Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc Tay Chân Miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2012
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Đại cương về bệnh TCM. 3
    1.1.1.Dịch tễ học bệnh TCM. 3
    1.1.2. Căn nguyên gây bệnh TCM 6
    1.2. Đặc điểm bệnh TCM 8
    1.2.1. Lâm sàng bệnh TCM 8
    1.2.2. Cận lâm sàng bệnh TCM 9
    1.2.3. Chẩn đoán xác định và phân loại bệnh TCM. 11
    1.2.4. Điều trị bệnh TCM. 13
    1.3. Các biến chứng hay gặp của bệnh TCM. 17
    1.3.1. Biến chứng thần kinh. 17
    1.3.2. Biến chứng tim mạch, hô hấp. 19
    1.4. Các nghiên cứu về bệnh TCM. 20
    1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài về bệnh TCM. 20
    1.4.2. Các nghiên cứu trong nước về bệnh TCM. 25
    1.4.3. Vấn đề còn tồn tại về bệnh TCM. 28
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 30
    2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 30
    2.3.2. Phương pháp tiến hành 30
    2.3.3. Các chỉ số nghiên cứu 31
    2.3.4. Các kỹ thuật được áp dụng trong nghiên cứu. 34
    2.3.5. Các tiêu chuẩn đánh giá được áp dụng trong nghiên cứu. 35
    2.3.6. Thu thập số liệu. 37
    2.4. Xử lý số liệu 37
    2.5. Hạn chế của nghiên cứu 37
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
    3.1. Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân TCM tử vong 38
    3.1.1. Tác nhân gây bệnh của bệnh nhân TCM tử vong 38
    3.1.2. Một số đặc điểm về dịch tễ lâm sàng của bệnh nhân TCM tử vong 39
    3.1.3. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân TCM tử vong 43
    3.1.4. Đặc điểm về xét nghiệm của bệnh nhân TCM tử vong 47
    3.2. Các biến chứng hay gặp và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong 49
    3.2.1. Các biến chứng hay gặp của bệnh nhân TCM tử vong 49
    3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong 55
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 58
    4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân TCM tử vong 58
    4.1.1. Đặc điểm dịch tễ lâm sàng bệnh nhân TCM tử vong 58
    4.1.2. Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân TCM tử vong 61
    4.1.3. Đặc điểm về xét nghiệm của bệnh nhân TCM tử vong 64
    4.2. Các biến chứng hay gặp và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong 66
    4.2.1. Các biến chứng hay gặp của bệnh nhân TCM tử vong 66
    4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong của bệnh nhân TCM tử vong 73
    KẾT LUẬN 76
    KIẾN NGHỊ 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tay-chân-miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, do các vi rút đường ruột (VRĐR) gây ra.Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh là tổn thương dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân [1].
    Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh TCM đang đe dọa tính mạng, sức khỏe trẻ em ở các nước châu Á và có xu hướng trở thành vấn đề sức khỏe toàn cầu [57]. Bệnh TCM được ghi nhận ở hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Tây Thái Bình Dương với chu kỳ 2 đến 3 năm có một vụ dịch lớn [57]. Bệnh TCM thường tự khỏi, tuy nhiên trong những năm gần đây đã có nhiều bệnh nhân TCM tử vong, đặc biệt tăng cao vào năm 2011.Riêng tại Trung Quốc chỉ tính năm 2009 đã có 353 trẻ tử vong, năm 2010 số tử vong tăng lên 876 trẻ, năm 2011 số tử vong 506 trẻ. Nếu chỉ tính riêng số trẻ tử vong trên số trẻ bệnh nặng thì tỷ lệ này là 2,6-6,2% [57]. Những trường hợp tử vong thường xẩy ra trong bệnh cảnh sốt cao, mạch nhanh, tổn thương thần kinh trung ương, suy hô hấp, suy tuần hoàn [3], [12], [57].
    Tại Việt Nam, dịch bệnh TCM đã xẩy ra liên tiếp trong nhiều năm. Năm 2011 bệnh TCM bùng phát trên toàn quốc với số người mắc và số tử vong cao nhất từ trước tới nay. Bệnh TCM xuất hiện tất cả 63 tỉnh, thành phố vàcả nước ghi nhận 110.897 bệnh nhân, trong đó có 166 bệnh nhân tử vong, số tử vong tăng gấp 6 lần so với năm 2010. Trong số các bệnh nhân tử vong, 76% được xác định do Enterovirus 71 (EV71) [9].
    Hiện nay, bệnh TCM chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu điều trị triệu chứng và biến chứng. Mặt khác các biện pháp vệ sinh và cách ly vẫn chưa khống chế được sự lan tràn của bệnh. Vì vậy, việc theo dõi sát lâm sàng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu nặng của bệnh đóng vai trị quan trọng để hạn chế tử vong. Đã có một số nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề tử vong do bệnh TCM, nhưng chủ yếu về độc lực vi rút và cơ chế bệnh sinh, các nghiên cứu lâm sàng giúp phát hiện sớm biến chứng còn chưa nhiều. Để góp phần tìm hiểu thêm về đặc điểm lâm sàng tử vong ở bệnh nhân TCM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng 41 bệnh nhân mắc Tay Chân Miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I - năm 2011” với hai mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của 41 bệnh nhân mắc Tay Chân Miệng tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I.
    2. Tìm hiểu các biến chứng hay gặp và các yếu tố ảnh hưởng đến tử vong ở bệnh nhân mắc Tay Chân Miệng tử vong.
     
Đang tải...