Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng và kết quả điều trị áp xe phổi tại khoa Hô hấp - Bệnh vi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA
    NĂM 201


    MỤC LỤC
    CÁC TỪ VIẾT TẮT .
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Đại cương 3
    1.1.1. Định nghĩa 3
    1.1.2. Lịch sử phát triển bệnh 3
    1.1.3. Dịch tễ học 4
    1.2. Căn nguyên và yếu tố thuận lợi 5
    1.2.1. Nguyên nhân 5
    1.2.2. Nghiên cứu về vi khuẩn 5
    1.2.3. Yếu tố thuận lợi 6
    1.3. Cơ chế bệnh sinh 6
    1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 8
    1.4.1. Đặc điểm lâm sàng 8
    1.4.2. Cận lâm sàng 11
    1.5. Chẩn đoán và điều trị 14
    1.5.1. Chẩn đoán 14
    1.5.2. Chẩn đoán phân biệt 16
    1.5.4. Chẩn đoán nguyên nhân 18
    1.5.3. Điều trị 18

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .22
    2.1. Đối tượng nghiên cứu .22
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 22
    2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ 22
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
    2.2.1. Hỏi bệnh, khám lâm sàng, cận lâm sàng 23
    2.2.2. Phương pháp điều trị 28
    2.3. Phương pháp xử lý số liệu 30
    2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 30

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 31
    3.1.1. Tuổi, giới, nghề nghiệp 31
    3.1.2. Tiền sử và một số yếu tố thuận lợi 32
    3.1.3. Đặc điểm lâm sàng 34
    3.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 38
    3.2. Kết quả điều trị 48
    3.2.1. Kháng sinh 48
    3.2.2. Phương pháp điều trị nội khoa khác 49
    3.2.3. Kết quả điều trị 50

    Chương 4: BÀN LUẬN 53
    4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 53
    4.1.1. Tuổi, giới và nghề nghiệp 53
    4.1.2. Tiền sử và 1 số yếu tố thuận lợi 54
    4.1.3. Đặc điểm lâm sàng 55
    4.1.4. Đặc điểm cận lâm sàng 58
    4.2. Kết quả điều trị 67
    4.2.1. Kháng sinh 67
    4.2.2. Các phương pháp điều trị nội khoa khác. 68
    4.2.3. Kết quả điều trị 69
    KẾT LUẬN 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Áp xe phổi là ổ mủ trong nhu mô phổi, sau khi ộc mủ ra ngoài thì tạo thành hang mới, quá trình hoại tử do viêm nhiễm cấp tính ở phổi (do vi khuẩn, ký sinh vật, nấm, không phải do lao). Chẩn đoán áp xe phổi dựa vào lâm sàng (hội chứng nhiễm trùng, triệu chứng ộc mủ ) và cận lâm sàng (X-quang phổi hoặc cắt lớp vi tính ngực: hình ảnh mức nước - hơi .) [31].
    Áp xe phổi là bệnh có tính chất nội, ngoại khoa và là bệnh nặng cần phải điều trị dài ngày. Việc chẩn đoán sớm hay muộn ảnh hưởng trực tiếp tới phương pháp điều trị và kết quả điều trị. Nếu chẩn đoán muộn, điều trị nội khoa không tích cực, áp xe phổi sẽ trở thành mạn tính phải điều trị bằng ngoại khoa hoặc bệnh nhân có thể tử vong.
    Ở Brazil, theo nghiên cứu của tác giả Moreira J.S [43] từ năm 1968 - 2004 có 252 trường hợp nhập viện, trong đó tỷ lệ phải phẫu thuật là 20,6%; tỷ lệ tử vong là 4%.
    Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của tác giả Chu Văn Ý, Nguyễn Văn Thành tại khoa Hô Hấp – Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1977 – 1985 có 258 trường hợp áp xe phổi nhập viện; chiếm 4,8% bệnh phổi vào điều trị tại bệnh viện [30].
    Dấu hiệu ộc mủ trên lâm sàng ngày càng ít gặp và thường xuyên xuất hiện muộn, hình ảnh mức nước – hơi không phải lúc nào cũng có, nếu có cũng chưa loại trừ được tổn thương của các bệnh phổi khác như hang lao, kén hơi phổi bội nhiễm. Cắt lớp vi tính ngực cho biết tổn thương rõ hơn, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có điều kiện chụp sớm.

    Nhận biết được vi khuẩn gây bệnh có tầm quan trọng đặc biệt vì đó là chìa khóa cho liệu pháp kháng sinh đúng đắn, tuy nhiên nguyên nhân do vi khuẩn đặc hiệu vẫn còn khó nắm bắt ở khoảng 1/3 bệnh nhân [33]. Tác giả Lê Ngọc Hưng [10] cho rằng xác định được vi khuẩn gây bệnh ban đầu rất khó khăn vì trong đường hô hấp trên có nhiều vi khuẩn làm nhiễm bẩn đờm và dụng cụ hút đờm. Và việc sử dụng kháng sinh một cách rộng rãi gây ảnh hưởng tới kết quả nuôi cấy vi khuẩn.
    Việc chẩn đoán và điều trị áp xe phổi vẫn còn gặp nhiều khó khăn do vậy góp phần làm rõ thêm về lâm sàng - cận lâm sàng và điều trị chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng và kết quả điều trị áp xe phổi tại khoa Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009 đến năm 2010”
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng áp xe phổi.
    2. Nghiên cứu kết quả điều trị áp xe phổi tại khoa Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2009 đến năm 2010.
     
Đang tải...