Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học môn toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lí sư phạm nâng cao

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học
    tập của HS và sự phát triển nhân cách của các em. Trong trường tiểu học
    môn Toán có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phát triển các năng lực và
    phẩm chất trí tuệ cho HS. Vì vậy, hứng thú càng trở nên quan trọng trong
    việc học tập môn Toán ở trường tiểu học.
    Hứng thú học môn Toán của HS tiểu học (HSTH) nhìn chung vẫn còn
    bị hạn chế, không ít em sợ toán, coi việc học toán là một công việc nặng
    nhọc, căng thẳng . Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên có thể do các em
    chưa nhận biết tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học toán, chưa được
    kích thích hành động tích cực, sáng tạo trong quá trình giải toán .; cũng có
    thể do nội dung môn Toán khô khan, phương pháp (PP) dạy của GV chưa
    thật sự hấp dẫn, . Mặt khác, trên thực tế viêc hình thành hứng thú học môn
    Toán cho HSTH ở Việt Nam còn chưa được nghiên cứu mang tính hệ
    thống, đặc biệt đối với HSTH ở những vùng xa xôi, hẻo lánh như địa bàn
    Tây Ninh.
    Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: ”Nghiên cứu đặc điểm hứng thú học
    môn Toán của học sinh tiểu học và biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao
    hứng thú học môn Toán ở các em".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Chỉ ra những đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH, đề xuất và
    thử nghiệm một số biện pháp tâm lý sư phạm (TLSP) để nâng cao loại hứng
    thú này, từ đó đưa ra những kiến nghị sư phạm góp phần nâng cao hứng thú
    học môn Toán cho HSTH.
    3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH và biện pháp TLSP nâng
    cao hứng thú học môn Toán ở các em.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu chính: 422 HS (209 HS lớp 3 và 213 HS lớp 4)
    của một số trường tiểu học huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
    2
    Khách thể nghiên cứu bổ trợ: 29 GV (GV trực tiếp dạy những HS đựơc
    nghiên cứu và các GV dạy ở các lớp 3 và lớp 4 khác).
    Trưng cầu ý kiến 64 CMHS. Một số khách thể phỏng vấn sâu: 25 HS,
    30 CMHS, 15 GV, .
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về khách thể nghiên cứu: HS khối lớp 3 và lớp 4.
    - Về đối tượng nghiên cứu:
    + Nghiên cứu một số đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH.
    + Biện pháp TLSP: chủ yếu áp dụng một số tác động tâm lý thông qua
    các hình thức, PP, biện pháp trong dạy học của GV nhằm tăng tính chủ
    động, tìm tòi, sáng tạo và tạo lập bầu không khí tâm lý tích cực trong quá
    trình học tập để nâng cao hứng thú học môn Toán. Không đi sâu nghiên
    cứu nội dung, chương trình môn Toán ảnh hưởng đến hứng thú học môn
    Toán như thế nào, mà đặt vấn đề: cùng nội dung môn Toán nhưng tại sao
    HS này, lớp này hứng thú học tập hơn HS kia, lớp kia.
    - Địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học: Thị Trấn, Nguyễn Đình Chiểu,
    Bạch Đằng trong địa bàn huyện Hòa Thành, thuộc tỉnh Tây Ninh.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: Hứng thú, hứng thú học tập,
    hứng thú học môn Toán của HSTH, .
    4.2. Phân tích thực trạng hứng thú và nguyên nhân gây hứng thú học
    môn Toán của HS ở một số trường tiểu học; xác định những đặc điểm hứng
    thú học môn Toán ở HSTH.
    4.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp TLSP nhằm nâng cao
    hứng thú học môn Toán cho HS. Từ đó đề xuất những kiến nghị sư phạm
    cần thiết.
    5. Giả thuyết khoa học
    Đặc điểm hứng thú học môn Toán của HSTH hiện nay nhìn chung còn
    phân tán, chưa bền vững, chưa ổn định, chủ yếu là hứng thú gián tiếp. Một
    trong những nguyên nhân của hiện trạng này là do: việc giảng dạy chưa làm
    cho HS nhận thức rõ ý nghĩa của môn Toán, chưa thật sự tạo ra những xúc
    cảm tích cực, tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học toán, cũng
    như chưa tạo ra bầu không khí tích cực trong các nhóm HS khi học toán.
    3
    Nếu xây dựng được một hệ thống các biện pháp TLSP tác động làm
    thay đổi các nguyên nhân trên một cách tích cực thì hứng thú học môn
    Toán ở HSTH sẽ được nâng cao hơn.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài đã sử dụng một hệ thống các PP nghiên cứu sau: PP nghiên cứu tài
    liệu; PP chuyên gia; PP điều tra bằng bảng hỏi; PP phỏng vấn; PP quan sát;
    PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động; PP thực nghiệm; PP thống kê toán học.
    7. Đóng góp mới của luận án
    - Về mặt lý luận:
    Luận án đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
    lĩnh vực hứng thú học môn Toán của HSTH; đã xác định được khái niệm
    hứng thú học môn Toán của HSTH; chỉ ra được các thành tố cảm xúc, nhận
    thức, hành động trong cấu trúc và biểu hiện của hứng thú học môn Toán
    của HSTH; chỉ ra 3 giai đoạn hình thành, phát triển và 5 yếu tố tác động
    đến hứng thú học môn Toán ở HSTH. Kết quả nghiên cứu góp phần làm
    phong phú thêm tài liệu về đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS Việt Nam.
    - Về mặt thực tiễn:
    Kết quả nghiên cứu xác định được một số đặc điểm hứng thú học môn
    Toán của HS lớp 3 – 4: hầu hết HS không những không sợ Toán mà còn
    hứng thú học Toán cao hơn các môn khác; tuy nhiên hứng thú gián tiếp
    (với kết quả hoạt động) chiếm ưu thế hơn hứng thú trực tiếp (với quá trình
    chiếm lĩnh đối tượng); yếu tố xúc cảm đối với quá trình và kết quả học
    môn Toán chiếm ưu thế hơn yếu tố nhận thức về đối tượng; HS lớp 3 – 4
    đặc biệt hứng thú với những bài tập toán số, những bài trực quan hoá, có
    tình huống và qua trò chơi; hứng thú của HS lớp 3 – 4 còn phân tán, chưa
    ổn định, bền vững, dễ nâng cao nhưng cũng dễ suy giảm bởi các yếu tố tác
    động khách quan, trong đó GV có vai trò quan trọng nhất.
    Đề xuất được một số biện pháp TLSP: tăng cường sử dụng bài tập toán có
    tình huống, trực quan, trò chơi; tăng cường hình thức làm bài tập theo nhóm
    nhỏ; tăng cường chấm bài, đánh giá kết quả học tập theo hướng động viên,
    4
    khích lệ sự tiến bộ của từng HS. Các biện pháp trên đã được thực nghiệm ở HS
    lớp 3 lớp 4, được chứng minh là có tính khả thi và đạt kết quả rõ rệt.
    Luận án có thể dùng làm tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học về cơ sở lý
    luận và thực tiễn phát triển hứng thú học môn Toán ở HSTH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...