Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các týp Helicobacter pylori trong viêm teo

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh lý dạ dày tá tràng (DDTT) là một bệnh phổ biến hiện nay trên thế
    giới cũng như ở Việt Nam, trong đó viêm dạ dày (VDD) là bệnh thường gặp
    nhất. Ở Việt nam viêm dạ dày chiếm tỷ lệ từ 50% – 60%, trong đó viêm dạ
    dày mạn (VDDM) chiếm khoảng 35% - 45% các bệnh lý dạ dày tá tràng
    [4],[5]. Tương tự trên thế giới như: Ở Phần lan, viêm dạ dày mạn chiếm
    khoảng 28% dân số; ở Nhật Bản có tới 79% người trên 50 tuổi bị viêm dạ dày
    mạn; ở Châu Âu có 30% - 50% người trên 60 tuổi bị viêm dạ dày mạn [13].
    Chẩn đoán mô bệnh học viêm dạ dày mạn [16], [20], [21] được đặc
    trưng bởi sự thâm nhiễm ưu thế của bạch cầu đơn nhân vào niêm mạc dạ dày.
    Bệnh viêm dạ dày mạn tiến triển tiềm tàng cùng lứa tuổi của bệnh nhân từ
    viêm dạ dày mạn nông trở thành viêm teo niêm mạc dạ dày. Theo Tạ Long,
    nguy cơ xuất hiện viêm teo niêm mạc dạ dày từ viêm dạ dày mạn không teo ở
    Việt Nam là khoảng 3% một năm; viêm teo niêm mạc dạ dày là một bệnh
    nặng song ít được chú ý vì nó tiềm tiến và nguy cơ loét dạ dày (LDD), dị sản
    ruột (DSR), loạn sản (LS), ung thư dạ dày (UTDD) sẽ xảy ra khi viêm teo
    nặng [8], [17], [21].
    Trước đây, có nhiều học thuyết giải thích về nguyên nhân và cơ chế
    bệnh sinh của viêm dạ dày mạn, tuy nhiên chưa có một thuyết nào giải thích
    một cách đầy đủ thuyết phục. Chỉ tới năm 1983, khi B.Marshall và R. Warren
    [69] phát hiện và nuôi cấy thành công vi khuẩn Helicobacter pylori (HP)
    người ta mới khẳng định vai trò số một của vi khuẩn này trong bệnh lý dạ dày
    tá tràng nói chung và viêm dạ dày mạn nói riêng. Nhiễm HP mạn sẽ gây viêm
    dạ dày mạn, dẫn tới viêm teo niêm mạc, dị sản ruột, loạn sản, là những tổn
    thương tiền ung thư [19], [21]. viêm dạ dày mạn có liên quan đên trào ngược
    dịch mật và trào ngược tá tràng – dạ dày. Theo tác giả Phạm Quang Cử
    (1999) thì tỷ lệ viêm teo niêm mạc dạ dày cao nhất ở những bệnh nhân có cả
    nhiễm HP và dịch mật trào ngược với 53%, những bệnh nhân chỉ nhiễm HP
    thì tỷ lệ viêm teo dạ dày là 40%, còn những bệnh nhân chỉ trào ngược dịch
    mật không nhiễm HP thì tỷ lệ viêm teo niêm mạc dạ dày là 20,05% [9]. Theo
    tác giả Hoàng Thanh Tuyền và Phạm Quang Cử trong “Nghiên cứu tỷ lệ
    nhiễm HP, tình trạng viêm dạ dày mạn tính ở bệnh nhân có trào ngược tá
    tràng - dạ dày” trên tạp chí Y học Việt Nam số 4/2004 thì tỷ lệ viêm teo dạ
    dày ở những bệnh nhân nhiễm HP và trào ngược tá tràng- dạ dày là 90,9% cao
    hơn có ý nghĩa so với tỷ lệ viêm teo dạ dày ở những bệnh nhân chỉ có trào
    ngược tá tràng- dạ dày (58,6%) với p < 0,05 [28].
    Khi nghiên cứu về mặt sinh học phân tử của HP, nhiều tác giả đã phát
    hiện rằng những chủng HP mang gen CagA(+) gây độc tế bào thường chiếm
    tỷ lệ rất cao trong các thể bệnh nặng như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày
    (70 - 100%). Nếu các chủng HP có cả gen CagA(+) và gen VacA(+), gen này
    gây rỗng tế bào, thì khả năng gây bệnh còn cao hơn. Các công trình ở Việt
    Nam nghiên cứu định týp HP theo kiểu này đã cho biết: tỷ lệ týp I (CagA(+)
    VacA(+)) trong loét dạ dày, ung thư dạ dày rất cao 73,3% và 75% [14].
    Nguy cơ UTDD ở những người viêm teo nặng hang vị cao gấp 18 lần so với
    dạ dày bình thường và nếu viêm teo nặng cả hang vị và thân vị thì tỷ lệ
    UTDD cao gấp 90 lần dạ dày bình thường [17], [40].
    Vậy các tổn thương viêm teo niêm mạc dạ dày này có thể có mối liên
    quan tới sự nhiễm các týp HP hay không hiện nay chưa có nghiên cứu nào
    trong nước đề cập đến. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài:
    “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, nhiễm các
    týp Helicobacter pylori trong viêm teo niêm mạc dạ dày”.

    Đề tài nhằm hai mục tiêu sau:
    1- Phân tích đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học của viêm teo
    niêm mạc dạ dày.
    2- Tìm hiểu đặc điểm nhiễm các týp Helicobacter pylori trong
    viêm teo niêm mạc dạ dày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...