Tài liệu Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (Indosada sp) tại khu r

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (Indosada sp) tại khu rừng đặc dụng Yên Tử - Uông Bí - Quảng Ninh

    LỜI NÓI ĐẦU

    Để kết thúc khoá học 2000 - 2004 tại trường Đại học Lâm nghiệp, đồng thời củng cố thêm những kiến thức đă học, gắn liền giữa lư thuyết với thực tiễn, được sự đồng ư của Ban chủ nhiệm khoa Lâm học, bộ môn Lâm sinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu đặc điểm h́nh thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (Indosada sp) tại khu rừng đặc dụng Yên Tử - Uông Bí - Quảng Ninh
    Hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi đă nhận được sự giúp đỡ tận t́nh của thầy giáo Bùi Thế Đồi, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm sinh và các bạn đồng nghiệp. Nhân dịp này tôi xin bầy tỏ ḷng biết ơn sâu sắc tới tất cả t́nh cảm quư báu đó.
    Mặc dù đă có nhiều cố gắng nhưng do c̣n hạn chế về nhiều mặt, lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, v́ vậy khoá luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những đóng góp quư báu của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp để tôi có thêm những kinh nghiệm trong bước đường công tác tiếp theo.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Hà Tây, tháng 05 năm 2004
    Sinh viên:



    Lê Thanh Nghị


    Phần 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ở nước ta diện tích tre nứa rất lớn, theo kết quả kiểm kê rừng năm 1993 th́ diện tích rừng tre nứa chiếm 11,4% diện tích toàn quốc, với trữ lượng 5,555 tỷ cây. Ngoài tre trúc c̣n được trồng rải rác khá nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam.
    Tre nứa ở các tỉnh phía bắc có khoảng 10 chi, 48 loài (Vũ Văn Dũng 1978). Cây Trúc Yên Tử là một loài trong phân họ tre nứa, là loài cây đặc hữu, đặc sản của Việt Nam.
    Từ xưa đến nay, tre trúc gắn liền với đời sống của nhân dân ta. Người dân sử dụng tre tróc trong nhiều công việc khác nhau như: dùng trong xây dựng, làm nguyên liệu cho các đồ thủ công mỹ nghệ, làm nguyên liệu giấy, đũa xuất khẩu. Măng tre trúc làm thực phẩm được nhiều người ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao. Ngoài ra rừng tre trúc thường có mật độ rất cao, hệ rễ chùm và thân ngầm phát triển nên có khả năng chống xói ṃn, rửa trôi đất. Mặt dù là loài cây đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao nhưng tre trúc vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trừ một số loài thông dụng như: Luồng, Vầu, Mai th́ nhiều loài c̣n khá mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu, trong đó có loài Trúc Yên Tử, một loài cây đặc hữu của nước ta cho măng có chất lượng cao, thân dùng làm cần câu hoặc chế biến đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu.
    Hiện nay diện tích rừng Trúc tự nhiên tại Yên Tử Quảng Ninh đang bị thu hẹp, chất lượng và trữ lượng rừng trúc giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân do hiện tượng khai thác bừa băi, đốt lớp thảm thực vật dưới tán rừng kích thích sinh trưởng của măng sau đó khai thác. Tại đây chưa có bất cứ một biện pháp nào nhằm làm giảm t́nh trạng khai thác và lạm dụng quá mức, đặc biệt là việc khai thác măng với số lượng lớn vào mùa lễ hội. Từ đó dẫn đến diện tích, mật độ cũng như chất lượng của rừng trúc bị giảm sút nhanh chóng. Mặt khác chưa có một công tŕnh khoa học nào nghiên cứu nhằm gây trồng và phát triển loài cây này.
    Với vai tṛ và t́nh trạng của rừng Trúc Yên Tử hiện nay, sù quan tâm nghiên cứu để ứng dụng gây trồng loài cây này trong tương lai là việc làm cần thiết, góp phần thực hiện thành công chương tŕnh 5 triệu ha rừng của ngành lâm nghiệp và phát triển kinh tế xă hội của địa phương.
    Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm h́nh thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Trúc Yên Tử (Indosada sp) tại khu rừng đặc dụng Yên Tử - Uông Bí - Quảng Ninh
    Chúng tôi hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ góp phần tạo cơ sở đề xuất các biệp pháp khoa học nhằm gây trồng và phát triển loài cây này, đồng thời nâng cao khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng rừng ở đây.
















    Phần 2

    TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    2.1. Khái niệm về tre tróc
    Tre trúc là các loài cây thuộc phân họ tre (Bambusoideae), họ Hoà thảo (Poaceae), lớp một lá mầm, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới. Hầu hết 75 chi và1250 loài tre trúc là cây gỗ sinh trưởng nhanh. Về kích thước thân từ cây thân cỏ đến cây có chiều cao 40m, đường kính đạt 32cm.
    Từ ghép Tre trúc là từ muốn chỉ chung tất cả các loài Tre, Nứa, Vầu, Giang v.v trong họ phụ này. Căn cứ vào cách sinh trưởng người ta có thể chia tre trúc thành 3 loại lớn:
    (1) Loại có thân mọc cụm (hợp trục): các cây tre đứng gần nhau, mọc từng bụi mà không tự lan rộng trong diện tích đất.
    (2) Loại có thân ngầm mọc phân tán (c̣n gọi là mọc tản, đơn trục): loại này có thân ngầm nhỏ (so với thân khí sinh) mọc ḅ ngang trong tầng đất theo h́nh lượn sóng. Trên thân ngầm có đốt, rễ mọc trên các đốt, mỗi đốt lại có mắt xếp so le hai bên, có mắt nẩy lên mọc khỏi mặt đất thành măng và phát triển thành thân khí sinh, có mắt lại mọc thành thân ngầm mới, tiếp tục ḅ lan trong đất.
    (3) Loại có thân mọc tản phức hợp (phức trục), tức là thân khƯ sinh vừa mọc tản vừa mọc cụm. Cây tre có thể mọc ra từ thân và từ gốc tre như loài mọc cụm.
    2.2. Đặc điểm của tre tróc
    2.2.1. Đặc điểm sinh thái của tre tróc.
    Trên thế giới họ phụ tre nứa có trên 1200 loài, 70 chi, phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới và một số loài phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới.
    Theo Zho Fangchun (1998) tre trúc thế giới có thể chia làm 3 vùng:
    - Vùng tre trúc Châu á - Thái b́nh dương.
    - Vùng tre trúc Châu Mỹ.
    - Vùng tre trúc Châu Phi.
    Tre trúc ở Việt Nam theo kết quả thống kê rừng toàn quốc (2001) có 1.492.000 ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắc Lắc. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) Việt Nam đă thống kê được 23 chi với 121 loài tre tróc.
    Tre trúc có rất nhiều loài, mỗi loài có những yêu cầu riêng về điều kiện ngoại cảnh. Song nh́n chung, điều kiện khí hậu nhiệt đới thích hợp với phần lớn loài tre trúc có thân mọc cụm, khí hậu á nhiệt đới thích hợp với loài có thân mọc phân tán. Loại có thân mọc cụm sinh trưởng ở hầu hết các nơi trong điều kiện khí hậu nước ta, từ vùng đồi núi đến đồng bằng, ven biển. Nh́n chung các loài này yêu cầu nhiệt độ b́nh quân hàng năm từ 22[SUP]0[/SUP]C trở lên, nhiệt độ b́nh quân tháng thấp nhất không dưới 8[SUP]0[/SUP]C, lượng mưa hàng năm 1.500mm, độ Èm không khí hàng tháng 80% trở lên. Các loại tre trúc có thân ngầm mọc tản (phân tán) có phạm vi phân bố tương đối hẹp hơn loại có thân ngầm mọc cụm. Phần lớn tre trúc mọc tản thích hợp với khí hậu á nhiệt đới, ở những nơi có nhiệt độ b́nh quân năm trên 14[SUP]0[/SUP]C, nhiệt độ b́nh quân mùa đông trên 4[SUP]0[/SUP]C, lượng mưa từ 1000mm trở lên và phân bố đều, nhất là mùa xuân.
    Loại tre trúc mọc cụm nói chung không kén đất, có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất. Tuy vậy nơi có đất tốt, tầng dầy đủ Èm th́ sinh trưởng tốt hơn, cây tre cao to hơn, lăng tre dài hơn nơi đất xấu khô hạn.
    Các loại tre trúc mọc phân tán yêu cầu đất tốt hơn loại có thân mọc cụm, yêu cầu đất sâu, Èm, nhiều mùn và thoát nước tốt, đất c̣n tính chất đất rừng.
    2.2.2. Đặc điểm sinh vật học, đặc điểm sinh trưởng của tre trúc
     
Đang tải...