Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật dị hình vách ngăn

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trong đời sống của con người, mũi đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, đưa không khí vào phổi, nơi diển ra quá trình trao đổi khí. Đó cũng là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể với các chức năng làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí. Không chỉ thế, mũi còn có khả năng ngăn cản vật lạ xâm nhập vào cơ thể thông qua phản xạ hắt hơi nhằm tống các dị vật ra ngoài. Mũi cũng là một cơ quan rất quan trọng trong thẩm mỹ góp phần tạo nên dáng vẻ của khuôn mặt, đây là vấn đề ngày càng được mọi người hết sức quan tâm [ ], [ ], [ ]
    Mũi còn liên quan đến các cơ quan khác xung quanh như xoang, mắt, họng, tai, não . [6], [11 [15]. Chính vì thế các bệnh lý ở mũi không chỉ ảnh hưởng đến các chức năng mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ở nhiều các cơ quan khác. Một trong những bệnh lý đó chính là bệnh lý dị hình vách ngăn mũi.
    Vách ngăn là một bộ phận (có dạng tấm phẳng) nằm trong hốc mũi chia đôi hốc mũi thành 2 phần đều nhau là hốc mũi phải và hốc mũi trái, vách ngăn được cấu tạo gồm phần sụn ở phía trước và xương ở phía sau, được bao bọc bên ngoài bởi niêm mạc [2], [26], [70]. Bình thường thì vách ngăn hoàn toàn không thẳng đứng mà thường ở dạng dị hình [ ], [ ], tuy nhiên nó không ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của mũi và sự lưu thông không khí vẫn diển ra tốt. Một khi dị hình vách ngăn gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, khứu giác, dẫn lưu xoang, biểu hiện các triệu chứng lâm sàng như đau đầu, nghẹt mũi, chảy mũi, ngửi kém . thì mới được xem là bênh lý dị hình vách ngăn cần phải điều trị. [1], [16], [18], [19], [30], [35].
    Phần lớn nguyên nhân dị hình là do bẩm sinh, tuy nhiên lúc đầu không có biểu hiện gì. Khi lớn lên, cơ thể phát triển xương phát triển theo, lúc đó những rối loạn do dị hình vách ngăn ngày càng một rõ hơn. Ngoài những người mắc bệnh bẩm sinh, thì cũng có những trường hợp dị hình vách ngăn mắc phải do chấn thương vùng mũi (té, va chạm, bị đánh ., sang chấn tháp mũi khi sinh) [17], [23], [24], [47].
    Dị hình vách ngăn vào điều trị là một bệnh tương đối phổ biến trong khoa Tai Mũi Họng. Theo Guya Settipane có khoảng 20% dân số vẹo vách ngăn mũi, trong đó 1/4 phải sửa chữa lại vách ngăn, tức 5% dân số trong cộng đồng, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức là 3% vẫn là một tỷ lệ khá lớn [38].
    Rất nhiều người bị dị hình vách ngăn mũi vẫn chung sống bình thường suốt đời với dị hình vách ngăn này, nhưng nếu các rối loạn mà dị hình gây ra ngày một trở nên trầm trọng thì phải phẫu thuật để chỉnh hình lại [4], [6], [22], [33], [47], [69].
    Phẫu thuật dị hình vách ngăn mũi, là can thiệp vào vùng vách ngăn bị dị hình để tạo lại một hình thái, vị trí giải phẩu tương đối bình thường nhằm loại bỏ những rối loạn do dị hình vách ngăn đem lại. Phẫu thuật này đã được các thầy thuốc Tai Mũi Họng áp dụng từ lâu và phổ biến tại các tuyến y tế cơ sở có đủ điều kiện [24], [30], [51], [66].
    Do tính quan trọng của mũi, tính phổ biến của bệnh và ảnh hưởng sức khoẻ từ những rối loạn bệnh lý do dị hình vách ngăn đưa lại. Chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật dị hình vách ngăn có biến chứng” với 2 mục tiêu:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng dị hình vách ngăn mũi
    có biến chứng
    2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật.
     
Đang tải...