Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học của ung thư sàng hàm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
    1.1. Vài nét lịch sử nghiên cứu 3
    1.1.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 3
    1.1.2. Một số nghiên cứu trong nước 4
    1.2. bào thai học, Giải phẫu và mô học khối sàng hàm 5
    1.2.1. Bào thai học 5
    1.2.2. Giải phẫu khối sàng hàm 5
    1.2.3. Giải phẫu ứng dụng khối sàng hàm 9
    1.2.4. Cấu tạo mô học của khối sàng hàm 11
    1.3. dịch tễ học và một số yếu tố nguy cơ của ung thư sàng hàm 12
    1.3.1. Dịch tễ học 12
    1.3.2. Sinh bệnh học và một số yếu tố nguy cơ 13
    1.4. Chẩn đoán ung thư sàng hàm 14
    1.4.1. Chẩn đoán lâm sàng 14
    1.4.2. Chẩn đoán hình ảnh 18
    1.4.3. Chẩn đoán giải phẫu bệnh 22
    1.5. Điều trị 26
    1.5.1. Phẫu thuật 26
    1.5.2. Xạ trị 26
    1.5.3. Hoá chất 26

    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 27
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 27
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 27
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27
    2.2.2. Phương tiện nghiên cứu 28
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 28

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu 36
    3.1. đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 36
    3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới 36
    3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 36
    3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 37
    3.1.4. Thời gian xuất hiện triệu chứng lâm sàng đầu tiên đến lúc vào viện 37
    3.1.5. Yếu tố nguy cơ 38
    3.2. chẩn đoán 39
    3.2.1. Triệu chứng lâm sàng 39
    3.2.2. Hình ảnh CT Scanner 44
    3.2.3. Kết quả phân loại mô bệnh học các tổn thương ung thư sàng hàm 46
    3.2.4. Kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch 51
    3.3. Đối chiếu tổn thương lâm sàng với CT Scanner và mbh 53
    3.3.1. Đối chiếu tổn thương lâm sàng với hình ảnh CT Scanner 53
    3.3.2. Đối chiếu với typ mô bệnh học của ung thư 55
    3.4. phân loại TNM và giai đoạn 58
    3.4.1. Theo phân loại cổ điển của Sébileau 58
    3.4.2. Phân loại theo UICC 58

    Chương 4: Bàn luận
    4.1. đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 60
    4.1.1. Về phân bố bệnh nhân theo giới 60
    4.1.2. Về phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 60
    4.1.3. Về yếu tố nghề nghiệp 61
    4.1.4. Về thời gian từ khi có biểu hiện bệnh cho tới khi được điều trị 62
    4.1.5. Về một số yếu tố nguy cơ 63
    4.2. Về chẩn đoán ung thư sàng hàm 64
    4.2.1. Về lâm sàng 64
    4.2.2. Hình thái tổn thương trên phim CT Scanner 68
    4.2.3. Chẩn đoán mô bệnh học và hóa mô miễn dịch 69
    4.2.4. Phân loại TNM và giai đoạn 72
    4.3. Đối chiếu tổn thương lâm sàng với CT Scanner 76
    4.3.1. Lan lên trên 76
    4.3.2. Lan ra trước 77
    4.3.3. Lan ra sau 77
    4.3.4. Lan vào trong 77
    4.3.5. Lan ra ngoài 78
    4.4. Đối chiếu tổn thương lâm sàng với mbh 78
    Kết luận 81
    Kiến nghị 83
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục


    Đặt vấn đề
    Ung thư sàng hàm là loại ung thư không thường gặp, chiếm khoảng 0,2- 0,8% tổng số các ung thư nói chung và khoảng 3% các ung thư vùng đầu cổ [45]. Ung thư sàng hàm là ung thư xuất phát từ xoang sàng, xoang hàm, xương khẩu cái và lan ra lân cận. Về phân loại cổ điển, ung thư sàng hàm thường xuất phát từ một trong ba tầng: tầng sàng, tầng hàm, tầng khẩu cái. Ở nước ta ung thư sàng hàm chiếm một tỷ lệ khá cao trong ung thư đầu mặt cổ, đứng thứ ba sau ung thư vòm mũi họng (NPC) và ung thư hạ họng thanh quản, khoảng 92,7% các u có nguồn gốc biểu mô 12. Ở các nước Âu - Mỹ, ung thư sàng hàm đã được nghiên cứu từ lâu. Một số nước Châu Âu đã xếp ung thư sàng hàm trong danh mục bệnh nghề nghiệp do tỷ lệ gặp ở công nhân làm nghề xẻ gỗ cao và người đã xác định được axit Tanic, một hoạt chất chiết xuất từ gỗ là yếu tố gây bệnh 49.
    Do đặc điểm về cấu trúc và vị trí giải phẫu của vùng này rất phức tạp, ở sâu nên các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, bệnh tiến triển chậm, không có hạch hoặc hạch xuất hiện muộn, Ýt di căn xa nên việc chẩn đoán sớm thường gặp khó khăn, dễ bị bá qua hay nhầm lẫn và chính vì vậy khi đã được khám chÈn đoán thường u đã lan rộng ở khối sàng hàm hốc mòi. Vấn đề này cũng đã được một số tác giả trong nước và nước ngoài đề cập đến [1,16].
    Tỷ lệ ung thư sàng hàm được che đậy dưới dạng viêm mòi xoang mạn tính có thoái hoá cuốn giữa, polyp khe giữa còng hay thường gặp. Ở nước ta hiện nay mét số tác giả đã lưu ý có một tỷ lệ đáng kể ung thư sàng hàm trên các bệnh nhân có tiền sử này 9.
    Ung thư sàng hàm thường chỉ lan tràn tại chỗ vì Ýt di căn xa và di căn chậm, có thể phẫu thuật được. Phẫu thuật có nhiều khả quan hơn so với các loại ung thư đầu mặt cổ khác. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam, người bệnh ung thư sàng hàm thường đến muộn, vào các giai đoạn cuối của bệnh. Lúc này ung thư sàng hàm đã xâm nhập vào ổ mắt, khẩu cái cứng . Gây nên những biến đổi rõ rệt như biến dạng xương hàm trên, ổ mắt và răng hàm mặt, nên bệnh nhân thường đến khám tại những chuyên khoa này.
    Để phẫu thuật được triệt để vấn đề quan trọng là cần đánh giá chính xác mức độ lan tràn của u trước khi mổ. Nó không những giúp cho phẫu thuật viên có được đường vào hợp lý nhằm tiếp cận và cắt bỏ hoàn toàn u mà còn giúp dự kiến những kế hoạch tạo hình và phục hồi chức năng ngay trong khi mổ và về sau này.
    Trước đây chẩn đoán ung thư sàng hàm chủ yếu là dựa trên lâm sàng và XQ thường quy. Tuy nhiên, chụp XQ thường quy có nhược điểm là khó đánh giá chính xác kích thước, liên quan, mức độ xâm lấn của u. Việc thiếu chẩn đoán mô bệnh học vừa không đảm bảo tính chính xác của chẩn đoán và vừa thiếu dữ kiện để đánh giá tiên lượng bệnh cũng như liệu pháp điều trị bổ sung. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong chụp cắt lớp vi tÝnh, phân loại mô bệnh học cập nhật không chỉ giúp chẩn đoán xác định, đánh giá chính xác hơn giai đoạn của bệnh mà còn góp phần tiên lượng bệnh. Các nghiên cứu về ung thư sàng hàm ở Việt Nam chưa nhiều, đặc biệt còn rất ít các nghiên cứu tìm hiểu đối chiếu giữa lâm sàng - chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học.
    Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và mô bệnh học của ung thư sàng hàm” với các mục tiêu sau:
    1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học của ung thư biểu mô sàng hàm.
    2. Đối chiếu tổn thương lâm sàng với chụp cắt lớp vi tính và mô bệnh học từ đó đề xuất chẩn đoán thích hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...