Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 27/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 27/3/14
    Last edited by a moderator: 27/3/14
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. Tổng quan về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 3
    1.1.1. Định nghĩa về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . 3
    1.1.2. Dịch tễ học Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . 4
    1.1.3. Yếu tố nguy cơ . 5
    1.1.4. Cơ chế bệnh sinh 7
    1.1.5. Sinh lý bệnh . 10
    1.2.1. Triệu chứng toàn thân 11
    1.2.2. Triệu chứng cơ năng 11
    1.2.3. Triệu chứng thực thể 12
    1.2.4. Các thể lâm sàng 12
    1.2.5. Phân loại giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 13
    1.2.6. Chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . 14
    1.3. Đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính . 15
    1.3.1. Định nghĩa đợt bùng phát . 15
    1.3.2. Nguyên nhân đợt bùng phát của BPTNMT 15
    1.3.3. Triệu chứng lâm sàng của đợt bùng phát 16
    1.3.4. Triệu chứng cận lâm sàng của đợt bùng phát . 17
    1.4. Điều trị đợt bùng phát BPTNMT 20
    1.4.1. Nguyên tắc điều trị đợt bùng phát BPTNMT . 20
    1.4.2. Điều trị cụ thể 20
    1.5. Đánh giá chất lượng cuộc sống – sức khỏe bằng thang điểm CAT . 24


    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . 26
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 26
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 26
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 27
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 27
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 27
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu . 27
    2.3.2. Cỡ mẫu 27
    2.3.3. Phương pháp chọn mẫu 27
    2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu 27
    2.4. Phương pháp thu thập số liệu . 30

    2.5. Phương tiện nghiên cứu 34
    2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 34
    2.7. Xử lý số liệu . 35


    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 37
    3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu 37
    3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát BPTNMT . 39
    3.2.1. Đặc điểm lâm sàng . 39
    3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 44
    3.3. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT . 47
    3.3.1. Thay đổi các triệu chứng lâm sàng sau điều trị . 47
    3.3.2. Thay đổi các triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị 49
    3.3.3. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình 50
    3.3.4. Đánh giá CLCS – SK bệnh nhân bằng thang điểm CAT 52


    Chương 4. BÀN LUẬN 54
    4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 54
    4.1.1. Tuổi và giới tính 54
    4.1.2. Tiền sử bệnh 55
    4.1.3. Số đợt bùng phát trong năm của bệnh nhân nghiên cứu . 56
    4.1.4. Thời gian mắc bệnh của bệnh nhân nghiên cứu 56
    4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐBP BPTNMT 57
    4.2.1. Đặc điểm lâm sàng . 57
    4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 62
    4.3. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT . 64
    4.3.1. Kết quả thay đổi triệu chứng lâm sàng sau điều trị . 64
    4.3.2. Kết quả thay đổi triệu chứng cận lâm sàng sau điều trị 66
    4.3.3. Kết quả điều trị và ngày điều trị trung bình 68
    4.3.4. Đánh giá CLCS - SK của bệnh nhân bằng thang điểm CAT 68
    KHUYẾN NGHỊ 73
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
    PHỤ LỤC 81

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh phổi được các nhà hô hấp quan tâm hàng đầu trong 10 năm gần đây. Bệnh ngày càng gia tăng và có tỷ lệ vong cao. Đây là một bệnh hô hấp diễn biến mạn tính và cấp tính gây ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người, làm tăng gánh nặng hệ thống chăm sóc sức khỏe của toàn xã hội. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1990 tỷ lệ mắc BPTNMT chiếm 9,34/1000 dân ở nam giới và 7,33/1000 dân ở nữ giới. Dự tính số người chịu ảnh hưởng của BPTNMT sẽ tăng lên gấp 3 - 4 lần trong thập niên này và tính đến năm 2020 BPTNMT sẽ đứng hàng thứ 5 trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu và đến năm 2025 căn bệnh này sẽ chiếm vị trí thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong nói chung [49], [50]. Ở Việt Nam, nghiên cứu tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai (1996 - 2000) số bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT chiếm 25,2% đứng đầu bệnh lý về phổi, nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá và ô nhiễm môi trường.
    BPTNMT là bệnh tiến triển dần dần và không hồi phục, xen kẽ giữa những giai đoạn ổn định là các đợt bùng phát có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Các đợt bùng phát (ĐBP) là nguyên nhân chính làm bệnh nhân phải nhập viện và cũng là nguyên nhân gây tử vong, tăng chi phí điều trị cho người bệnh. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trung bình mỗi năm bệnh nhân BPTNMT có từ 1 - 3 ĐBP. Do vậy dự phòng và điều trị ĐBP một cách tích cực và đúng sẽ làm giảm đáng kể sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng, giảm số lần nhập viện cũng như chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BPTNMT
    Tại Bắc Kạn trong những năm gần đây BPTNMT có xu hướng ngày càng tăng do đó việc quản lý, điều trị BPTNMT khi có ĐBP là chủ yếu và vô cùng cần thiết. Với mong muốn nâng cao chất lượng trong công tác điều trị, từng bước kiểm soát có hiệu quả ĐBP của BPTNMT nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BPTNMT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt bùng phát BPTNMT tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn;
    2. Đánh giá kết quả điều trị đợt bùng phát BPTNMT tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...