Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh HPQ ở người cao tuổi điều trị tại Trung tâm Dị ứng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
    1.1. Bệnh hen phế quản 3
    1.1.1. Định nghĩa hen phế quản. 3
    1.1.2.Chẩn đoán HPQ: 3
    1.2. Đặc điểm cơ thể và bệnh học ở người cao tuổi: 4
    1.2.1. Người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam 4
    1.2.2. Sinh lý học tuổi già: 6
    1.2.3. Bệnh học tuổi già: 7
    1.3. Đặc điểm bệnh hen phế quản ở người cao tuổi: 8
    1.3.1. Khái niệm HPQ ở người cao tuổi 8
    1.3.2. Sinh lý bệnh HPQ ỏ người cao tuổi 9
    1.3.3. Dịch tễ học HPQ ở người cao tuổi 122
    1.3.4. Thay đổi chức năng miễn dịch trong HPQ ở người cao tuổi 13
    1.3.5. Dị ứng và HPQ ở người cao tuổi 19
    1.3.6. Các bệnh ảnh hưởng tới bệnh HPQ ở người cao tuổi 21
    1.3.7. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng HPQ ở người cao tuổi 33

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
    2.1.Địa điểm nghiên cứu 40
    2.2. Thời gian nghiên cứu 40
    2.3. Đối tượng nghiên cứu 40
    2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: 40
    2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 40
    2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
    2.4.1. Thiết kế nghiên cứu: 40
    2.4.2.Chọn mẫu: 41
    2.4.3. Các bước thu thập số liệu: 41
    2.5. Xử lý số liệu: 43
    2.6. Kỹ thuật khống chế sai số: 43
    2.7. Khía cạnh đạo đức của đề tài: 43

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
    3.1. Đặc điểm người bệnh 44
    3.1.1. Đặc điểm về giới 44
    3.1.2. Đặc điểm phân bố theo địa dư 45
    3.1.3. Đặc điểm tuổi khởi phát bệnh hen 46
    3.1.4. Thời gian mắc bệnh 46
    3.1.5. Thời gian nằm viện 46
    3.2. Đặc điểm về tiền sử 47
    3.2.1. Tiền sử gia đình 47
    3.2.2. Tiền sử bản thân 48
    3.3. Đặc điểm về các bệnh kèm theo 53
    3.4. Mức độ bệnh 55
    3.5. Đặc điểm lâm sàng 56
    3.5.1. Triệu chứng cơ năng 56
    3.5.2. Triệu chứng thực thể 57
    3.5.3. Nhịp thở của bệnh nhân 57
    3.5.4. Nhịp tim của bệnh nhân 58
    3.5.5. Huyết áp của bệnh nhân 58
    3.6. Đặc điểm cận lâm sàng 59
    3.6.1. Dấu hiệu X-Quang 59
    3.6.2. Dấu hiệu phim Hirt và Blondeau 60
    3.6.3. Kết quả nội soi TMH 61
    3.6.4. Kết quả nội soi dạ dày-thực quản 62
    3.6.5. Đặc điểm chức năng hô hấp trước và sau test hồi phục phế quản 63
    3.6.6. Kết quả khí máu động mạch 63
    3.6.7. Đặc điểm về công thức máu 64
    3.6.8. Đặc điểm về sinh hóa máu 65
    3.6.9. Nồng độ IgE toàn phần 65

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 66
    4.1. Một số đặc điểm về bệnh nhân 66
    4.1.1. Phân bố tuổi, giới: 66
    4.1.2. Phân bố theo địa dư 66
    4.1.3. Thời gian bị HPQ 67
    4.1.4. Thời gian nằm viện 68
    4.1.5. Tiền sử gia đình 68
    4.1.6. Tiền sử bản thân 69
    4.1.7. Mức độ nặng của cơn hen khi vào viện 74
    4.2. Đặc điểm lâm sàng 75
    4.2.1. Triệu chứng cơ năng 75
    4.2.2. Triệu chứng thực thể 76
    4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 79
    4.3.1. X-Quang tim phổi 79
    4.3.2. Chụp phim Hirt và Blondeau 79
    4.3.3. Nội soi TMH 79
    4.3.4. Nội soi dạ dày-thực quản 80
    4.3.5. Sự thay đổi chức năng hô hấp trước và sau khi làm test hồi phục phế quản 80
    4.3.6. Đặc điểm khí máu động mạch 81
    4.3.7. Đặc điểm về công thức máu 82
    4.3.8. Đặc điểm về sinh hóa máu 82
    4.3.9. Đặc điểm nồng độ IgE toàn phần 82
    KẾT LUẬN 84
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC



    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường hô hấp có sự tham gia của các tế bào viêm, các chất trung gian hoá học và các cytokine dẫn đến tình trạng tăng tính phản ứng phế quản và tắc nghẽn đường dẫn khí. Theo GINA 2009, trên Thế giới hiện có khoảng 300 triệu người thuộc mọi lứa tuổi và mọi dân tộc mắc hen phế quản (5% - 6%) dân số Thế giới [25]. Dự kiến đến năm 2025 số người bị HPQ có thể lên đến 400 triệu người, trong đó 6%-8% người lớn, 10% -12% trẻ em < 15 tuổi [1], [2], 16% - 18% ở ngưòi cao tuổi [20]. Tại Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Thị Tuyết Lan thì tỉ lệ bệnh nhân hen > 60 tuổi chiếm tỉ lệ 17,6% [4]. Như vậy, HPQ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh hen diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và có thể dẫn tới tử vong. Tỉ lệ tử vong do HPQ ngày một tăng gây tổn thất lớn về kinh tế và xã hội, chỉ đứng sau tử vong do ung thư, vượt lên trên tử vong do các bệnh tim mạch, trung bình 40 – 60 người/1triệu dân [1], [4]. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của các tác giả Trần Thúy Hạnh, Nguyễn Văn Đoàn tình hình tử vong trung bình 3000 trường hợp mỗi năm.
    Mặc dù việc chẩn đoán và điều trị HPQ thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi song ước tính ở Mỹ có hơn 1 triệu người trên 65 tuổi được chẩn đoán HPQ. Trong một nghiên cứu về người cao tuổi ở 4 bang của Mỹ có 4% được chẩn đoán là HPQ, 4% có vấn đề về hen (triệu chứng HPQ mà không được chẩn đoán) [3]. Các ước tính khác cho thấy tỉ lệ bị bệnh HPQ ở người già từ 4% đến 9% [3-5].
    Hen phế quản ở người cao tuổi có liên quan tới một số lượng đáng kể phải nhập viện và cấp cứu dẫn đến một lượng đáng kể các chi phí chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ tử vong do bệnh HPQ ở người cao tuổi cao hơn nhóm người trẻ tuổi (ở nhóm người trẻ tuổi tỷ lệ này đã giảm) [6]. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ tử vong do HPQ ở người cao tuổi chiếm hơn 50% tử vong do HPQ mỗi năm. Như các bệnh mãn tính khác trong nhóm tuổi này, bệnh HPQ có ảnh hưởng lớn đến ngưòi cao tuổi và là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm tình trạng sức khoẻ và hạn chế khả năng hoạt động trong ngày [3,8-10].
    Mặc dù hầu hết người cao tuổi bị HPQ đã bị bệnh từ lâu, tức là có thể khởi phát sớm trong cuộc đời. Song một số phát triển bệnh HPQ ở giai đoạn muộn ( khởi phát bệnh muộn) và có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào, thậm trí khi đã 80-90 tuổi. Khi điều đó xảy ra, triệu chứng xuất hiện từ trung bình đến nặng [11]. HPQ là một trong số bệnh hay gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên thường bị bỏ qua chẩn đoán. Thậm trí khi đã được phát hiện, nó thường không được điều trị [3,12-16] Việc chẩn đoán nhầm HPQ với các bệnh phổi mạn tính ở người già là khá phổ biến.
    Để hiểu rõ hơn về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh HPQ ở người cao tuổi ( > 60 tuổi) thông qua việc so sánh nhóm bệnh nhân HPQ < 60 tuổi để đưa ra các khuyến cáo ban đầu cho các bác sỹ lâm sàng đứng trước những trường hợp có các biểu hiện lâm sàng nghi ngờ HPQ ở người già khi vào cấp cứu hay tại các phòng khám đa khoa. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh HPQ ở người cao tuổi điều trị tại Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 12/2011 –7/2012 nhằm 2 mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh HPQ ở người cao tuổi.
    2. Nghiên cứu đặc điểm cận lâm sàng bệnh HPQ ở người cao tuổi.
     
Đang tải...