Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM

    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1 Khái niệm về Viêm loét đại trực tràng chảy máu 3
    1.2 Dịch tễ học 3
    1.2.1. Trên thế giới 3
    1.2.2. Tại Việt Nam: 4
    1.3 Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 5
    1.3.1. Vai trò gen 5
    1.3.2. Vi khuẩn 5
    1.3.3. Vai trò miễn dịch 6
    1.3.4. Môi trường 7
    1.3.5. Vai trò sinh lí 7
    1.3.6. Vai trò tinh thần 7
    1.4 Sinh lý bệnh 8
    1.5 Chẩn đoán xác định VLĐTT chảy máu 9
    1.5.1. Lâm sàng 9
    1.5.2. Xét nghiệm máu 13
    1.5.3. X- Quang 13
    1.5.4. Chụp cắt lớp vi tính: 14
    1.5.5. Nội soi đại tràng toàn bộ 15
    1.5.6. Mô bệnh học 18
    1.5.7. Biến chứng của VLĐTT chảy máu 22
    1.5.8. Chẩn đoán phân biệt 23
    1.6 Tình hình nghiên cứu về VLĐTT chảy máu và tình trạng nhiễm trùng đường ruột 26

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 31
    2.2. Phương pháp nghiên cứu: 32
    2.2.1. Hỏi bệnh: 32
    2.2.2. Khám lâm sàng: 32
    2.2.3. Cận lâm sàng: 32
    2.2.4. Phương pháp cấy phân: 33
    2.2.5. Phương pháp cấy mảnh sinh thiết đại tràng: 34
    2.2.6. Đánh giá giai đoạn bệnh trên hình ảnh nội soi đại tràng toàn bộ theo Baron 34
    2.2.8 Phân loại bệnh theo vị trí tổn thương trên nội soi đại tràng toàn bộ 35
    2.2.7. Đánh giá mức độ nặng của bệnh 35
    2. 3. Xử lý số liệu: 36
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    3.1. Đặc điểm lâm sàng 37
    3.1.1. Giới 37
    3.1.2. Phân bố theo tuổi 37
    3.1.3. Triệu chứng lâm sàng 38
    3.1.5. Số lần đại tiện 39
    3.1.6. Mức độ nặng của bệnh: 39
    3.2. Đặc điểm cận lâm sàng 40
    3.2.1. Đặc điểm về công thức máu, máu lắng và CRP: 40
    3.2.2. Một số đặc điểm về sinh hóa máu: 41
    3.3. Đặc điểm nội soi 42
    3.4. Đặc điểm vi khuẩn học 45
    3.5. Hình ảnh mô bệnh học 48
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 55
    4.1. Đặc điểm về tuổi và giới: 55
    4.2. Một số đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm máu 55
    4.3. Đặc điểm nội soi 58
    4.4. Đặc điểm nuôi cấy vi khuẩn 61
    4.5. Đặc điểm mô bệnh học 64
    Kết luận 67
    Kiến nghị 68
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTT chảy máu) là bệnh mạn tính, kéo dài, hay tái phát, gây nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh được biết đến từ lâu nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh hiện nay vẫn chưa rõ ràng.
    VLĐTT chảy máu phân bè thay đổi theo chủng tộc người và từng vùng địa lý khác nhau. Bệnh hay gặp ở người da trắng, người Do thái. Bệnh khá phổ biến ở các nước châu Âu và châu Mỹ nhưng hiếm gặp ở châu Phi, châu Á. VLĐTT chảy máu khá phổ biến ở Mỹ với tỷ lệ mới mắc là 15/100.000 dân/năm và tỷ lệ mắc là 200/100.000 dân. [58]. Tại khu vực châu Á mặc dù tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ mắc bệnh VLĐTT chảy máu có thấp hơn so với châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng gần đây có xu hướng tăng dần. Ở Trung Quốc từ năm 1981 – 1990 có 2506 trường hợp. Sau 10 năm (1991 – 2000) tỷ lệ này tăng gấp 3 lần (7512 trường hợp)[34]. Ở Nhật Bản, tỷ lệ mới mắc năm 1975 là 5,5/100.000, đến năm 2001 là 57,1/100.000. [4]
    Tại Việt Nam, trong thập kỷ 70 - 80, bệnh VLĐTT chảy máu là một bệnh hiếm gặp, nhưng các gần đây bệnh đang có xu hướng gia tăng [27]. Trong nghiên cứu của La Văn Phương năm 2001, VLĐTT chảy máu chiếm khoảng 1,7% trong số các bệnh nhân được soi đại tràng [6]. Chẩn đoán đúng bệnh là rất quan trọng trong việc tiên lượng và điều trị, cũng như giảm các biến chứng nặng nề do bệnh gây ra. Tuy nhiên, việc chẩn đoán xác định VLĐTT chảy máu vẫn là chẩn đoán loại trừ dựa trên các đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học. Đa số BN có đợt tái phát trong vòng 1 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh [7,14]. Có nhiều yếu tố gây ra những đợt tái phát này như bệnh nhân bỏ thuốc, dùng liều không thích hợp, tự ý đổi thuốc, nhiễm trùng, stress trong đó nhiễm trùng đường ruột là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất[45]. Hơn nữa, nhiễm trùng đường ruột còn làm cho các triệu chứng của bệnh nặng hơn. [45] Việc tìm ra loại vi khuẩn gây nên các đợt tiến triển và điều trị kháng sinh góp phần tăng tỷ lệ điều trị thành công, cũng như tránh phải dùng corticoid hoặc thuốc ức chế miễn dịch không thích đáng[45]. Vấn đề dùng loại kháng sinh nào có Ých cho VLĐTT chảy máu giai đoạn tiến triển và có nên điều trị kháng sinh dự phòng để duy trì giai đoạn bệnh ổn định hay không vẫn đang là vấn đề tranh cãi hiện nay. Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu” nhằm mục tiêu sau:
    1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng của bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu.
    2. Nhận xét một số đặc điểm nội soi, mô bệnh học và nuôi cấy tìm vi khuẩn của bệnh Viêm loét đại trực tràng chảy máu.
     
Đang tải...