Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm âm đạo (VAĐ) và hiệu quả của Fluomizin trong điề

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2011

    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Đại cương 3
    1.1.1. Tiết dịch sinh lý âm đạo và khí hư 3
    1.1.2. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn sinh dục: 4
    1.2. Các bệnh viêm AĐ và cổ tử cung thường gặp: 7
    1.2.1. Viêm âm hộ AĐ do nấm: 7
    1.2.2. Viêm AĐ do trichomonas 10
    1.2.3. Bacterial vaginosis 12
    1.2.4. Viêm AĐ do vi khuẩn ưa khí: 20
    1.2.5. Viêm cổ tử cung 23
    1.3. Dequalinum chloride trong điều trị viêm AĐ. 25
    1.3.1. Thành phần và đặc tính dược học của Fluomizin 25
    1.4. Các nghiên cứu điều trị viêm AĐ bằng Dequalinum chloride 27
    1.4.1. Nghiên cứu tiền lâm sàng 27
    1.4.2. Nghiên cứu lâm sàng 28
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
    2.2. Đối tượng nghiên cứu: 30
    2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn. 30
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ. 30
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 31
    2.3.1. Quy trình thực hiện: 31
    2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 32
    2.3.3. Các biến số nghiên cứu 33
    2.3.4. Thu thập, nhập, phân tích và xử lý số liệu 35
    2.3.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 35
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 37
    3.1.1. Phân bố nhóm tuổi 37
    3.1.2. Nơi cư trú 38
    3.1.3. Trình độ học vấn 38
    3.1.4. Nghề nghiệp của ĐTNC 39
    3.1.5. Biện pháp tránh thai của ĐTNC 39
    3.1.6. Tiền sử sản khoa. 40
    3.1.7. Số con của ĐTNC 41
    3.1.8. Tiền sử viêm AĐ 41
    3.2. Lâm sàng và cận lâm sàng của viêm âm đạo 42
    3.2.1. Tỷ lệ viêm AĐ do các nguyên nhân tại thời điểm thu nhận bệnh nhân. 42
    3.2.2. Lâm sàng của các phụ nữ trong nghiên cứu: 42
    3.2.3. Cận lâm sàng của các phụ nữ khi đến khám. 43
    3.3. Hiệu quả điều trị 44
    3.3.1. So sánh triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 44
    3.3.2. So sánh cận lâm sàng trước và sau điều trị 49
    3.3.3. Hiệu quả điều trị 52
    3.3.4. Chấp nhận thuốc 54
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 57
    4.1. Bàn luận về các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 57
    4.2. Bàn luận về lâm sàng và cận lâm sàng của VAĐ 60
    4.2.1. Tỷ lệ các bệnh VAĐ 60
    4.2.2. Bàn luận về lâm sàng và cận lâm sàng theo từng bệnh VAĐ. 61
    4.3. Bàn luận về hiệu quả điều trị chung của fluomizin 68
    4.3.1. So sánh về lâm sàng và cận lâm sàng trước và sau điều trị. 68
    4.3.2. Bàn luận về hiệu quả điều trị chung của Fluomizin. 72
    4.3.3. Sự chấp nhận thuốc 73
    4.4. Bàn luận về hiệu quả điều trị theo từng loại VAĐ. 73
    4.4.1. VAĐ do nấm 73
    4.4.2. Bacterial vaginosis 79
    4.4.3. VAĐ do tạp khuẩn hay VAĐ ưa khí. 81
    KẾT LUẬN 85
    Kiến nghị 87
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Viêm nhiễm đường sinh dục vẫn là một trong những bệnh phổ biến và là lý do bệnh nhân đến khám phụ khoa nhiều nhất, 80% những người đến khám bệnh phụ khoa là viêm nhiễm đường sinh dục mà viêm âm đạo (VAĐ) là bệnh hay gặp hơn cả [11], [25]. VAĐ thường do các vi sinh vật như nấm, Trichomonas, các vi khuẩn cơ hội mà chủ yếu là Gardnerella vaginalis và vi khuẩn kỵ khí làm thay đổi môi trường AĐ (AĐ) và độ pH AĐ, làm giảm hoặc tiêu diệt các quần thể vi khuẩn lành tính ở AĐ, tạo điÒu kiện cho mầm bệnh phát triển. Các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nh­ liên cầu, tụ cầu, E. coli đều có thể có mặt trong VAĐ. VAĐ cũng có thể do các tác nhân đặc hiệu như lậu cầu, Chlamydia trachomatis [25].
    VAĐ không làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân gây nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Nhà phụ khoa nổi tiếng người Mỹ Herman Gardner đã nói: “VAĐ gây ra nhiều nỗi thống khổ trên trái đất hơn bất cứ bệnh phụ khoa nào. Cùng với nhiều vấn đề về thể chất và tình cảm liên quan với VAĐ, sự tổn thất về kinh tế là vô cùng to lớn” [59]. Ở Mỹ, có khoảng 10 triệu lượt người đến khám vì VAĐ mỗi năm [85], [86] và VAĐ được phát hiện ở 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) [60].
    Theo báo cáo năm 2004 của Nghiên cứu khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS), ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở Việt Nam, trong số 8880 phụ nữ của 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, tỷ lệ NKĐSS là 60%, trong đó chủ yếu là VAĐ và viêm cổ tử cung [4].
    VAĐ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nh­ viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung. Ở phụ nữ có thai, VAĐ có thể gây ra các hậu quả nặng nề như sẩy thai, đẻ non, thai lưu, vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, nhiễm khuẩn sơ sinh, dị tật bẩm sinh [5],[20],[40],[47], [51], [65].
    Tuy nhiên, việc chẩn đoán nguyên nhân gây VAĐ ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ chuyên khoa có kinh nghiệm và thiếu trang thiết bị. Khi nghiên cứu khả năng cung cấp và tính sẵn có của dịch vụ khám chữa NKĐSS trong Nghiên cứu khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản ở Việt Nam, trong 24 xã của 8 tỉnh nghiên cứu, 23 xã có dịch vụ khám chữa phụ khoa, nhưng chỉ có 3 xã có xét nghiệm soi tươi khí hư AĐ [4].
    Hiện nay trên thị trường đã có một sè những kháng sinh đặc hiệu điều trị hầu hết những nhiễm trùng AĐ thông thường. Tuy nhiên việc có thêm các loại thuốc có hiệu quả điều trị, Ýt tác dụng phụ và rẻ tiền cho người bệnh vẫn là rất cần thiết, đặc biệt là cho những cơ sở y tế chưa có đủ khả năng và điều kiện làm các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu.
    Fluomizin là một loại viên đặt AĐ mới được đưa vào Việt Nam. Fluomizin chứa dequalinum chloride – một hợp chất ammonium bậc bốn có phổ kháng vi sinh vật rộng chống lại các vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau, nấm và động vật đơn bào (Trichomonas vaginalis).
    Ở Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về Fluomizin, vị vậy chúng tôi tiến hành: "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của VAĐ và hiệu quả của Fluomizin trong điều trị tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương". Mục tiêu của nghiên cứu là:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những phụ nữ đến điều trị VAĐ tại Bệnh viện Phụ Sản trung ương trong 6 tháng (3/2010 đến 8/2010).
    2. Đánh giá hiệu quả điều trị VAĐ bằng Fluomizin.
     
Đang tải...