Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và pH dịch vị của bệnh nhân ung thư dạ d

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề . 1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN . 3
    1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu, mô học và sinh lý của dạ dày. . 3
    1.1.1. Sơ lợc về giải phẫu 3
    1.1.2. Mô học. 4
    1.1.3. Sinh lý bài tiết dịch vị. . 7
    1.1.4. Khái niệm về pH của cơ thể. . 11
    1.2. Bệnh ung thư dạ dày. . 12
    1.2.1. Một số đặc điểm dịch tễ học. 12
    1.2.2. Bệnh sinh và một số yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. . 13
    1.2.3. Triệu chứng học ung thư dạ dày. . 17
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. . 29
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. . 29
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ. . 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu. 29
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu. 29
    2.2.3. Các bớc tiến hành 30
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 36
    3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu. . 36
    3.1.1. Tuổi. 36
    3.2. Đặc điểm lâm sàng. . 38
    3.3. Tỷ lệ nhiễm HP. 39
    3.4. Kết quả nội soi và mô bệnh học. . 40
    3.4.1. Kết quả nội soi. . 40
    3.4.2. Vị trí ung th. 41
    3.4.4. Kích thớc ung th. . 42
    3.5. Đặc điểm mô bệnh học. 43
    3.6. Đặc điểm pH dịch vị của bệnh nhân ung thư dạ dày. . 45
    3.6.1. pH dịch vị của bệnh nhân khi đói. 45
    3.6.2. pH dịch vị theo giới. 46
    3.6.3. pH dịch vị theo tuổi bệnh nhân. 46
    3.6.4. pH dịch vị và hình ảnh tổn thơng ung thtrên nội soi. . 47
    3.6.5. pH dịch vị với các thể mô bệnh học. . 51
    3.6.6. Mối liên quan giữa tuổi BN, thể ung thvà kết quả MBH với pH dịch vị. 53
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 54
    4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu. . 54
    4.1.1. Tuổi. 54
    4.1.2. Giới 55
    4.2. Đặc điểm lâm sàng. . 55
    4.3. Tỷ lệ nhiễm HP. 56
    4.4. Kết quả nội soi và mô bệnh học. . 57
    4.4.1. Vị trí ung th. 57
    4.4.2. Kích thớc tổn thơng ung th . 58
    4.4.3. Ung thđánh giá qua nội soi. . 59
    4.4.4. Đặc điểm mô bệnh học. 60
    4.5. Đặc điểm pH dịch vị. 62
    4.5.1. pH dịch vị của bệnh nhân ung thư dạ dày. . 62
    4.5.2. pH dịch vị theo giới 63
    4.5.3. pH dịch vị theo tuổi . 64
    4.5.4. pH dịch vị với vị trí ung th 64
    4.5.5. pH dịch vị theo kích thớc ung th . 64
    4.5.6. pH theo hình ảnh tổn thơng ung th . 65
    4.5.7. pH dịch vị và hình ảnh tổn thơng vi thể trên mô bệnh học. 66
    4.5.8. Mối liên quan giữa tuổi bệnh nhân, thể ung th và kết quả mô bệnh học với pH dịch vị . 66
    KẾT LUẬN . 68
    Kiến nghị . 70
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh ác tính hay gặp, tỷ lệ tử vong cao. Theo Hiệp hội Ung thư quốc tế (UICC), mỗi năm trên thế giới có trên bảy triệu bệnh nhân ung thư mới được phát hiện, trong đó UTDD chiếm khoảng một phần ba. Riêng đối với ung thư tiêu hoá thì UTDD là loại gặp nhiều nhất. Trong năm 2007 ở Mỹ có đến 21260 trường hợp mắc mới (13.000 nam và 8260 nữ) và có đến hơn 11.000 trường hợp tử vong [33].
    Ở Việt Nam UTDD đang là vấn đề y tế lớn trong cộng đồng, đặc biệt là ở nam giới trên 40 tuổi. Ước tính hàng năm có khoảng 15000 – 20000 người bị UTDD. Theo số liệu ghi nhận ung thư tại Hà Nội, TPHCM và một số tỉnh, ước tính các năm gần đây tần số mắc UTDD là 23,7/ 100000 dân đối với nam (đứng thứ 2 sau ung thư phổi), và 10,8/ 100000 dân đối với nữ (đứng thứ 2 sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung) [11], [18].
    Trên thực tế bệnh nhân UTDD thường đến khám bệnh ở giai đoạn muộn vì các triệu chứng của UTDD ở giai đoạn sớm thường mơ hồ và không đặc hiệu. Khi các triệu chứng rõ thì bệnh đã ở giai đoạn muộn hiệu quả điều trị thường rất thấp.
    Trong thập kỷ vừa qua y học đã đạt được nhiều tiến bộ trong chÈn đoán và điều trị UTDD giai đoạn sớm. Chính vì vậy mặc dù tỷ lệ mắc UTDD tăng nhưng tỷ lệ tử vong do căn bệnh này từng bước giảm đi rõ rệt. Trong đó, sự đóng góp của nội soi ống mềm đã mang lại nhiều kết quả. Đây là phương pháp đóng vai trò quyết định trong chẩn đoán sớm UTDD đặc biệt là khi kết hợp với sinh thiết [28].
    Trong y văn cũng như một số tài liệu hiện nay cho rằng: pH dịch vị ở người bình thường lúc đói dao động từ 0,8 - 3 và ở người UTDD thì thường acid dịch vị giảm, có thể giảm tương đối, nhưng còng có thể mất hẳn độ acid
    tù do trong dịch vị, có khi độ acid toàn phần không quá 0,5 – 1g/l. Đây là hiện tượng và triệu chứng thường gặp trong UTDD [10], [16].
    Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về đặc điểm của UTDD và các phương pháp điều trị. Nhưng các nghiên cứu về pH dịch vị ở bệnh nhân UTDD và mối liên quan của pH dịch vị với đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh UTDD ở Việt Nam hiện nay còn Ýt công trình nghiên cứu. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu rõ hơn về pH dịch vị của bệnh nhân UTDD, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và pH dịch vị của bệnh nhân ung thư dạ dày tại Bệnh Viện Quân y 103 ” với mục tiêu:
    1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học và pH dịch vị của bệnh nhân UTDD.
    2. Tìm hiểu mối liên quan giữa pH dịch vị với hình ảnh nội soi, mô bệnh học của bệnh nhân ung thư dạ dày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...