Báo Cáo Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân sỏi niệu quản điều trị nội soi tán sỏi ngượ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO Y HỌC

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến trong số các bệnh tiết niệu. Trên thế giới, tỉ lệ mắc bệnh hằng năm có xu hướng gia tăng, có thể gặp tỉ lệ 8-30/10.000 nam giới và 3-10/10.000 nữ giới tùy theo từng nghiên cứu [9].
    Trong sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản thường gặp sau sỏi thận với tỉ lệ khoảng 28%. Sỏi niệu quản có thể chỉ 1 viên, nằm ở đoạn 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới niệu quản, nhưng cũng có thể nhiều viên, ở nhiều vị trí, thậm chí xếp thành chuỗi trong niệu quản. Sỏi niệu quản cản trở lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến chức năng thận và gây ra những biến chứng nặng nề [1].
    Có nhiều phương pháp điều trị sỏi niệu quản, trong đó có các phương pháp ít xâm lấn như tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi niệu quản tán sỏi ngược dòng . Hiện nay, phương pháp nội soi tán sỏi ngược dòng tương đối phổ biến, được áp dụng ở nhiều bệnh viện kể cả các bệnh viện tuyến dưới với các nguồn tán khác nhau như LASER, siêu âm, xung hơi, điện thủy lực .
    Nội soi tán sỏi ngược dòng là kỹ thuật không quá phức tạp, hậu phẫu nhẹ nhàng, bệnh nhân (BN) sớm hồi phục [11]. Tuy nhiên, cũng có thể gặp những tai biến như rách xước niêm mạc niệu quản, chảy máu, thủng niệu quản, đứt niệu quản [6]. Để hạn chế các tai biến, biến chứng khi nội soi tán sỏi ngược dòng, ngoài yếu tố trang bị máy móc và khả năng thực hiện kỹ thuật chuẩn xác, người thầy thuốc cần phải nắm vững các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN để có chỉ định đúng cho từng trường hợp.
    Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm góp phần làm rõ thêm các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở BN sỏi niệu quản được chỉ định và điều trị nội soi tán sỏi ngược dòng.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    1. Trần Quán Anh (2002), “Sỏi niệu quản”, Bệnh học ngoại khoa, tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 140-145.
    2. Trần Các và CS (2009), “Kết quả nội soi tán sỏi niệu quản bằng xung hơi ở 235 BN sỏi niệu quản”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 4 (3), trang 75-78.
    3. Đàm Văn Cương (2002), Nghiên cứu điều trị ngoại khoa sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp nội soi, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
    4. Nguyễn Kỳ và CS (1994), “Tình hình điều trị phẫu thuật sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Việt Đức trong 10 năm (1982-1991)”, Ngoại khoa, 1, trang 10-13.
    5. Nguyễn Minh Quang (2003), Rút kinh nghiệm qua 204 trường hợp tán sỏi niệu quản qua nội soi bằng LASER và xung hơi, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.
    6. Nguyễn Bửu Triều, Nguyễn Quang (2003), “Tán sỏi niệu quản qua nội soi”, Nội soi tiết niệu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 91-110.
    7. Dương Văn Trung và CS (2006), “Đánh giá kết quả và biến chứng trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại Bệnh viện Bưu điện 1, Hà Nội”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 31/2006, trang 297-232
    8. Bùi Anh Tuấn (2005), Nghiên cứu kết quả tán sỏi niệu quản 1/3 dưới qua nội soi tại Bệnh viện Việt Đức, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
    9. Joseph E Dallera, Paramjit S Chandhoke (2007), “Epidermiology and incidence of Stone Disease”, Urinary Stone Disease, Humana Press, pp. 27-34.
    10. Schuster T.G, Hollenbeck B.K, Faerber G.J, Wolf J.S.Jr. (2001), “Complications of ureteroscopy: analysis of predictive factors”, Journal of Urol, 166, pp. 538-540.
    11. Wolf J.S (2007), “Treatment selection and outcomes: ureteral calculi”, Urolithiasis, Urol ClinNorth America, 34 (2007), pp. 421-430.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...