Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, CLVT và đối chiếu với phẫu thuật của u nhầy xoang trán sàng

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

    Chuyên ngành: Tai Mũi Họng
    NĂM - 2011
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    U nhầy xoang mặt là khối u dạng giả nang, vỏ là niêm mạc xoang đã bị biến đổi ít hoặc nhiều, bên trong chứa dịch nhầy vô trùng, đặc quánh. Mặc dù u nhầy có thể xuất hiện ở nhiều vị trí xoang, nhưng chủ yếu vẫn là xoang trán (60% - 89%), xoang sàng (8% - 30%); và chỉ có khoảng 5% ở xoang hàm, xoang bướm [21][39][46]
    Chẩn đoán u nhầy xoang trán sàng thường gặp khó khăn, vì giai đoạn đầu triệu chứng nghèo nàn và không đặc hiệu. Ở giai đoạn muộn, các biểu hiện phần lớn (chiếm 85%) lại là lồi mắt, di lệch nhãn cầu, giảm thị lực [15][35] làm bệnh nhân thường đến khám chuyên khoa mắt thay vì chuyên khoa tai mũi họng. Như vậy, tuy là bệnh lành tính, có tiên lượng tốt nhưng chẩn đoán muộn thường làm bệnh nhân kém hồi phục về các triệu chứng mắt [41][49]. Điều đó cho thấy, việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý u nhầy xoang mặt vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các thầy thuốc.
    Những năm gần đây, sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như nội soi, CLVT đã giúp thầy thuốc tiếp cận sâu hơn về khối u nhầy. Nhờ thăm khám bằng nội soi, những thay đổi sớm từ vách mũi xoang do u chèn ép đã được phát hiện, đồng thời còn gợi ý phân biệt với các loại u khác trong hốc mũi [26] [29]. Trong khi đó, CLVT cung cấp nhiều thông tin giá trị về vị trí chính xác, đặc điểm tổn thương và sự xâm lấn của u nhầy vào tổ chức xung quanh như hốc mắt, não [23][24][36] Hơn nữa, CLVT được coi như là một bản đồ mũi xoang, giúp nhà phẫu thuật lựa chọn con đường tiếp cận và dẫn lưu khối u nhầy hiệu quả nhất [7]. Do vậy, nội soi và CLVT đang ngày càng trở thành những phương tiện không thể thiếu, góp phần đáng kể cho chẩn đoán, dự kiến phương pháp điều trị thích hợp đối với từng thể u nhầy xoang trán và sàng.

    Bên cạnh đó, những tiến bộ trong nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh u nhầy cũng như sự phát triển của PTNS đã làm cho xu hướng phẫu thuật điều trị u nhầy xoang mặt có nhiều thay đổi. Khoảng trước năm 2000, phương pháp mổ chủ yếu (chiếm 90%) vẫn là theo đường ngoài kinh điển như đường Jacques, đường cạnh mũi; nhằm mục đích lấy hết vỏ u nhầy, tránh tái phát[1] [9] [11]. Gần đây, các nhà phẫu thuật đang ngày càng ứng dụng nhiều PTNS để can thiệp vào PHLN then chốt, mở dẫn lưu u nhầy mà ít làm tổn hại niêm mạc xoang. Phương pháp này có những ưu điểm vượt trội so với đường mổ truyền thống như: phù hợp sinh lý mũi xoang, phục hồi nhanh, tránh để lại sẹo mặt [20][25][39]. Mặc dầu vậy, do thực tế nước ta còn hạn chế về PTNS nên việc lựa chọn đường mổ thích hợp như đường ngoài, đường trong hay đường phối hợp đối với từng loại tổn thương u nhầy trán sàng, vẫn còn chưa thống nhất.
    Ở Việt nam đã có một số công trình nghiên cứu về bệnh lý u nhầy xoang trán sàng [1][9][11]. Tuy nhiên, mức độ tổn thương u nhầy trên phim CLVT và hình ảnh nội soi vẫn chưa được mô tả cụ thể, nhằm phục vụ cho chẩn đoán và dự kiến chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào đối chiếu giữa các thể tổn thương u nhầy xoang trán – sàng với phương pháp mổ, giúp phẫu thuật viên lựa chọn con đường dẫn lưu thích hợp. Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành làm đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, CLVT và đối chiếu với phẫu thuật của u nhầy xoang trán sàng”, với những mục tiêu sau:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, CLVT của u nhầy xoang trán sàng.
    2. Đối chiếu Lâm sàng với CLVT và phẫu thuật, từ đó rút kinh nghiệm cho chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...