Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả gần điều trị can thiệp viêm tụy cấp d

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đặt vấn đề (Có Scan màu) Luận Án gồm 110 trang
    Viêm tụy cấp là một cấp cứu thường gặp trên lâm sàng, bệnh diễn biến cấp tính, nặng nề, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
    Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới thì, tần suất mắc viêm tụy cấp khoảng 25-50 trường hợp / 100.000 dân [13], ở châu Âu tần suất này là 22/100.000 dân[32], theo thống kê hàng năm, tại Mỹ có khoảng 45.000 trường hợp viêm tụy cấp với tỷ lệ tử vong khoảng 9%[3]. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một thống kê nào cho biết tần suất bệnh viêm tụy cấp, nhưng theo kết quả nghiên cứu [22] thì từ năm 1991-1993 tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội đã có 288 trường hợp viêm tụy cấp, còn theo thống kê sơ bộ tại khoa Tiêu hoá- Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội từ năm 2001-2002 đã có 292 trường hợp viêm tụy cấp, chiếm 7,3% tổng số bệnh nhân nằm điều trị nội trú tại khoa Tiêu hoá[13], theo [26] từ 1990-1995 đã có 375 trường hợp viêm tụy cấp điều trị tại khoa Nội-Tiêu hoá Gan- Mật của Bệnh viện Trung ương Huế, trong đó nguyên nhân do giun chiếm 24,53%
    Aubert là người đầu tiên đã mô tả về bệnh này vào năm 1579, dựa trên cơ sở mổ tử thi, nhưng cho tới tận cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX con người mới thực sự quan tâm đến viêm tụy cấp, năm 1882 W.Balser lần đầu tiên đã chứng minh được có sự hiện diện của tổ chức hoại tử mỡ trong viêm tụy cấp, tiếp theo là H.Chiari(1896) cũng đã chứng minh được sự tự hủy tuyến tụy trong viêm tụy cấp.
    Từ đó đến nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về viêm tụy cấp nói chung cũng như viêm tụy cấp do sỏi giun đường mật-tụy nói riêng, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm được sự thống nhất về: căn nguyên, bệnh sinh, chẩn đoán, tiên lượng và xử trí.
    Gần đây tại hội nghị quốc tế bàn về viêm tụy cấp tại Atlanta Hoa kỳ (1992), hội nghị đã đưa ra cách phân loại mới về thể bệnh của viêm tụy cấp, về nguyên nhân gây viêm tụy cấp thì có nhiều, nhưng cho đến nay người ta cho rằng hai nhóm chính là: sỏi- giun và rượu, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu chiếm tới 60% - 85% nguyên nhân gây viêm tụy cấp [ 15] [44] ở Việt Nam Gs.Tôn Thất Tùng người đầu tiên nghiên cứu về viêm tụy cấp, Ông đã mô tả đầy đủ về lâm sàng, cận lâm sàng và thái độ xử trí ngoại khoa trong điều trị viêm tụy cấp, đặc biệt trong viêm tụy cấp do sỏi, giun, từ đó về sau đã có nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về viêm tụy cấp như : Nguyễn Dương Quang, Ngô Xuân Thụ, Đỗ Kim Sơn, Lưu Văn Thắng, Vương Hùng, Trần Gia Khánh, Hoàng Công Đắc, Nguyễn Quang Nghĩa .nhưng giữa các tác giả vẫn chưa có sự thống nhất về thời điểm can thiệp, thái độ xử trí cũng như kết quả nghiên cứu.
    Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, sự hiểu biết sâu hơn về sinh lý, sinh hoá tụy, sự ra đời các phương pháp thăm dò enzym tụy, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, thiết bị nội soi .nhờ đó mà chẩn đoán, điều trị, theo dõi và tiên lượng bệnh viêm tụy cấp đã được tốt hơn. Mặc dù có nhiều phương pháp thăm dò hỗ trợ như vậy, nhưng việc kết hợp chặt chẽ giữa các thăm dò hỗ trợ với đặc điểm lâm sàng để chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng, trong điều trị viêm tụy cấp là rất cần thiết, đặc biệt là trong hoàn cảnh nước ta hiện nay.
    Việt Nam là một nước đang phát triển, nằm trong vùng dịch tễ giun sán, nền nông nghiệp chiếm tới 80%, trình độ dân trí chưa cao, tỷ lệ nhiễm giun cao 80%-90% [29], đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh sỏi mật (86,6%) [4] [27][28] [30], giun và sỏi mật lại là một trong những yếu tố chính gây viêm tụy cấp
    Tại Bệnh viện Việt Đức bên cạnh điều trị viêm tụy cấp bằng ngoại khoa, nội khoa, thì từ năm 1996 đã triển khai, áp dụng nội soi can thiệp trong điều trị nói chung và trong viêm tụy cấp do sỏi, giun nói riêng [9] [10][17]
    Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả gần điều trị can thiệp viêm tụy cấp do sỏi giun tại Bệnh viện Việt Đức’’
    Nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số phương pháp thăm dò hỗ trợ trong viêm tụy cấp do sỏi, giun.
    2. Đánh giá kết quả gần của điều trị can thiệp viêm tụy cấp do sỏi, giun
     
Đang tải...