Báo Cáo Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán sớm, phác đồ điều trị hiệu quả và d

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
    ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
    Mục lục (Dài 271 trang)
    Đặt vấn đề 1
    PHẦN A: VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT CÚM A VÀ VI RÚT CÚM A/H5N1 .3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .3
    1.1 Khái niệm về cúm ở các loài lông vũ (Avian influenza) 3
    1.2 Tác nhân gây bệnh .3
    1.2.1. Phân loại .3
    1.2.2. Nguồn lây nhiễm vi rút cúm A 4
    1.2.3. Cấu trúc chung của vi rút cúm .5
    1.2.4 . Cơ chế tái tổ hợp di truyền để hình thành biến chủng mới .8
    1.2.5. Chu trình sống của virut 10
    1.3. Tình hình dịch bệnh trên thế giới: 11
    1.4 Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam: 13
    1.5 Triệu chứng lâm sàng khi bị bệnh cúm A: 15
    1.5.1 Đối với gia cầm: 15
    1.5.2 Đối với người: 15
    1.6 Các phương pháp dùng trong chẩn đoán và giám sát cúm .18
    1.6.1 Phân lập virut 18
    1.6.2 Phương pháp sinh học phân tử .18
    1.6.3 Các phương pháp chẩn đoán huyết thanh học 19
    1.7 Điều trị 20
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .21
    2.1 Đối tượng nghiên cứu: .21
    2.2 Phương pháp nghiên cứu: 21
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ .35
    3.1 Nghiên cứu dịch tễ học .35
    3.1.1 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm DTH của bệnh cúm A(H5N1) ở
    người: .35
    3.1.2. Kết quả nghiên cứu Bệnh-chứng xác định một số yếu tố nguy cơ của
    bệnh nhân cúm A/H5N1 ở người trong năm 2004 tại Việt Nam : .46
    3.1.3 Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm DTH của bệnh VĐHHC nặng
    do vi rút cúm người týp A: .53
    3.2 Nghiên cứu Chẩn đoán vi rút cúm A/H5N1 bằng phương pháp Real- Time PCR 71
    3.2.1 Kết quả tách dòng, xác định trình tự gen NP của virut cúm A H5n1 .71
    3.2.2 Tách dòng và xác định trình tự gen mã hoá HA và NA 87
    3.2.3 Kết quả chẩn đoán virut cúm A H5N1 bằng phương pháp Real-time PCR .97
    3.3 Nghiên cứu chẩn đoán vi rút cúm A và vi rút cúm A/H5N1 bằng phương
    pháp RT - PCR 101
    3.3.1 Chẩn đoán vi rút cúm A/H5N1 .101
    3.3.2 Chẩn đoán vi rút cúm A 106
    3.4 Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng cúm A/H5N1 108
    3.4.1 Tình hình chung: .108
    3.4.2 Yếu tố phơi nhiễm: .109
    3.4.3 Đặc điểm lâm sàng .109
    3.4.4 Đặc điểm xét nghiệm: .110
    3.4.5 Điều trị Oseltamivir 111
    3.4.6 Kết quả .111
    3.4.7 So sánh một số đặc điểm giữa nhóm sống và tử vong 112
    3.4.8 Phân tích đa biến một số yếu tố liên quan: .113
    3.4.9 Tổn thương giải phẫu bệnh: 113
    3.5 Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng cúm A 116
    3.5.1 Tình hình chung: .116
    3.5.2 Biểu hiện lâm sàng 116
    3.5.3 Xét nghiệm: .117
    3.5.4. Điều trị: 117
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .126
    4.1 Nghiên cứu dịch tễ học: .126
    4.1.1 Bàn luận về một số đặc điểm DTH của bệnh cúm A(H5N1) ở người: .126
    4.1.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu bệnh chứng xác định một số yếu tố
    nguy cơ chủ yếu của cúm A(H5N1) ở người trong năm 2004 tại Việt Nam: .128
    4.1.3. Bàn luận về một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh VĐHHC nặng do
    vi rút cúm người týp A: .132
    4.2 Nghiên cứu Chẩn đoán vi rút cúm A/H5N1 bằng phương pháp Real- Time PCR .133
    4.3 Nghiên cứu Chẩn đoán vi rút cúm A/H5N1 bằng phương pháp RT- PCR 134
    4.4 Nghiên cứu Chẩn đoán vi rút cúm A bằng phương pháp RT- PCR . 136
    4.5 Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng cúmA/H5N1 . 138
    4.5.1 Tình hình chung: .138
    4.5.2 Lâm sàng: 140
    4.5. 3 Xét nghiệm: 141
    4.5.4 XQ tim phổi: 142
    4.5. 5 Điều trị: .142
    4.5.6 Kết quả: .144
    4.6. Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng cúm A .145
    Kết luận .146
    Tài liệu tham khảo .147
    PHẦN B: VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VI RÚT HỢP BÀO HÔ HẤP 151
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .151
    1.1 Đặc điểm hình thái và cấu trúc .151
    1.2 Genome của vi rút 151
    1.3 Chu trình nhân lên của RSV .153
    1.4 Con đường lây truyền .154
    1.5 Triệu chứng lâm sàng .154
    1.7 Các kỹ thuật chẩn đoán viêm đường hô hấp do virut hợp bào hô hấp 156
    1.7.1 Phân lập virut trên tế bào cảm nhiễm: 156
    1.7.2 Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: 156
    1.7.3 Test nhanh dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch: .157
    1.7.4.Kỹ thuật phát hiện Axit Nucleic (RT-PCR): 157
    Chương 2. đối tượng và phương pháp nghiên cứu .158
    2.1 Đối tượng nghiên cứu: .158
    2.2 Phương pháp nghiên cứu: 158
    2.2.1 Nghiên cứu xác định căn nguyên: .158
    2.2.2 Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm đường hô hấp cấp
    do vi rút hợp bào hô hấp: 170
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 172
    3.1 Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán vi rút hợp bào hô hấp bằng phương pháp
    chẩn đoán Real Time PCR 172
    3.1.1 Kết quả tách chiết ARN tổng số 172
    3.1.2. Kết quả tách dòng và xác định trình tự gen mã hoá Protein dung hợp của
    virut RSV 172
    3.2 Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán vi rút hợp bào hô hấp bằng phương pháp
    chẩn đoán RT- PCR 181
    3.2.1 Thiết kế thí nghiệm thường quy chẩn đoán RSV. 181
    3.2.2. Kết quả xét nghiệm RSV từ bệnh phẩm lâm sàng tại Bệnh viện Nhi
    trung ương 183
    3.2.3. Kết quả phát hiện vi khuẩn đồng nhiễm với RSV 184
    3.3 Nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ học của vi rút hợp bào hô hấp: 185
    3.3.1 Phân bố theo địa dư: 185
    3.3.2 Tần suất bệnh nhân năm 2005: 185
    3.3.3 Tuổi và giới: 186
    3.3.4 Tháng vào viện: .186
    3.3.5 Tỷ lệ bệnh nhân có tiếp xúc với nguồn lây: 186
    3.3.6 Bệnh nhân có cân nặng < 2500g : .187
    3.4 Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng viêm đường hô hấp do vi rút hợp bào
    hô hấp .187
    3.4.1 Một số đặc điểm dịch tễ của đối tượng nghiên cứu .187
    3.4.2. Một số đặc điểm lâm sàng 191
    3.4.3. Đặc điểm cận lâm sàng 194
    3.4.4. So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của hai nhóm bệnh nhân
    được chẩn đoán là VPQP và VTPQ 197
    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 200
    4.1 Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán vi rút hợp bào hô hấp bằng phương pháp
    chẩn đoán Real Time PCR 200
    4.2 Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán vi rút hợp bào hô hấp bằng phương pháp
    chẩn đoán RT- PCR .202
    4.3 Nghiên cứu một số yếu tố dịch tễ học của vi rút hợp bào hô hấp: 203
    4.4 Nghiên cứu lâm sàng và cận lâm sàng viêm đường hô hấp do vi rút hợp bào
    hô hấp .
    4.4.1. Một số đặc điểm dịch tễ .204
    4.4.2. Lâm sàng khi nhập viện .207
    4.4.3. Xét nghiệm cận lâm sàng .209
    4.4.4. Chẩn đoán bệnh .210
    4.4.5 So sánh triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng giữa hai nhóm bệnh nhân
    được chẩn đoán VPQP và VTPQ .211
    4.4.6 Thời gian điều trị 212
    Kết luận .213
    Tài liệu tham khảo .214
    Phụ lục
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm trùng hô hấp cấp là bệnh thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Các bệnh nhiễm trùng hô hấp thường gặp bao gồm: viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng . Trong các căn nguyên gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp thường gặp, vi rút là nguyên nhân thường gặp nhất. Vi rút cúm A, vi rút hợp bào hô hấp là 2 tác nhân gây bệnh chiếm vị trí hàng đầu trong số 9 nhóm vi rút gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. Theo Dingle và Feller vi rút là thủ phạm của 66% nhiễm trùng hô hấp (Evan 1960).
    Các vi rút gây bệnh viêm phổi cấp thường gặp là:
    - Các vi rút họ Paramyxo:
    Vi rút hợp bào hô hấp.
    Vi rút á cúm ( Parainfluenza týp 1- 4)
    Vi rút sởi
    Vi rút viêm phổi ở người (Metapneumonia)
    - Các vi rút họ Orthomyxo
    Vi rút cúm A
    Vi rút cúm B
    Theo một báo cáo tại Mỹ, viêm đường hô hấp dưới chiếm 40% tổng số trẻ em bị nhiễm trùng lần đầu.ở trẻ từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi vi rút hợp bào hô hấp (RSV) là tác nhân chủ yếu gây nhiễm trùng hô hấp (75% viêm tiểu phế quản và 39% viêm phổi ở độ tuổi này). Tỷ lệ bị nhiễm RSV ở lứa tuổi 5- 9 tuổi là 20%; 10% ở trẻ từ 15- 19 và 3- 6% ở độ tuổi 20- 50 tuổi và hàng năm vẫn có khoảng 3000- 4000 trường hợp tử vong do vi rút hợp bào hô hấp. Sự lan truyền của RSV rất nhanh, nhất là môi trường tập thể, gia đình và có thể lây thành dịch.
    Hiện nay, cùng với các bệnh hay gặp do RSV gây ra thì đại dịch cúm đã xuất hiện nhiều nước trên thế giới, thủ phạm đã gây ra khoảng 20.000 ca tử vong hàng năm và gây tổn thất rất lớn về kinh tế.
    Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm và thủy cầm, đặc biệt là ở gà. Dịch bệnh này do các phân týp khác nhau thuộc nhóm virut cúm A, họ Orthomyxoviridae gây nên [7]. Virut cúm gia cầm H5N1đã xuất hiện trên thế giới từ lâu. Ngay từ năm 1988, De BK và cộng sự đã giải mã được gen mã hoá Hemagglutinin (gen H5) của virut cúm H5N1 phân lập ở Scotland (De BK và cs, 1988).
    Tuy nhiên, virut cúm gia cầm chỉ được đặc biệt quan tâm khi virut này được phân lập từ một trẻ em ba tuổi bị tử vong ở Hồng Kông năm 1997 (Subbarao K và cs, 1998). Theo thông báo của WHO, tới cuối năm 1997, đã có 18 trường hợp nhiễm cúm H5N1 ở Hồng Kông, trong đó có sáu ca tử vong. Tình hình đặc biệt trở nên nghiêm trọng từ cuối năm 2003 đầu năm 2004, khi dịch cúm gia cầm đã lan rộng ra
    nhiều nước châu á bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và Indonesia. Tại các nước này, hàng triệu gia cầm đã bị chết và bị tiêu hủy do virut cúm H5N1. Tình hình càng trở nên rất đáng lo ngại khi H5N1 có thể nhiễm từ gia cầm sang người với các triệu chứng lâm sàng rất trầm trọng và gây ra nhiều ca tử vong. Tính đến nay, virut H5N1 đã vượt ra khỏi phạm vi châu á và lan sang cả các nước châu âu như Rumani, Nga, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ v.v . Theo thông báo của WHO, tính đến tháng 11 năm 2005, trên toàn thế giới đã có tới 117 trường hợp nhiễm cúm H5N1, trong đó có hơn 60 trường hợp tử vong [8].
    ở Việt Nam, tới cuối năm 2003, đầu năm 2004, bệnh xuất hiện trên gia cầm với số gia cầm nhiễm bệnh tăng nhanh chóng, số gia cầm chết trong 1 tuần nhiễm bệnh này là khoảng 70.000 gia cầm. Vi rút cúm gia cầm (cúm A typ H5N1) được phát hiện trên người thông qua xét nghiệm bệnh phẩm của 3 bệnh nhân tử vong cuối tháng 12 năm 2003 và đầu tháng 1 năm 2004 vì suy hô hấp nặng. Sau đó bệnh nhanh chóng được phát hiện ở trên những bệnh nhân khác có liên quan đến dịch cúm A H5N1 trên gia cầm.
    Trước tình hình cấp bách trong việc phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1, Bệnh viện Nhi Trung ương đã được Bộ Khoa học Công nghệ giao chủ trì đề tài độc lập cấp Nhà Nước “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán sớm, phác đồ điều trị hiệu quả và dự phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút H5N1, vi rút cúm A và vi rút hợp bào hô hấp ở Việt Nam
    Đề tài của chúng tôi nhằm mục đích nghiên cứu:
    1. Xác định giá trị chẩn đoán căn nguyên của một số kỹ thuật y sinh học phân tử, đặc điểm dịch tễ học của bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút cúm H5N1, vi rút cúm A và vi rút hợp bào hô hấp.
    2. Xác định được đặc điểm lâm sàng, xây dựng quy trình chẩn đoán nhanh, chính xác và phác đồ điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút cúm H5N1, vi rút cúm A và vi rút hợp bào hô hấp.
    3. Đề xuất được quy trình giám sát và các biện pháp phòng chống đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút cúm H5N1, vi rút cúm A và vi rút hợp bào hô hấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...