% số tử vong chung [27] và tử vong do chấn thương đứng hàng thứ ba trong 19 nhóm bệnh có có tỷ lệ tử vong cao nhất [6]. Chấn thương không tử vong cũng đóng góp 12% trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Tại Việt Nam, nghiên cứu dựa vào số liệu bệnh viện tại 6 tỉnh, thành phố lớn năm 2001 cũng cho thấy chấn thương chiếm 13,3% tổng số các trường hợp nhập viện [27]. Theo Lê Văn Lợi (2001), tỷ lệ các vết thương thực thể của tai chiếm 2 - 3% tổng số các chấn thương ở người [14]. Theo Nguyễn Tư Thế (2002), chấn thương tai chiếm 38,2% tổng số chấn thương tai mũi họng chung [23].
    Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của đất nước mà nguyên nhân và hình thái của chấn thương tai ngoài có khác nhau. Trong thời chiến, nguyên nhân chủ yếu là do hỏa khí, nhưng trong thời bình, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng thì chủ yếu lại do các tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay do ẩu đả Ngoài ra, kể từ sau ngày ra Quyết định của Chính phủ về việc bắt buộc người đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông (15/12/2007) thì chúng tôi nhận thấy hình thái của chấn thương tai ngoài lại có phần khác trước.
    Theo quan sát trên lâm sàng của chúng tôi tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế thì chấn thương tai ngoài là một bệnh khá phổ biến, tổn thương đa dạng, dễ chấn đoán. Tuy nhiên, việc điều trị thành công hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng bệnh nhân, mức độ thương tổn, kinh nghiệm điều trị và đồng thời, do sự hiểu biết về bệnh tật, điều kiện kinh tế của người dân còn thấp hoặc do có liên quan đến vấn đề pháp lý nên các chấn thương tai ngoài còn ít được coi trọng. Mặt khác, các chấn thương tai ngoài thường xảy ra ở những bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu mặt đe doạ đến tính mạng con người như chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt [14] nên khi cấp cứu cũng ít được quan tâm, dễ bị bỏ sót. Những điều này có thể dẫn đến một số biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ của tai như co dúm vành tai, hẹp ống tai và làm tốn kém thời gian, công sức và chi phí điều trị hơn.
    Việc chẩn đoán và điều trị sớm chấn thương tai ngoài mang lại kết quả khả quan hơn, do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị chấn thương tai ngoài tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế” với 2 mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của chấn thương tai ngoài.
    2. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương tai ngoài.
     
Đang tải...