Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn bằng Cl

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 16/11/13
    Last edited by a moderator: 16/11/13
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2012
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis – BV) là nhiễm trùng âm đạo gây ra chủ yếu bởi các vi khuẩn nội sinh như Gardnerella Vaginalis, Mycoplasma hominis và vi khuẩn kị khì. Bệnh gây ra do sự thay thế vi khuẩn có lợi Lactobaccilli bằng sự phát triển quá mức của vi khuẩn yếm khí
    Trên thế giới và Việt nam, viêm âm đạo do vi khuẩn là bệnh phổ biến trong các bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
    Viêm âm đạo gặp ở tất cả các chủng tộc. Tần suất cao nhất của viêm âm đạo do vi khuẩn là người da đen 23%, và thấp nhất là châu Á 6%. Tại Hoa Kỳ, theo khảo sát của Y tế Quốc gia thí tỉ lệ mắc BV chiếm 29% phụ nữ tuổi từ 14-49 và 50% ở người Mĩ gốc Phi [34] [29].
    Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thời Loạn tại Viện Da liễu Quốc gia (2003) tỷ lệ nhiễm BV trên tổng số bệnh nhân có HCTDAĐ là 32,95% [14]. Nghiên cứu của Phạm Ngọc Cường tại Thanh Hóa thí tỷ lệ nhiễm BV trong các nhiễm trùng âm đạo là 25,2% [6].
    Viêm âm đạo do vi khuẩn thường biểu hiện bằng các dấu hiệu khì hư, mùi rất hơi, ngứa và khó chịu ở âm đạo. Tuy nhiên, một số bệnh nhân không có các triệu chứng trên.
    Thông thường bệnh nhân khi mắc bệnh tự mua thuốc về điều trị hoặc đến các phòng khám tư nhân nên việc chẩn đoán một trường hợp BV chủ yếu chỉ dựa vào lâm sàng (hỏi bệnh sử, quan sát tình chất khì hư), chỉ có một số ìt được cho làm xét nghiệm soi tươi nhưng kết quả rất ìt khi được trả lời có sự hiện diện của tế bào Clue (Clue cells). Viêm âm đạo do vi khuẩn là nhiễm trùng nội sinh, không cần điều trị cho bạn tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thí có thể đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng nội mạc tử cung, nhiễm trùng vùng chậu, làm tăng nguy cơ sẩy thai, vỡ túi nước ối sớm, đẻ non, chửa ngoài tử cung và tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tính dục [34], [53], [62], [67].
    Về điều trị, các thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn bao gồm một số kháng sinh như Metronidazole, Clindamycin, Amocixilin, Doxycyclin, Erythromycin [34], [56]. Đã có một số nghiên cứu trong và ngoài nước về hiệu quả điều trị BV bằng Metronidazole và cho kết quả khỏi bệnh cao, song thuốc có nhiều tác dụng phụ ở đường tiêu hóa và chống chỉ định với phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Clidamycin là thuốc đã được WHO đưa vào danh sách các thuốc được sử dụng cho phụ nữ có thai [4] và đã có một số nghiên cứu nước ngoài đánh giá về hiệu quả và an toàn của thuốc này trong điều trị BV cho kết quả rất khả quan. Tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả điều trị của BV bằng Clindamycin.
    Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn bằng Clindamycin” với mục tiêu:
    1. Khảo sát tình hình, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương từ 3 – 9/2012.
    2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn bằng Clindamycin.[FONT=Verdana, Arial, Tahoma, Calibri, Geneva, sans-serif][FONT=verdana, tahoma, arial]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...