Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2010

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ 3
    1.1.1. Thế giới . 3
    1.1.2. Việt Nam . 4
    1.2. NHẮC LẠI VÀI NÉT VỀ BÀO THAI HỌC TAI NGOÀI VÀ TAI GIỮA . 4
    1.2.1. Mô phôi học . 4
    1.2.2. Tai giữa 7
    1.3.1. Tai ngoài 9
    Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai ngoài 9
    1.3.2. Tai giữa 12
    1.4. NHỮNG GIẢ THUYẾT GÂY DỊ HÌNH TAI NGOÀI 15
    1.4.1. Do di truyền . 15
    1.4.2. Do nhiễm virus trong thời gian mang thai 16
    1.4.3. Bất thường ở vị trí làm tổ của bào thai trong tử cung. 16
    1.4.4. Đẻ thiếu tháng . 16
    1.4.5. Tiểu đường, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng khi
    mang thai. 16
    1.4.6. Đối kháng của yếu tố Rh trong máu giữa mẹ và con . 16
    1.4.7. Dùng thuốc quá liều trong thời gian mang thai 16
    1.4.8. Không rõ nguyên nhân 16
    1.5. PHÂN LOẠI DỊ HÌNH ỐNG TAI NGOÀI . 16
    1.5.1. Phân loại theo Jahrsdoerfer . 16
    1.5.2. Phân loại theo Melvin D. Schloss 17
    1.5.3. Phân loại theo Schuknecht HF 18
    1.6. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG . 21
    1.6.1. Lâm sàng: 21
    1.6.2. Cận lâm sàng . 21
    1.7. CHẨN ĐOÁN . 24
    1.7.1. Lâm sàng . 24
    1.7.2. Cận lâm sàng . 24

    Chương 2 :ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 26
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân . 26
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
    2.2.1. Thiết kế
    2.2. 2. Phương tiện nghiên cứu 27
    2.2.3. Vật liệu nghiên cứu . 28
    2.2.4. Các bước tiến hành 28
    2.2.5. Xử lý số liệu 30

    Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 31
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG . 31
    3.1.1. Tuổi và giới . 31
    3.1.2. Nơi cư trú và dân tộc . 31
    3.2. LÝ DO VÀO VIỆN 32
    3.3. TRIỆUCHỨNG LÂM SÀNG . 33
    3.3.1. Triệu chứng cơ năng 33
    3.3.2. Triệu chứng thực thể . 33
    3.4. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG 35
    3.4.1. Thính lực đồ 35
    3.4.2. Phim cắt lớp vi tính xương thái dương . 37
    3.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA DỊ DẠNG OTN VỚI LOẠI NGHE KÉM . 41
    3.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOẠI DỊ DẠNG OTN VỚI MỘT SỐ CẤU TRÚC TAI GIỮA . 42
    3.6.1. Liên quan với hệ thống xương con . 42
    3.6.2. Liên quan với vị trí của dây VII trên phim CLVTT 43

    Chương 4: BÀN LUẬN . 45
    4.1.1. Tuổi và giới: . 45
    4.1.2. Về đặc điểm dân tộc và khu vực sống . 46
    4.1.3. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ trong thời kỳ mang
    thai. 46
    4.2. LÝ DO ĐẾN VIỆN 47
    4.3. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 48
    4.3.1. Cơ năng . 48
    4.3.2. Triệu chứng thực thể . 49
    4.4. CẬN LÂM SÀNG 50
    4.4.1. Thính lực đồ 50
    4.4.2. Phim Cắt lớp vi tính xương thái dương . 51
    4.5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOẠI DỊ DẠNG OTN VỚI SỨC NGHE 52
    4.6. MỐI LIÊN QUAN GIỮA LOẠI DỊ DẠNG OTN VỚI MỘT SỐ CẤU TRÚC TAI GIỮA . 53
    4.6.1. Với hệ thống xương con 53
    4.6.2. Với vị trí dây VII . 53
    KẾT LUẬN 54
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 3.1: Phân bố tuổi và giới 31
    Bảng 3.2. Tỷ lệ liên quan giữa nơi sống và dân tộc 31
    Bảng 3.3: Lý do vào viện 32
    Bảng 3.4: Tần suất phân bố triệu chứng . 33
    Bảng 3.5: Tần suất phân bố giữa hẹp ống tai và tịt lỗ ống tai 34
    Bảng 3.6: Tỷ lệ loại nghe kém trên thính lực đồ . 35
    Bảng 3.7: Tỷ lệ mức độ nghe kém 36
    Bảng 3.8: Tỷ lệ giữa số tai dị dạng và mức độ . 37
    Bảng 3.9: Tỷ lệ mức độ hẹp ống tai ngoài 38
    Bảng 3.10: Tỷ lệ dị dạng của hệ thống xương con . 39
    Bảng 3.11: Phân bố tỷ lệ dị dạng ống tai ngoài trên phim CLVT 40
    Bảng 3.12: Tỷ lệ phân bố giữa loại dị dạng OTN với loại nghe kém . 41
    Bảng 3.13: Tỷ lệ phân bố giữa loại di dạng OTN với cấu trúc
    xương con trên phim CLVT 42
    Bảng 3.14: Tỷ lệ phân bố loại dị dạng OTN với dây VII
    trên phim CLVT 43

    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ phân bố số tai dị dạng . 33
    Biểu đồ 3.2. Mức độ dị dạng ống tai . 34
    Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ số tai nghe kém 35
    Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ mức độ tịt OTN . 38
    Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ vị trí giải phẫu của dây thần kinh VII . 39

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1.1. Sự phát triển và giải phẫu vành tai 5
    Hình 1.2. Sơ đồ hoá sự phát triển của ống tai ngoài và màng tai . 6
    Hình 1.3. Sự phát triển của màng nhĩ . 7
    Hình 1.4: Vành tai bình thường . 9
    Hình 1.5: Vành tai bệnh lý 9
    Hình 1.6: Thiết đồ cắt đứng ngang ống tai ngoài 10
    Hình 1.7: Giải phẫu tai giữa 12
    Hình 1.8 : Thành trong hòm tai . 13
    Hình 1.9: Chít hẹp ông tai Loại A (theo Harold F. Schuknecht). 18
    Hình 1.10 : Chít hẹp ống tai Loại B 19
    Hình 1.11: Chít hẹp ống tai Loại C . 19
    Hình 1.12 : Chít hẹp ống tai Loại D 20
    Hình 1.13 : Mặt phẳng ngang 22
    Hình 1.14: Mặt phẳng đứng 23
    Hình 1.15 : Mặt phẳng ngang 24
    Hình 1.16: Mặt phẳng đứng 24
    Hình 1.17: Hẹp lỗ ống tai ngoài . 24
    Hình 1.18 : Hẹp lỗ ống tai ngoài . 24
    Hình 2.1: Bộ máy nội soi 27
    Hình 2.2: Máy chụp CLVT . 27
    Hình 2.3: Máy đo thính lực kỹ thuật số tại viện TMHTƯ 28
    Hình 3.1: Dị dạng OTN Loại B . 41
    Hình 3.2: Dị dạng OTN Loại C . 41


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Dị dạng ống tai ngoài (OTN) bẩm sinh vừa ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến chức năng nghe gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp, học tập, công tác. Dị dạng ống tai ngoài làm cho trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ do đó trí tuệ cũng chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường, làm cho trẻ mặc cảm, tự ti ít hoà nhập với xã hội.

    Dị dạng bẩm sinh OTN, tai ngoài biểu hiện: chít hẹp ống tai ngoài không có lỗ ống tai ngoài, và thường kèm theo dị dạng vành tai. Dị dạng bẩm sinh OTN có thể kèm theo dị tật bẩm sinh tai giữa hoặc tai trong. Trong trường hợp bị một bên thì người bệnh vẫn có thể giao tiếp nhưng có nhiều hạn chế. Trong trường hợp bị dị dạng cả hai bên thì trẻ thường chậm phát triển ngôn ngữ, cũng có thể dẫn đến hiện tượng câm điếc bẩm sinh.
    Dị dạng ở tai thường gặp là: dị dạng vành tai, ống tai ngoài, dị dạng chuỗi xương con, sự bất thường đường đi của dây VII, hở dây VII tự nhiên, dò ngoại dịch bẩm sinh . Ở trẻ sơ sinh chít hẹp OTN có thể một bên hoặc cả hai bên và thường liên quan đến dị dạng của vành tai, tai giữa và tai trong.
    Về dịch tễ học, theo Bezold (1926) tỷ lệ dị dạng bẩm sinh tai ngoài là 11/20.400 trẻ sơ sinh, hội nghị tại Mundnich (1966) Edgerton đưa ra con số là 1 ca/7.000 [20], theo Jahrsdoerfer (1996), Antonio De La Cruz (2003) thông báo tại Mỹ thì tỷ lệ này là 1 ca/10 - 20.000 trẻ sơ sinh, nam gặp nhiều hơn nữ, một bên nhiều hơn hai bên (3/1), bên phải gặp nhiều hơn bên trái. Tỷ lệ tịt OTN gặp nhiều hơn hẹp OTN [21], [27].
    Tỷ lệ bệnh lý dị dạng tai bẩm sinh theo Cao Minh Thành là 1,7% trong các bệnh tai [11].
    Trong vòng 20 năm trở lại đây, từ khi chụp cắt lớp vi tính (CLVT) và cộng hưởng từ hạt nhân ra đời, cùng với sự phát triển của ngành phẫu thuật thẩm mỹ và phẫu thuật tạo hình, vấn đề điều trị phục hồi chức năng nghe và thẩm mỹ cho những tai bị chít hẹp cũng tạo ra một bước phát triển đáng kể. Tuy vậy, ở Việt Nam vấn đề này còn khá mới mẻ. Cho đến nay chưa thấy có nghiên cứu nào thực sự đi sâu tìm hiểu về căn nguyên bệnh sinh, cũng như đưa ra một phương pháp phẫu thuật hoàn hảo nhằm tạo hình một ống tai mới để phục hồi được chức năng nghe cho người bệnh. Mặt khác, việc phẫu thuật điều trị rất phức tạp, phẫu thuật nhiều lần, có thể gây ra các biến chứng. Vì vậy để việc điều trị đạt được một kết quả khả quan, giúp cho người bệnh cộng đồng, hòa nhập với cả về chức năng cũng như thẩm mỹ, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội, vẫn còn là một khó khăn, thách thức lớn cho chuyên ngành TMH.
    Việc chẩn đoán và điều trị dị tật OTN bẩm sinh bước đầu đã được nghiên cứu áp dụng ở Việt nam. Với những kết quả ban đầu đáng khích lệ nhưng vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn trong việc điều trị nhất là tỷ lệ thành công trong và sau phẫu thuật, có thể do quyết định phẫu thuật chưa phù hợp trên những bệnh nhân phối hợp các dị dạng khác của tai, vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài với mục tiêu:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, thính lực và chụp cắt lớp vi tính của dị dạng ống tai ngoài bẩm sinh.
    2. Phân loại dị dạng ống tai ngoài theo lâm sàng và cận lâm sàng để đề xuất các biện pháp can thiệp thích hợp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...