Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa Cấp cứu và Điều trị tích cực Bệnh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2010


    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN 3

    1.1. Định nghĩa 3
    1.2. Đặc điểm giải phẩu động mạch não 3
    1.3. Sinh lý bệnh nhồi máu não 3
    1.4. Diễn biến về sinh lý bệnh trong quá trình thiếu máu cục bộ não 5
    1.5. Các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não 7
    1.6. Phân loại nhồi máu não 11
    1.7. Lâm sàng nhồi máu não 12
    1.8. Cận lâm sàng nhồi máu não 16
    1.9. Đánh giá mức độ nặng nhồi máu não 17
    1.10. Biến chứng sau NMN 17
    1.11. Phát hiện và chẩn đoán sớm đột quỵ. 21
    1.12. Điều trị NMN giai đoạn cấp 22
    1.12.1. Xử trí ban đầu tại chỗ và tại khoa cấp cứu 22
    1.12.2.Thông khí nhân tạo trong đột quỵ 24
    1.12.3. Điều trị tăng huyết áp 24
    1.12.4. Điều trị tụt huyết áp trong đột quỵ. 25
    1.11.5. Các thuốc chống đông và chống ngưng kết tiểu cầu dùng trong NMN. 26
    1.12.6. Điều trị tăng đường huyết trong đột quỵ 26
    1.12.7. Điều trị hạ đường máu trong đột quỵ 27
    1.12.8.Chống phù não và tăng áp lực nội sọ 27
    1.12.9.Kiểm soát dịch vào ra, cân bằng điện giải, kiềm toan. 30
    1.12.10. Các biện pháp xử trí khác. 30
    1.12.11.Thuốc bảo vệ thần kinh 31
    1.12.12. Đơn vị điều trị TBMMN 31
    1.12.13. Điều trị thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch 32
    1.12.14. Điều trị phẩu thuật trong giai đoạn cấp NMN 32
    1.12.15. Tiêu huyết khối cơ học trong động mạch 32
    1.12.16. Vận động sớm ở bệnh nhân đột quỵ cấp 33

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    35
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 35
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.3. Xử lý số liệu 40

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
    3.1. Đặc điểm chung 41
    3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 44
    3.3. Đặc điểm kết quả điều trị 47

    Chương 4: BÀN LUẬN 60
    4.1. Bàn luận về đặc điểm chung 60
    4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 65
    4.3. Bàn luận về kết quả điều trị 66
    KẾT LUẬN 72
    KIẾN NGHỊ 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tai biến mạch máu não là bệnh rất thường gặp ở các khoa thần kinh cũng như các phòng cấp cứu, luôn là vấn đề thời sự và cấp thiết do tần suất mắc bệnh trong cộng đồng rất cao tăng theo thang tuổi, bệnh cảnh lâm sàng nặng nề, tỷ lệ tử vong cao, đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch, để lại di chứng nặng nề, dự đoán đến năm 2020 TBMMN có thể trở thành bệnh dịch gây tử vong hàng đầu trên thế giới [5][6][16][57][66][76][77].
    Ở Hoa Kỳ tỷ lệ mới mắc cao 700 - 750.000, tử vong 130.000. Số sống sót 10% khỏi hoàn toàn, 25% di chứng nhẹ, 40% di chứng vừa và nặng cần sự trợ giúp một phần hoặc hoàn toàn, chi phí 51 tỷ đô la Mỹ, là một gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội[5].
    Trên toàn thế giới, một năm TBMMN cướp đi sinh mạng của 4 triệu người, số người sống sót di chứng nhẹ và vừa chiếm 50%. Trong số này chỉ có 26% trở lại nghề cũ, số còn lại phải chuyển nghề nên thu nhập thấp hoặc trở thành gánh nặng cho mọi người [6].
    Ở Việt Nam tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng trở thành một vấn đề lớn của ngành thần kinh học và Hồi sức - cấp cứu. Một số thống kê từng thời kỳ 3 - 5 năm ở các bệnh viện tỉnh thành cho thấy bệnh nhân nội trú vì TBMMN tăng từ 1,7 đến 2,5 lần [6]. Theo thông báo của Bộ Y tế về tử vong ở sáu bệnh viện lớn tại Hà Nội vào cuối những năm 80 và đầu năm 90 thế kỷ vừa qua cho thấy TBMMN lại là nguyên nhân đứng hàng đầu.Tại bệnh viện Chợ Rẩy trong những năm 1990 – 1991 tỷ lệ tử vong tại khoa Nội thần kinh là 30,06% đến năm 1999 – 2000 là 20,05%[20]. Theo Lê văn Thành (1996) tỷ lệ tử vong 28 – 44%[32].
    Theo các công trình nghiên cứu đã được công bố, tỷ lệ tai biến nhồi máu não luôn chiếm ưu thế so với thể tai biến xuất huyết não, ở các nước Âu Mỹ và các nước có nền công nghiệp phát triển tỷ lệ xuất huyết não chỉ chiếm 10 - 15% TBMMN nói chung, trong khi nhồi máu não chiếm 85 - 90%. Ở Châu Á XHN có cao hơn các nước Âu Mỹ. Ở Việt Nam theo Lê Văn Thành và cộng sự (1990) điều tra trong số 2962 bệnh nhân TBMMN, nhóm xuất huyết não chiếm 40,42%, nhóm NMN chiếm 59,58%. Ở Huế, theo Hoàng Khánh tỷ lệ XHN là 39,42% và NMN là 60,58%[16].
    Trong nhiều thập kỷ qua trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của TBMMN cũng như NMN đã có nhiều tiến bộ trong lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, nhưng còn ít công trình về hồi sức cấp cứu bệnh nhân NMN. Để rút kinh nghiệm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị NMN tại khoa Cấp cứu và Điều trị tích cực Bệnh viện Bạch Mai”.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não.
    2. Nhận xét điều trị nhồi máu não tại khoa Cấp cứu và khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai năm 2008.
     
Đang tải...