Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, kiến thức và các dịch vụ y tế ,
    quần thể người cao tuổi ngày càng chiếm một tỷ lệ cao trong dân số, nhất là ở
    các nước đang phát triển (8 -11% dân số) [1]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế
    Thế giới (WHO) năm 1950 trên thế giới có khoảng 214 triệu người cao tuổi,
    đến năm 1990 đã có khoảng trên 500 triệu người [2]. Uớc tính đến 2025 sẽ
    có 1121 triệu người cao tuổi. Sự gia tăng dân số người cao tuổi diễn ra rõ
    rệt nhất ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh. Các châu lục này hiện nay
    có khoảng 250 triệu người cao tuổi, nhưng đến 2025 sẽ tăng đến 800 triệu
    người[3].
    Trầm cảm là một rối loạn hay gặp trong thực hành tâm thần học cũng
    như trong thực hành đa khoa. Theo WHO và nhiều tác giả có từ 3 đến 5% dân
    số trên thế giới (khoảng 200 triệu người) có các triệu chứng trầm cảm ở một
    giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Hơn nữa, người ta còn thấy tỷ lệ tái phát của
    trầm cảm là 50% đến 80% các trầm cảm đơn cực và cao hơn nữa ở rối loạn
    cảm xúc lưỡng cực Khoảng 45% - 70% những người tự sát có rối loạn trầm
    cảm và 15% số bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát[4][5]. Trầm cảm là những
    rối loạn thường gặp nhất trong các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi. Theo
    Kohn R, rối loạn trầm cảm trong quần thể dân cư là 5,6% song rối loạn trầm
    cảm người cao tuổi ở cộng đồng là 10,7%[6][7].
    Ở người cao tuổi sự thoái hóa của các tế bào não, sự già hóa của các
    cơ quan trong cơ thể, các bệnh cơ thể, các bệnh cơ hội cùng lúc có nhiều
    trên một người già , kết hợp với các sang chấn tâm lý có thể do môi
    trường, xã hội làm cho rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi có nhiều nét đặc
    thù riêng khác hẳn so với các lứa tuổi trẻ. Bên cạnh các triệu chứng hay
    gặp như khí sắc trầm, giảm năng lượng, dễ mệt mỏi thì còn có các biểu
    hiện khác gồm các biểu hiện cơ thể như các triệu chứng về cơ xương khớp, 2
    tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thần kinh chức năng nhiều khi lại nổi trội, che
    mờ các triệu chứng của rối loạn trầm cảm. Thêm nữa đồng hành với các
    triệu chứng của trầm cảm thường là các rối loạn lo âu[8][9].
    Thực tế việc chẩn đoán trầm cảm ở người cao tuổi thường là khó và hay
    bị bỏ qua, dẫn đến hơn 90% người cao tuổi có các biểu hiện trầm cảm mà
    không được chẩn đoán và điều trị thoả đáng[10][11]. Theo Robert M.
    Kok,Thea J (2005)chỉ có 12% - 15% người cao tuổi có rối loạn trầm cảm
    được thầy thuốc đa khoa chữa trị và khoảng 0,2% trong số họ được các thầy
    thuốc chuyên khoa tâm thần chăm sóc [12]. Khó khăn là do nhiều thầy thuốc,
    bệnh nhân và gia đình vẫn xem các triệu chứng của trầm cảm là một biểu hiện
    bệnh lý nội khoa nào đó mà không đến với thầy thuốc tâm thần. Ngoài ra ở
    người cao tuổi trầm cảm còn có nhiều biểu hiện suy giảm nhận thức, nên rất
    khó phân biệt với mất trí trên lâm sàng[13].
    Ở Việt Nam, cho đến nay trong lĩnh vực tâm thần học chưa có một công
    trình nào nghiên cứu, chuyên sâu và có hệ thống các đặc trưng rối loạn trầm
    cảm ở người cao tuổi. Chúng tôi tập trung vào nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
    các yếu tố liên quan và điều trị các rối loạn trầm cảm ở lứa tuổi này, với hy
    vọng sẽ giúp tăng cường hơn nữa chất lượng chẩn đoán và điều trị, góp phần
    nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm khởi phát ở người cao tuổi.
    2. Đánh giá các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở nhóm tuổi này.
    3. Nhận xét về điều trị trầm cảm ở người cao tuổi.



    3
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1.KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢM
    1.1.1. Khái niệm
    1.1.1.1. Khái niệm về rối loạn trầm cảm.
    Buồn chán là một phản ứng cảm xúc thường gặp ở bất cứ ai trong cuộc
    sống. Khi các biểu hiện trở nên trầm trọng, kéo dài, cản trở đến chất lượng
    cuộc sống và khả năng thích nghi của họ, thì được gọi là rối loạn TC [14][15].
    Các nhà tâm thần học trước đây mô tả trầm cảm là một giai đoạn u sầu
    điển hình (melancholia). Rối loạn phản ánh sự ức chế nặng nề các mặt hoạt
    động tâm thần, song chủ yếu là tam chứng cổ điển: khí sắc giảm, buồn; các
    quá trình tư duy bị chậm lại; sự ức chế tâm thần vận động nhiều khi đến sững
    sờ, bất động [8][14][16].
    Theo Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) về các rối loạn tâm
    thần và hành vi, TC là một hội chứng bệnh lý của cảm xúc biểu hiện đặc
    trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới
    tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố
    gắng nhỏ. Các triệu chứng này tồn tại trong một khoảng thời gian tối thiểu là
    2 tuần liên tục. Những biểu hiện này được coi là các triệu chứng có ý nghĩa
    lâm sàng nhất trong việc chẩn đoán [14].
    Những biểu hiện của RLTC cũng thay đổi hình thái và mức độ theo sự
    phát triển của tuổi tác và phản ứng cá biệt của từng người. Ở người cao tuổi
    triệu chứng thường có dấu hiệu riêng, nổi bật là các phàn nàn cơ thể như đau
    mỏi; các biểu hiện buồn chán, với ý tưởng tự sát, rối loạn thần kinh thực vật,
    hoặc biểu hiện bằng những rối loạn hành vi như thô bạo, kích động. Trong khi
    đó ở người trẻ tuổi các biểu hiện của trầm cảm chủ yếu là buồn chán, phàn 4
    nàn về cuộc sống và sức khỏe của bản thân. Ngoài ra biểu hiện trầm cảm còn
    mang sắc thái của văn hoá xã hội, truyền thống gia đình họ tộc, lối sống của
    mọi người trong gia đình.
    1.1.1.2. Khái niệm về người cao tuổi.
    - TheoTổ chức Y tế Thế giới năm 1980, những người từ 60 tuổi trở lên là
    người có tuổi và trên 80 tuổi là tuổi già [11][17]. Cũng vào năm 1980 Hội
    nghị Lão khoa Thế giới quy ước về người cao tuổi khi tiến hành nghiên cứu
    như sau[18]:
    Trường phái Hippocrate:
    * Thơ ấu : Trước 14 tuổi
    * Trưởng thành : 15 - 42 tuổi
    * Suy thoái : 43 - 60 tuổi
    * Già : 60 tuổi trở lên
    Theo WHO:
    * Trung niên : 45 - 59 tuổi
    * Người có tuổi : 60 - 74 tuổi
    * Người già : 74 - 90 tuổi
    * Người sống lâu : Trên 90 tuổi
    Đại hội Thế giới về người già, lần đầu tiên trong lịch sử do Liên hiệp
    quốc triệu tập tại Vienne năm 1982, đã thống nhất quy định người già là từ 60
    tuổi trở lên. Đến cuối thập niên 80, khái niệm người cao tuổi dần dần được
    dùng thay thế cho khái niệm người già.
    Tuy nhiên việc quy định tuổi già ở các nước cũng có sự khác biệt, do căn
    cứ vào tuổi thọ trung bình của người dân tại nước đó.
    Tại Việt Nam, Pháp lệnh người cao tuổi (số: 23/2000/PL-UBTVQH10
    ngày 28/4/2000) quy định, người cao tuổi là người có độ tuổi từ 60 trở lên. 5
    *Để nghiên cứu bệnh lý người cao tuổi, các nhà chuyên môn phân lớp
    tuổi 5 năm.
    Tuổi : 60 - 64 tuổi; 65 - 69 tuổi; 70 - 74 tuổi;
    75 - 79 tuổi; 80 - 84 tuổi; 85 - 89 tuổi; ≥ 90 tuổi.
    * Khi nghiên cứu về khả năng hoạt động xã hội của người cao tuổi,
    thường dùng cách phân chia như sau
    - 45 - 59: tuổi tiền lão, hoạt động sung mãn có nhiều kinh nghiệm và hiệu quả
    - 60 - 74: người cao tuổi, hoạt động bắt đầu giảm linh hoạt.
    - 75 -89: người già, thường giảm nhiều, ngừng các hoạt động xã hội
    - Trên 90 tuổi, người quá già, các hoạt động đều cần có sự hỗ trợ của gia
    đình, xã hội.
    Các nghiên cứucho thấy bắt đầu từ tuổi trước già và nhất là tuổi già có
    rất nhiều biến đổi về sinh học và tâm lý.
    1.1.2. Lịch sử nghiên cứutrầm cảm
    Ở thế kỷ XVIII nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về các rối loạn
    trầm cảm. Rối loạn trầm cảm, là một thuật ngữ được dùng đầu tiên trong học
    thuyết thể dịch của Hypocrate. Tiếp sau Pinet mô tả trầm uất là một trong bốn
    loại loạn thần. Đến năm 1896 Kraepelin đã thống nhất các quan điểm xếp 2
    trạng thái trầm cảm và hưng cảm trong một bệnh lý chung và đặt tên là loạn
    thần hưng trầm cảm (psychose maniaco – depressive) [19][20][21].
    Sang thế kỷ XX rối loạn trầm cảm được nghiên cứu và hoàn thiện về
    khái niệm bệnh học, cũng như phân loại các rối loạn trầm cảm trong Bảng
    Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) năm 1992 của Tổ chức Y tế Thế
    giới (và mới nhất là DSM-V). Trong phân loại này trầm cảm được xếp trong
    nhóm rối loạn cảm xúc, mục F30 - F39[14][20][21][22].
    6
    1.1.3. Bệnh sinh của rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi
    Cho đến nay vấn đề bệnh sinh của trầm cảm và những đặc điểm trầm
    cảm người cao tuổi vẫn chưa được hoàn toàn sáng tỏ. Có nhiều luận điểm giải
    thích, triệu chứng dựa trên các hiểu biết về di truyền, sinh hóa não, tâm lý,
    cũng như các mối liên hệ về xã hội, văn hoá[23][24][25].
    1.1.3.1Các yếu tố về sinh học.
    + Yếu tố di truyền. Nghiên cứu những cặp sinh đôi cho thấy RLTC ở cặp
    sinh đôi một trứng (76%) cao hơn những cặp sinh đôi hai trứng (19%). Các
    nghiên cứu cho rằng cơ chế nhiều gen là phù hợp trong các trường hợp hơn là
    chỉ một hoặc hai gen.
    +Lão hóa và bệnh tật:
    Liên quan rất nhiều với những rối loạn chức năng ở hệ viền và vùng dưới
    đồi. Vùng dưới đồi được xem là đồng hồ sinh học của cơ thể, là trung tâm
    điều hòa cao nhất về các chức năng thực vật nhưng trong sự lão hóa "độ tin
    cậy" của vùng dưới đồi bị suy yếu, tạo điều kiện xuất hiện bệnh tăng huyết áp,
    thiểu năng vành, tiểu đường
    Trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận có vai trò quan trọng phản ứng
    thích nghi với stress. Khi hệ thống này bị lệch lạc, dẫn đến việc tăng tiết quá
    mức nội tiết tố cortisol.Mức cortisol tăng cao có thể có hiệu ứng xấu trên não.
    Một khi não nhạy cảm với cortisol, nó sẽ hoạt động quá mức khi tiếp xúc với
    stress lần sau nữa, vì thế làm tăng khả năng dễ bị mắc các rối loạn tâm thần
    nói chung và trầm cảm nói riêng. Trong tuổi già khả năng thích nghi này kém
    hơn rõ rệt và kết quả là stress dễ tác động gây tổn thương hơn.
    Trong lão khoa thực nghiệm:Khi nghiên cứu biến đổi ở mức tế bào
    trong quá trình già hóa, các tác giả chú ý đến hai vấn đề. 7
    * Sự già hóa cơ thể không đồng đều. Một số tổ chức không già hoặc già
    ít, thường là những tổ chức luôn luôn được đổi mới như tế bào biểu mô. Tế
    bào biểu mô ruột khi chết đi được nhanh chóng đổi mới và thay thế.
    * Có những tế bào không bao giờ đổi mới một khi đã được hình thành.
    Các tế bào hạch của hệ thần kinh trung ương không phân chia, vì thế không
    thể nhân lên được. Các đại phân tử DNA không được đổi mới sẽ già đi .
    Hậu quả có thể dẫn đến rối loạn truyền "mã" vàsản xuất ra các protein không
    thích hợp. Khi các rối loạn đó liên quan đến các nhân tế bào hạch thần kinh,
    các tế bào sẽ chết đi. Dẫn đến quá trình teo não, lão hóa
    Trong cơ thể sự già hóa có tính khác biệt. Hệ vận động là cơ quan thực
    bị rối loạn sớm nhất, lực cơ bắt đầu giảm ở tuổi trên 30; Ở hệ tuần hoàn, thành
    động mạch lớn giãn nở đối lập với thành các động mạch ngoại biên dày lên, gây
    những rối loạn huyết động ở người cao tuổi; Về nội tiết, nồng độ testosteron tự
    do trong huyết tương thấp hơn từ một nửa đến hai phần ba so với người trẻ.
    Có sự thoái triển rõ rệt ở hệ thần kinh sau 60 tuổi, đặc biệt sau 80 tuổi. Ở
    não các mô liên kết tăng lên, xâm lấn các tế bào “ quý phái”, nơron thưa dần, các
    tế bào đệm tăng . việc cấp máu cho tổ chức não bắt đầu giảm ở tiền tuổi già và
    nhất lứa tuổi 60 - 74 (Maucovskin 1987).
    Các biến đổi đó dẫn đến các nét đặc trưng về mặt tâm lý của tuổi già:
    hiện tượng xơ cứng về mặt tâm thần, các phản ứng bù trừ ., dẫn đến tính bảo
    thủ, không dễ thay đổi tập quán cũ và nhất là dẫn đến sự khác biệt rõ rệt của
    các biểu hiện triệu chứng, hội chứng, bệnh lý về cơ thể và tâm thần ở người
    cao tuổi so với lứa tuổi trẻ.
    Những thay đổi cơ bản trên cũng tạo điều kiện cho bệnh cơ thể dễ phát
    sinh, phát triển. Ở người cao tuổi các bệnh lý thường kết hợp với nhau làm
    cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp, khó phân biệt nguyên nhân, kết quả. Theo
    thống kê của Viện Lão khoa Việt Nam (1999) các bệnh cơ thể ở người già hay 8
    gặp là: Tim mạch (59,3%); Hô hấp (35,6%); Tiêu hóa (39%); Tiết niệu (10,8%);
    Thần kinh (4,6%); Các bệnh khác (16,8%) [1].
    Các rối loạn tâm thần người cao tuổi cũng rất đa dạng: rối loạn giấc ngủ,
    rối loạn trầm cảm, suy giảm trí nhớ, trí tuệ . Các biểu hiện này có thể là các rối
    loạn chức năng não hoặc tổn thương thực thể tại não (thoái hóa não, rối loạn
    tuần hoàn não, u não, teo não .) hoặc là các triệu chứng của các bệnh cơ thể.
    1.1.3.2. Vai trò các chất dẫn truyền thần kinh
    1.1.3.2.1. Nghiên cứu liên quan serotonin với rối loạn trầm cảm
    * Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh, có nhiều trong thực vật (như
    chuối), nhưng khó hấp thu qua ruột và bị chuyển hóa nhanh nên không bị ngộ
    độc khi ăn thức ăn có nhiều serotonin. Trên động vật có vú, khoảng 70%
    serotonin có trong tế bào ưa crôm của ruột, 8% ở tiểu cầu, 20% ở thần kinh
    trung ương (đặc biệt là ở tuyến Tùng và vùng Dưới đồi thị). Bình thường
    serotonin trong máu là vào khoảng 0,06 - 0,22 ug/ml, chủ yếu nằm ở trong
    tiểu cầu và trong tế bào mastocyt [39].
    Serotonin được tổng hợp từ trytophan và bị khử amin - oxy hóa bởi men
    Mono-Amino-Oxydaza (MAO) để thành axit hydroxy-indol-axetic (5-HIAA),
    chất này được thải trừ ra nước tiểu 2-10 mg/ngày. Nghiên cứu các trường hợp
    bệnh nhân bị ung thư tế bào niêm mạc ruột các tác giả nhận thấy, tốc độ thải
    trừ chất này qua nước tiểu tăng lên tới 100 mg/ngày [39].
    - Tác dụng sinh lý của serotonin: bình thường serotonin là chất dẫn
    truyền thần kinh trung gian, tham gia điều hòa nhiều chức năng hoạt động của
    cơ thể, cụ thể:
    +Trên hệ thần kinh trung ương:
    ã Serotonin được coi là một chất trung gian hóa học dẫn truyền xung
    động thần kinh trên hệ thần kinh trung ương.
    ã Serotonin có tác dụng an thần, gây ngủ. 9
    ã Sự cân bằng serotonin và các chất như nor-adrenaline và axetylcholine
    có tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt
    + Trên các cơ quan:
    ã Trên tim cô lập, serotonin làm tim đập nhanh và mạnh, nhưng làm giãn
    mạch vành.
    ã Trên huyết áp: serotonin làm tăng huyết áp do co mạch nhưng lại hạ
    huyết áp nhẹ, kéo dài do giãn mạch.
    ã Trên cơ trơn (ruột, tử cung): serotonin làm tăng cường co bóp.
    ã Tác dụng cầm máu: serotonin có nhiều trong tiểu cầu, khi chảy máu,
    tiểu cầu vỡ, giải phóng serotonin, làm co mạnh cầm máu.
    ã Serotonin giải phóng cùng histamine trong tế bào mastocyte và tham
    gia vào cơ chế sốc phản vệ [39][40].
    Liên quan serotonin với rối loạn trầm cảm
    - Tác động của serotonin đến rối loạn trầm cảm
    Nghiên cứu của nhiều tác giả đã nhận xét, rối loạn trầm cảm là hậu quả
    của giảm nồng độ serotonin (5-Hydrotryptamie - 5HT) ở khe xinap và nhấn
    mạnh một số điểm như sau [41][42]:
    - Có hiện tượng giảm trytophan (tiền chất của serotonin) trong huyết
    tương của bệnh nhân rối loạn trầm cảm.
    - Có hiện tượng giảm chuyển hóa serotonin trong dịch não tủy ở bệnh
    nhân rối loạn trầm cảm, đặc biệt là các bệnh nhân rối loạn trầm cảm có hành
    vi tự sát.
    - Tác dụng của các thuốc ức chế tái hấp thụ serotonin, thay đổi nhạy cảm
    của các thụ cảm thể 5-HT sau xinap thần kinh có hiệu quả tốt trong điều trị
    cho những bệnh nhân rối loạn trầm cảm.
    Theo Angst, J., Merkangas, K và cộng sự (1997),nồng độ serotonin trong
    máu và trong các tổ chức não của bệnh nhân rối loạn trầm cảm giảm rõ rệt so 10
    với người bình thường. Tác giả cho rằng sự suy giảm nồng độ serotonin có
    liên quan rất nhiều đến bệnh sinh của rối loạn trầm cảm [43].
    Dan J.S và cộng sự (2006), nhận thấy rằng có sự tương ứng giữa nồng độ
    serotonin trong dịch não tủy và các triệu chứng của rối loạn trầm cảm ở các
    mức độ khác nhau. Các tác giả thấy có hiện tượng nồng độ serotonin trong
    dịch não tủy càng thấp thì rối loạn trầm cảm càng nặng [44].
    Theo Sadock B.J và cộng sự (2007), không chỉ nồng độ serotonin trong
    dịch não tủy của bệnh nhân rối loạn trầm cảm giảm thấp hơn so với bình
    thường mà ngay cả các sản phẩm chuyển hóa của serotonin là 5-HT1A cũng
    giảm thấp hơn [45].
    Các nghiên cứu định lượng nồng độ serotonin trong huyết tương của
    bệnh nhân rối loạn, trầm cảm điển hình giai đoạn cấp tính, nhận thấy có hiện
    tượng giảm nồng độ serotonin, trong đó 50% trường hợp giảm thấp hơn một
    nửa so với người bình thường và 30% trường hợp có serotonin huyết tương
    giảm thấp hơn 2/3 so với người bình thường.
    Như vậy, mức độ nặng, nhẹ của rối loạn trầm cảm liên quan nhiều với
    mức độ thay đổi nồng độ serotonin trong cơ thể. Mức serotonin trong cơ thể
    càng thấp rối loạn trầm cảm biểu hiện càng nặng hơn.
    Một bằng chứng gián tiếp về vai trò của serotonin trong rối loạn trầm
    cảm là kết quả điều trị rối loạn trầm cảm bằng các thuốc ức chế tái hấp thu có
    chọn lọc serotonin (SSRI). Sử dụng các thuốc chống trầm cảm này làm nồng
    độ serotonin ở khe xinap tăng lên cùng với hiệu lực chống trầm cảm của
    thuốc cũng xuất hiện rõ rệt [41].
    Cơ chế tác dụng của serotonin đến các rối loạn của cơ thể cho đến nay
    vẫn chưa hoàn toàn được biết rõ. Tuy nhiên, người ta nhận thấy cơ chế tác
    động của serotonin đến rối loạn trầm cảm thông qua một số tác dụng sinh lý
    của serotonin: 11
    - Sự cân bằng serotonin, Nor-Adrenalin và Axetylcholin ở vùng dưới đồi
    ảnh hưởng lớn đến điều hòa thân nhiệt và các chức năng của các
    Catecholamin. Các catecholamine còn tham gia nhiều vào các chức năng điều
    hòa các hoạt động tâm thần như: hoạt động cảm xúc, hoạt động trí nhớ và chú
    ý, cảm giác đau và khoái cảm, [39][47].
    - Serotonin ức chế hoạt động của hệ thống hoạt hóa cấu tạo lưới và
    những hoạt động khác của não, nên có vai trò tạo nên giấc ngủ. Serotonin
    cũng có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau ở tủy sống nên làm dịu đau.
    Vì có tác dụng này nên serotonin có liên quan đến rối loạn cảm xúc và một số
    triệu chứng của trầm cảm như: thay đổi khí sắc, rối loạn cảm giác đau; rối
    loạn giấc ngủ, lo âu, sợ hãi vô cớ và tâm trạng thất thường [39][47][48][49].
    1.1.3.2.2. Các chất dẫn truyền thần kinh khác
    . Noradrenalin. Nghiên cứu hoạt động của các tế bào hệ Noradrenergic ở
    não, người ta đo nồng độ chất 3-Methoxy 4-Hydroxyphenylglycol (MHPG)
    trong nước tiểu (đây là sản phẩm chuyển hoáchủ yếu của Noradrenalin có
    nguồn gốc từ não). Ở những người bệnh trầm cảm, nồng độ MHPG niệu giảm
    [42][48][49].
    . Dopamin. Sản phẩm chuyển hoá chủ yếu của Dopamin là Homovanilic
    acid(HVA). Nghiên cứu cho thấy nồng độ HVA trong dịch não tuỷ giảm ở
    bệnh nhân trầm cảm[48][49].
    . Acetylcholin có nồng độ cao ở vùng vỏ não vận động và ở Hypothalamus.
    Hệ thống này hoạt hoá cấu trúc lưới. Khi hoạt hoá hệ acetylcholine làm phát
    sinh RLTC. Ở những người trầm cảm có thụ thể rất nhạy cảm với hệ
    acetylcholine[42][50].
    + Những bất thường về thần kinh nội tiết. Hoạt động của hệ viền có vai
    trò trung gian liên quan đến các trạng thái cảm xúc[51][52][53] thông qua 12
    điều khiển giải phóng các hormone tuyến yên- một chất quan trọng trong hệ
    thống nội tiếttrục: "Dưới đồi - Tuyến yên - Thượng thận" (HPA); "Dưới đồi -
    Tuyến yên - Tuyến giáp" (HPT); "Dưới đồi - Tuyến yên - Tuyến sinh dục"
    (HPGH).
    Sự tăng hoạt động của trục HPA được nhận thấy ở bệnh nhân trầm cảm
    [53][54] khi mất điều hoà hệ thống HPA làm tăng cortisol trong máu dẫn
    tới làm giảm serotonin. Corticosteroid là chất ức chế hoạt động thụ thể
    5HT-1A hoặc giảm hoạt tính serotonin ở vùng hải mã liên quan đến trầm cảm.
    Rối loạn hoạt động của trục HPT cũng được nhận thấy ở bệnh nhân
    trầm cảm [53][54]: TRH là một peptít vùng dưới đồi kích thích tuyến yên giải
    phóng TSH có vai trò điều hoà sản xuất hormone tuyến giáp T3, T4. Khi TSH
    tăng cao dẫn tới rối loạn cảm xúc. Bệnh nhân trầm cảm giảm đáp ứng TSH
    đối với TRH (25-70%) trong dịch não tuỷ thấy tăng TRH.
    1.1.3.3. Bệnh sinh các triệu chứng cơ thể trong rối loạn trầm cảm.
    Nghiên cứu bệnh sinh về các rối loạn trầm cảm với các triệu chứng cơ thể,
    các tác giả Topolianski.VD,1986; Donald Oken.MD,1991; Kojima. K, 1996;
    Zelenima E.V, 1997,Robert C, BaldwinA, Bas et al (2002),[55][56], xem xét con
    người là một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất về tâm thần và thể chất.
    Các trạng thái cảm xúc được hình thành trên cơ sở hoạt động của các cấu
    trúc dưới đồi, cấu tạo lưới, đồi thị , thông qua các chất dẫn truyền thần kinh
    và các hormone trong cơ thể. Các tác giảBougerol T, Brochier T, BaylÐ F.J
    (1995),Ferber Ch (1989),cho rằng, những kích thích từ môi trường bên ngoài
    và bên trong cơ thể được phản ánh thông qua các giác quan. Các xung động
    thần kinh đó đều đi qua thể lưới, hệ limbic rồi lên vỏ não. Tại đây gây ra những
    thay đổi hoạt động của các cấu trúc thần kinh và các chất hoá học dẫn truyền
    thần kinh tương ứng với phản ứng cảm xúc nhất định. Ảnh hưởng của cảm 13
    xúc đến cơ thể thông qua 3 con đường[24][25][58]: Đường hệ thống tháp đến
    chi phối cơ xương; Đường thần kinh thực vật đến tạng phủ; Đường nội tiết
    dịch thể thông qua sự bài tiết các hormone tuyến yên. Khi có sự tác động của
    các biến cố bất lợi (tình huống đe doạ cuộc sống, xung đột ) làm thay đổi
    chức năng các cấu trúc thần kinh, đặc biệt hệ limbic, dưới đồi, cấu tạo lưới,
    vỏ não mới, .làm thay đổi hoạt tính các amin sinh học như Serotonin,
    Noradrenalin, .và các hormone trong cơ thể làm xuất hiện các triệu chứng cơ
    thể- thực vật- nội tạng.
    Ở người cao tuổi, bị rối loạn trầm cảmvới các biểu hiện về cảm xúc
    thường mờ nhạt trong khi các triệu chứng về cơ thể lại rõ nét, có sự tăng
    cường hoạt hoá hệ thần kinh thực vật- nội tạng. Sự rối loạn của hệ thần kinh
    thực vật, gây ra những rối loạn chức năng cho nhiều cơ quan trong cơ thể,
    như: tăng hoặc giảm nhịp tim, đánh trống ngực, tăng hoặc giảm huyết áp, táo
    bón, tăng tiết dịch đường tiêu hoá, tăng co thắt dạ dày gây đau bụng, tăng nhu
    động bài tiết ở ruột già gây ỉa chảy .
    Một số tác giả khác cho rằng, sự gia tăng của CRH trong hệ trục Hạ đồi-
    Tuyến yên- Vỏ thượng thận, kéo theo sự giảm ăn ngon miệng, mệt mỏi, giảm
    ham muốn tình dục, rối loạn giấc ngủ, rối loạn vận động, lo âu, giảm khí
    sắc[49][50][58]. Sự tăng phóng thích CRH trung tâm được tìm thấy ở những
    bệnh nhân trầm cảm, làm tăng tiết Glucocorticoide và cortisol. Sự tăng tiết
    Glucocorticoide ức chế hoạt động thụ thể Serotonin nhóm 5-HT1A ở vùng
    hồi hải mã, làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Các tác giả còn tìm thấy
    các triệu chứng rối loạn thần kinh cơ, các triệu chứng cơ thể chung như: đau
    đầu, đau cơ bắp, mệt mỏi, khó ngủ, tình trạng bực bội, cáu gắt, cũng như các
    triệu chứng như mạch nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, bồn chồn bất an và
    giảm thích thú tình dục, bất lực đều liên quan đến tăng hoạt động T3 14
    (Triiodothyronin), T4 (Thyroxin). Rối loạn các hoạt động trục Hạ đồi- Tuyến
    yên- Tuyến giáp, thường gặp trong các bệnh nhân trầm cảm cơ thể.
    Như vậy, cơ chế hoạt động thần kinh- thể dịch, trong đó vai trò của các
    cấu trúc thần kinh, các axit amin ở não và các hormone trong cơ thể được coi
    là bộ máy sinh hoá thần kinh tự điều chỉnh, chịu trách nhiệm về các rối loạn
    cảm xúc và các rối loạn cơ thể.
    1.2. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA RỐI LOẠN TRẦM CẢM.
    Theo mô tả kinh điển trầm cảm điển hình được biểu hiện bằng sự ức chế
    toàn bộ hoạt động tâm thần, bao gồm: Cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế,
    vận động bị ức chế[9][13].
    Quan điểm mới của trầm cảm được đặc trưng bởi 3 triệu chứng chính,
    đặc trưng là khí sắc giảm, mất quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến
    giảm các hoạt động và 7 triệu chứng phổ biến khác .
    Tuy nhiên đặc điểm triệu chứng của trầm cảm còn thay đổi phụ thuộc vào
    nhiều yếu tố, như mức độ của RLTC, đặc điểm lứa tuổi mắc rối loạn trầm cảm.
    1.2.1. Các biểu hiện lâm sàng của trầm cảm điển hình.Rối loạn trầm cảm
    có các biểu hiện lâm sàng thường gặp như sau:
    1.2.1.1. Khí sắc trầm
    Các biểu hiện giảm khí sắc là biểu hiện thường gặp nhất ở các trạng thái
    trầm cảm. Mức độ của biểu hiện này thay đổi tuỳ theo mức độ trầm cảm.
    Trong trường hợp điển hình bệnh nhân biểu hiện sự đau khổ, chán nản, buồn
    rầu một cách rõ ràng thông qua lời nói, thái độ và dáng điệu. Khí sắc trầm
    thường gặp là uể oải, cảm giác khó chịu, bất an, với nét mặt ủ rũ. Hoặc là biểu
    hiện một nét mặt có những nét đặc trưng như nếp nhăn ở khoé miệng, trán,
    cung lông mày đều cụp xuống, mắt luôn nhìn xuống hoặc đôi khi là nét mặt
    thờ ơ, vô cảm. Sự bế tắc trong suy nghĩ với một nỗi buồn bao phủ mà không
    giải thích được có thể dẫn đến hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm. Tuy 15
    nhiên có một số bệnh nhân vẫn giữ được nụ cười bên ngoài để che dấu khí sắc
    giảm, bởi có 10-15% số bệnh nhân phủ định cảm xúc của mình.
    Khi nghiên cứu RLTC ở những người có bệnh lý dạ dày - ruột, Trần Hữu
    Bình thấy 87% biểu hiện khí sắc giảm [55].
    Theo Đinh Thị Hoan nghiên cứu rối loạn trầm cảm người tiền mãn kinh
    thì rối loạn khí sắc chiếm 87,7%.
    Lâm Tường Minh nghiên cứu về các triệu chứng cơ thể trong rối loạn
    trầm cảm ở người cao tuổi cho thấy tỷ lệ khí sắc giảm 87,2%. [61].
    1.2.1.2.Mất quan tâm thích thú
    Mất quan tâm thích thú là một triệu chứng luôn song hành với giảm khí sắc
    nhưng ở các mức độ khác nhau. Các nghiên cứu đều cho kết quả 80-100% có rối
    loạn này [57][59][62].
    Bệnh nhân cảm thấy quá khứ, hiện tại và tương lai của mình không sáng
    sủa đôi khi người bệnh không thể mô tả được trạng thái của mình. Người
    bệnh phàn nàn rằng họ ít hoặc không còn thích thú với các hoạt động, sinh
    hoạt hàng ngày. Mọi vận động đều làm người bệnh tăng cảm giác chán nản,
    không có được cảm giác vui vẻ và hài lòng với thực tại dẫn đến không muốn
    tham gia các thú vui, giải trí, ngại tiếp xúc, mất các sở thích trước đây, không
    hoàn thành các công việc mình làm, do dự khó quyết định, vì vậy người bệnh
    thường né tránh, ngại các hoạt động xã hội, ngại giao tiếp với mọi người.
    1.2.1.3. Giảm năng lượng tâm thần
    Đây cũng là một triệu chứng đặc trưng của trầm cảm, các biểu hiện là
    người bệnh luôn uể oải, mệt mỏi, mất sinh lực, cảm thấy nặng nhọc khi làm
    việc kể cả một công việc trước đây người bệnh dễ dàng thực hiện. Do vậy
    người bệnh làm việc kém hiệu quả. Người bị RLTC thường không hoàn thành
    công việc được giao phó hoặc bỏ dở công việc, hoặc rút lui vì mình cảm thấy
    không thể đảm đương.
     
Đang tải...