Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NĂM 2011

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Trong lâm sàng bệnh phổi ngày nay, it gặp những trường hợp chỉ mắc bệnh ở phổi đơn thuần như viêm phổi, ung thư phổi, hen phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà thường có kết hợp với một hoặc nhiều bệnh khác kèm theo. Trong thực hành lâm sàng bệnh về cơ quan hô hấp, trong khi điều trị và làm xét nghiệm đã xác định bệnh nhân mắc đái tháo dường. Những bệnh nhân này, một số trường hợp đã và đang điều trị đái tháo đường, một số khác là lần đầu tiên được phát hiện. Điều trị những trường hợp tổn thương phổi đơn thuần trong nhiều tình huống thật khó, nhưng phức tạp hơn nữa nếu như có phối hợp với bệnh tiểu đường. Ở người bệnh có tiểu đường, suy giảm miễn dịch tạo điều kiện cho bệnh phổi nặng lên, khó điều trị, nguy cơ tàn phế, tử vong có thể xảy ra bất cứ khi nào.
    Một số bệnh của phổi,sự cần thiết phải sử dụng corticoid điều trị dài ngày như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản,xơ mô kẽ phổi, nguy cơ bị tiểu đường khó tránh. Người ta khó biết bệnh tiểu đường có từ trước hay do dùng thuốc trong một số bệnh phổi ở những người có tuổi gây nên bệnh tiểu đường hay ngược lại. Dù sao đi nữa, khi có tổn thương phổi nếu có các bằng chứng chứng tỏ có bệnh tiểu đường thì vấn đề điều trị bệnh phải điều chỉnh lượng đường máu sao cho điều trị đạt hiệu quả hơn.
    Hen phế quản là một bệnh phổi hay gặp. Theo WHO trên thế giới có 300 triệu người mắc hen, ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 400 triệu người mắc hen. Ở Việt nam hiện đang có 8 triệu người mắc hen phế quản (5% dân số). Với những con số như trên đã phần nào cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh.
    Hầu hết các thuốc điều trị hen phế quản tác động chủ yếu là giảm sự co thắt phế quản (thuốc giãn phế quản) hoặc thuốc giảm viêm (corticoid). Corticoid được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau: corticoid dự phòng dạng hít (ICS), corticoid dung đường toàn thân được sử dụng trong hen mức độ trung bình đến nặng. Việc sử dụng corticoid sớm, dài ngày, không kiểm soát được đã dẫn tới biến chứng tăng đường huyết do dung thuốc.
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hiện đang là nguyên nhân gây tử vong và tàn phế đứng hàng thứ 4,với xu hướng ngày càng tăng trên thế giới. Trên 3 triệu người tử vong một năm vì COPD (số liệu đưa ra tai hội nghị khoa học hưởng ứng ngày bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính-2008 do BV Bạch Mai và BV lao và phổi trung ương tổ chức). Mục tiêu điều trị COPD là cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách phòng ngừa các biểu hiện triệu chứng và cơn cấp của bệnh từ đó bảo toàn chức năng phổi tối ưu. Ngày nay corticoid được sủ dụng rộng rãi trong diều trị COPD. Chính vì vậy không hiếm các trường hợp sau quá trình điều trị COPD bị mắc đái tháo đường kèm theo.
    Không chỉ có những bệnh ở phổi sử dụng corticoid trong điều trị mà cũng phải kể đến nhiều bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, hội chứng thận hư đều phải sử dụng corticoid dài ngày trong điều trị, và nguy cơ đái tháo đường là không tránh khỏi. Từ đó tạo cơ hội cho bệnh nhiễm trùng trong đó có lao phổi, viêm phổi
    Thực tế cho thấy một số bệnh phổi nhiễm khuẩn thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường, diễn biến thường nặng. Qua y văn trong nước cũng như y văn thế giới người ta thường đề cập lao phổi ở bệnh nhân có tiểu đường thường gặp nhất. Lao phổi là bệnh có tỷ lệ khá cao trên thế giới. Ở Mỹ cứ 100000 người thì có 10 người mắc lao phổi. Ở Việt Nam lao phổi ngày nay là một bệnh trong tình trạng báo động do tỷ lệ mắc cũng như tử vong vì khó kiểm soát do nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan.Trong y văn, lao phổi và đái tháo đường được mô tả là bạn đồng hành cũng như lao và HIV. Người mắc lao phổi phần lớn sau 5 năm bị đái tháo đường, gần 2/3 trường hợp đái tháo đường phát hiện trước lao phổi, còn người mắc đái tháo dường tăng nguy cơ lao phổi lên 3-4 lần.
    Ngoài lao phổi, viêm phổi và áp xe phổi cũng là những biến chứng nhiễm khuẩn hay gặp cuả đái tháo đường. Bản thân viêm phổi và áp xe phổi là yếu tố phát hiện đái tháo đường trong thời gian điều trị.
    Ngoài những bệnh nêu trên, người ta cũng ghi nhận một số trường hợp bệnh phổi xảy ra trên cơ sở bệnh đái tháo đường như: ung thư phổi,TDMP, nấm phổi Sự phối hợp của những bệnh này với đái tháo đường làm cho biểu hiện lâm sàng của bệnh phổi có xu hướng nặng hơn, đồng thời việc điều tri phải luôn quan tâm điều chỉnh được lượng đường huyết
    Thực tế tai khoa Hô hấp-BV Bạch Mai thời gian qua đã phát hiện, điều trị một số trường hợp có tổn thương phổi phối hợp với đái tháo đường thành công.
    Một số trường hợp bệnh phổi diễn biến nặng khi có phối hợp với bệnh tiểu đường đã được điều trị có kết quả.Vì vậy, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu với đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng một số bệnh phổi có phối hợp với đái tháo đường điều trị tại khoa Hô hấp-Bệnh viện Bạch Mai trong hai năm 2009-2010.
    Mục tiêu đề tài
    1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng một số tổn thương phổi phối hợp ĐTĐ
    2. Tìm hiểu đặc điểm cận lâm sàng một số tổn thương phổi phối hợp ĐTĐ
     
Đang tải...