Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị chẩn đoán của cộng hưởng từ u màng não vùng củ yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 12/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .
    DANH MỤC CÁC BẢNG .
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
    1.1. ĐẠI CƯƠNG U MÀNG NÃO 3
    1.1.1.Định nghĩa . 3
    1.1.2.Dịch tễ học 3
    1.1.3.Các yếu tố nguy cơ 4
    1.1.4.Giải phẫu bệnh 5
    1.1.5. Các vị trí thường gặp và triệu chứng lâm sàng 8
    1.1.6.Chẩn đoán hình ảnh u màng não 9
    1.2.U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN . 12
    1.2.1. Định nghĩa 12
    1.2.2. Một số mốc giải phẫu quan trọng trong u màng não vùng củ yên . 13
    1.2.3. Triệu chứng lâm sàng . 17
    1.2.4. Xét nghiệm cận lâm sàng 20
    1.2.5. Điều trị u màng não củ yên . 22
    1.3. VAI TRÒ CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG U
    MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN 24

    1.3.1. Xquang quy ước và chụp ma ̣ch . 24
    1.3.2. Chụp cắt lớp vi tính 26
    1.3.3. Chụp cộng hưởng từ . 27
    1.3.4. Một số chẩn đoán phân biê ̣t thường gă ̣p: 29
    1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 33
    1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 33
    1.4.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam . 34
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 36
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
    2.3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU . 37
    2.4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU . 37
    2.4.1. Đặc điểm lâm sàng . 37
    2.4.2. Đặc điểm cận lâm sàng . 38
    2.4.3. Đặc điểm liên quan tới phẫu thuật 40
    2.4.4. Đặc điểm giải phẫu bệnh 41
    2.4.5. Đặc điểm hình ảnh khối u trên cộng hưởng từ 42
    2.4.6. Phân loại u màng não vùng củ yên trên hình ảnh cộng hưởng từ 49
    2.4.7. Đánh giá giá trị chẩn đoán xâm lấn của u vào mạch máu, hố yên . 49
    2.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU . 50
    2.6. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU . 51
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 52
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG 52

    3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG – CẬN LÂM SÀNG . 54
    3.2.1. Triệu chứng cơ năng . 54
    3.2.2. Triệu chứng thị lực – thị trường 56
    3.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT – MÔ BỆNH HỌC . 59
    3.3.1. Các đường mổ trong nghiên cứu . 59
    3.3.2. Mức độ lấy u 60
    3.3.3. Liên quan của u với cấu trúc lân cận trong phẫu thuật 61
    3.3.4. Kết quả giải phẫu bệnh . 63
    3.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN TRÊN CỘNG
    HƯỞNG TỪ 65
    3.4.1. Kích thước u . 65
    3.4.2. Đặc điểm tín hiệu trên các chuỗi xung 66
    3.4.3. Cấu trúc u và hướng lan 67
    3.4.4. Các dấu hiệu hình ảnh 68
    3.4.5. Liên quan u với cấu trúc lân cận trên CHT . 69
    3.4.6. Giá trị chẩn đoán tình trạng xâm lấn lân cận . 70
    3.5. PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH U MÀNG NÃO VÙNG CỦ YÊN TRÊN CỘNG
    HƯỞNG TỪ 74
    3.5.1. Phân nhóm UMNVCY trên cộng hưởng từ . 74
    3.5.2. Liên quan giữa nhóm hình ảnh u và kích thước u . 75
    3.5.3. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng thị lực – thị
    trường . 76
    3.5.4. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng nội tiết . 79

    3.5.5. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng xâm lấn các
    cấu trúc lân cận trong phẫu thuâ ̣t 81
    3.5.6. Liên quan với các yếu tố liên quan tới phẫu thuật . 85
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN . 87
    4.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DI ̣CH TỄ HỌC . 87
    4.1.1. Tỉ lê ̣ mắc bê ̣nh 87
    4.1.2. Tuổi 87
    4.1.3. Giới 89
    4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG . 90
    4.2.1. Đă ̣c điểm lâm sàng . 90
    4.2.3. Đă ̣c điểm xét nghiê ̣m thi ̣ lực, thi ̣ trường . 92
    4.2.4. Đă ̣c điểm xét nghiê ̣m nội tiết 94
    4.3. ĐẶC ĐIỂM PHẪU THUẬT VÀ MÔ BỆNH HỌC . 94
    4.3.1. Đă ̣c điểm phẫu thuâ ̣t . 94
    4.3.2. Đă ̣c điểm mô bê ̣nh học . 97
    4.4. ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ . 100
    4.4.1. Kích thước u . 100
    4.4.2. Đặc điểm tín hiệu . 101
    4.4.3. Cấu trúc u và hướng lan 103
    4.4.4. Các dấu hiệu hình ảnh 105
    4.4.5. Giá trị chẩn đoán xâm lấn cấu trúc lân cận . 107

    4.5. LIÊN QUAN GIỮA PHÂN LOẠI HÌNH ẢNH U MÀNG NÃO VÙNG
    CỦ YÊN TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ VÀ CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN
    LÂM SÀNG, KẾT QUẢ PHẪU THUẬT 112
    4.5.1. Phân loại hình ảnh u màng não vùng củ yên trên cộng hưởng từ 112
    4.5.2. Liên quan giữa phân loại hình ảnh với lâm sàng – cận lâm sàng . 115
    4.5.3. Liên quan giữa phân loại hình ảnh và các đường mở sọ 118
    4.5.4. Liên quan giữa phân loại hình ảnh với tình trạng xâm lấn các cấu trúc lân
    cận trong phẫu thuật . 119
    KẾT LUẬN 122
    KIẾN NGHI ̣ .
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    DANH SÁCH BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU .



    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
    1 BN Bệnh nhân
    2 BV Bệnh viện
    3 CĐHA Chẩn đoán hình ảnh
    4 CLVT Cắt lớp vi tính
    5 CHT Cộng hưởng từ
    6 ĐM Động mạch
    7 PT Phẫu thuật
    8 SNV Số nhập viện
    9 UMN U màng não
    10 UMNVCY U màng não vùng củ yên
    11 WHO World Health Organization
    Tổ chức y tế thế giới




    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng 2.1: Tri ̣ số bình thường của các nội tiết tố . 39
    Bảng 3.1. Độ tuổi trung bình 52
    Bảng 3.2. Triệu chứng cơ năng . 54
    Bảng 3.3. Thời gian xuất hiện triệu chứng cơ năng 55
    Bảng 3.4. Đă ̣c điểm tổn thương mắt trên lâm sàng . 56
    Bảng 3.5. Tổn thương gai thị trên soi đáy mắt 57
    Bảng 3.6. Kết quả đo thị trường . 57
    Bảng 3.7. Các rối loạn nột tiết tố trong nghiên cứu . 58
    Bảng 3.8. Tỉ lệ BN có biến đổi trên xét nghiệm nội tiết 59
    Bảng 3.9. Các đường mổ trong nghiên cứu . 59
    Bảng 3.10. Mức độ lấy hết u trong mổ . 60
    Bảng 3.11. Liên quan tuyến yên – cuống tuyến yên 61
    Bảng 3.12. Liên quan giao thoa thị giác và thần kinh thị 61
    Bảng 3.13. Liên quan ĐM lân cận 62
    Bảng 3.14. Các nhóm mô bệnh học UMN trong nghiên cứu . 63
    Bảng 3.15. Kích thước u theo các hướng 65
    Bảng 3.16. Đặc điểm tín hiệu . 66
    Bảng 3.17. Đặc điểm về cấu trúc u . 67
    Bảng 3.18. Các dấu hiệu hình ảnh 68
    Bảng 3.19. Phân biê ̣t giữa UMNVCY với tuyến yên trên T1W 69
    Bảng 3.20. Liên quan của u với các ĐM lân cận trên CHT . 69
    Bảng 3.21. Chẩn đoán xâm lấn hố yên đối chiếu PT . 70
    Bảng 3.22. Giá tri ̣ chẩn đoán có xâm lấn mạch máu trên CHT đối chiếu PT 71
    Bảng 3.23. Giá tri ̣ chẩn đoán có xâm lấn phức hợp não trước – thông trước trên
    CHT đối chiếu PT 72

    Bảng 3.24. Giá tri ̣ chẩn đoán có xâm lấn động ma ̣ch cảnh trong trên CHT đối
    chiếu PT . 73
    Bảng 3.25. Tỉ lệ phân nhóm UMNVCY trên cộng hưởng từ 74
    Bảng 3 26. Tỉ lệ các nhóm hình ảnh UMNVCY và kích thước trung bình u . 75
    Bảng 3.27. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với triê ̣u chứng cơ năng
    về mắt 76
    Bảng 3.28. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với tình trạng tổn thương
    gai thị trên soi đáy mắt . 77
    Bảng 3.29. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY với mức độ tổn thương
    thị trường . 78
    Bảng 3.30. Liên quan giữa nhóm hình ảnh CHTUMNVCY với tình tra ̣ng rối
    loa ̣n nội tiết 79
    Bảng 3.31. Liên quan giữa nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với các da ̣ng rối
    loa ̣n nội tiết 80
    Bảng 3.32. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHTUMNVCY với tình trạng
    xâm lấn hố yên trên phẫu thuâ ̣t . 81
    Bảng 3.33. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng
    xâm lấn ma ̣ch máu trên phẫu thuâ ̣t . 82
    Bảng 3.34. Liên quan giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng
    xâm lấn động ma ̣ch cảnh trong trên phẫu thuâ ̣t . 83
    Bảng 3.35. Liên quan giữa nhóm hình ảnh CHT UMNVCY với tình trạng xâm
    lấn phức hợp ĐM não trước – thông trước trên phẫu thuâ ̣t . 84
    Bảng 3.36. Liên quan giữa nhóm hình ảnh UMNVCY và kết quả PT lấy u 86
    Bảng 4.1. Thống kê về tuổi so sánh với các nghiên cứu khác . 88
    Bảng 4.2. Tỉ lệ nữ / nam so sánh với các kết quả nghiên cứu khác . 90
    Bảng 4.3. Tỉ lệ nhâ ̣p viê ̣n muộn (>12 tháng sau khởi phát) so sánh với các kết
    quả nghiên cứu khác . 92

    Bảng 4.4. Kết quả lấy toàn bộ u theo một số tác giả . 96
    Bảng 4.5. So sánh đặc điểm giải phẫu bệnh với các nghiên cứu khác về
    UMNVCY 98
    Bảng 4.6. So sánh tỉ lê ̣ u màng não WHO-độ II và III giữa UMNVCY với các
    vị trí khác . 99
    Bảng 4.7. Phân nhóm kích thước u đo trên mặt phẳng ngang trong nghiên cứu
    so sánh với một số tác giả khác 101
    Bảng 4.8. So sánh độ đồng nhất của UMN với một số tác giả khác 104



    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi . 52
    Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới 53
    Biểu đồ 3.3. Phân bố giới theo nhóm tuổi . 53
    Biểu đồ 3.4. Phân độ mô bệnh học UMN trong nghiên cứu 64
    Biểu đồ 3.5. Phân bố đường mổ giữa các nhóm hình ảnh CHT UMNVCY 85




    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 1.1. U màng não WHO-độ I . 6
    Hình 1.2. U màng não WHO-độ II . 7
    Hình 1.3. U màng não WHO-độ III 8
    Hình 1.4. Các vị trí thường gặp của UMN: vòm sọ, liềm đại não, rìa xương
    bướm, rãnh khứu, quanh yên 8
    Hình 1.5. UMN cạnh đường giữa trên ảnh chụp mạch máu thì mao mạch và
    tĩnh mạch . 10
    Hình 1.6. Một số dấu hiệu hình ảnh trong UMN . 11
    Hình 1.7. Biến đổi xương dạng mọt gặm trong UMN . 11
    Hình 1.8. Thiết đồ dọc qua rãnh giao thoa, rìa xương bướm và củ yên. 12
    Hình 1.9. Giải phẫu khu vực hố yên và quanh yên trên CHT 13
    Hình 1.10. Liên quan màng não vùng yên và trên yên 14
    Hình 1.11. Sơ đồ màng não vùng củ yên trên ảnh CHT trước và sau tiêm thuốc
    đối quang từ . 16
    Hình 1.12. Đường thi ̣ giác 17
    Hình 1.13. Sơ đồ minh họa khả năng xâm lấn của UMNVCY 18
    Hình 1.14. Một số dạng tổn thương thị trường trong UMNVCY 20
    Hình 1.15. Các đường mở sọ trong phẫu thuâ ̣t u màng não nền sọ trước 23
    Hình 1.16. Dấu hiê ̣u giãn rộng hố yên và tiêu xương bướm trên Xquang của
    khối u vùng yên 24
    Hình 1.17. UMNVCY trên ảnh chụp mạch máu . 25
    Hình 1.18. UMNVCY trên CLVT có tiêm thuốc cản quang. 26
    Hình 1.19. UMNVCY trên CHT có tiêm thuốc đối quang từ 28
    Hình 1.20. Macroadenoma tuyến yên trên CHT . 30
    Hình 1.21. U sọ hầu điển hình trên CHT 32


    Hình 2.1. Dấu hiệu hoành yên trên CHT trong UMNVCY . 43
    Hình 2.2. UMNVCY chưa xâm lấn hố yên . 44
    Hình 2.3. UMNVCY xâm lấn hố yên . 44
    Hình 2.4. U màng não vùng củ yên có dấu hiê ̣u xâm lấn bao bọc ĐM cảnh trong
    phải (A) và ĐM não trước trái (B) 45
    Hình 2.5. U màng não củ yên có dấu hiê ̣u bao bọc phức hợp ĐM não trước -
    thông trước (mũi tên trắng) trên ảnh T1W sau tiêm thuốc đối quang và ảnh
    dựng hình ĐM não. 45
    Hình 2.6. Dấu hiệu đuôi màng cứng trên CHT trong UMNVCY 46
    Hình 2.7. Dấu hiệu khe dịch não tủy của UMN trên CHT 47
    Hình 2.8. UMNVCY có dấu hiệu dày bản xương lân cận ở vùng rãnh giao thoa
    thị giác – củ yên trên CHT . 47
    Hình 2.9. UMNVCY có dấu hiệu bó mạch trong u trên CHT . 48
    Hình 2.10. U màng não có phù não xung quanh trên CHT . 48
    Hình 2.11. Phân loại UMNVCY trên CHT theo Liu và cs (2014) . 49
    Hình 4.1. U màng não vùng củ yên trên CHT . 102
    Hình 4.2. UMNVCY phát triển lê ̣ch trái, có phù não lân câ ̣n tăng tín hiê ̣u trên
    xung T2W và T2-FLAIR, giảm tín hiê ̣u trên T1W, ngấm thuốc đối quang từ
    không đồng nhất trên T1W sau tiêm (SNV: 213112635) 105
    Hình 4.3. U màng não vùng củ yên chưa xâm lấn hố yên . 108
    Hình 4.4. U màng não vùng củ yên xâm lấn hố yên 109
    Hình 4.5. U màng não vùng củ yên phát triển lê ̣ch trái, có dấu hiê ̣u xâm lấn bao
    bọc ĐM cảnh trong trái (SNV: 10048315) 110
    Hình 4.6. U màng não vùng củ yên có dấu hiê ̣u bao bọc phức hợp ĐM não
    trước - thông trước (SNV: 12039505). . 112
    Hình 4.7. U màng não vùng củ yên nhóm I (SNV: 13080713). 114
    Hình 4.8. U màng não vùng củ yên nhóm II . 114

    Hình 4.9. U màng não vùng củ yên nhóm III 115
    1

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    U màng não (UMN) là khối u có nguồn gốc từ các tế bào màng nhện. Đa
    số u màng não thường lành tính, phát triển chậm và ít khi xâm lấn vào nhu mô não
    [90].
    U màng não vùng củ yên (UMNVCY ) bao gồm các u màng não phát
    triển ở củ yên, hoành yên, rãnh giao thoa thị giác (chiasmatic sulcus) và rìa
    xương bướm (limbus sphenodale). Loại u này chiếm tỉ lệ khoảng 5-10% trong
    số các u màng não nội sọ [17],[ 56]. Vì nằm ở vị trí giữa sàn sọ, bên cạnh dây
    thần kinh thị giác và giao thoa thị giác u màng não vùng củ yên có thể phát triển
    chèn ép vào các cấu trúc này gây giảm thị lực, dẫn tới mù một mắt hoặc hai
    mắt. Triệu chứng lâm sàng điển hình của u màng não vùng củ yên được nêu
    trong y văn là hội chứng tổn thương giao thoa thị giác trên yên (suprasellar
    chiasmal syndrome) với các đặc điểm: teo gai thị, bán manh thị trường thái
    dương hai bên nhưng hình ảnh hố yên trên phim Xquang vẫn bình thường [56].
    U màng não vùng củ yên nếu không được điều trị sẽ dẫn tới mù hoàn toàn do
    tổn thương thần kinh thị không hồi phục.
    Với những tiến bộ hiện nay trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh (CĐHA)
    nói chung và chẩn đoán hình ảnh thần kinh nói riêng, ngày càng nhiều UMN
    được phát hiện tình cờ, khiến cho tỉ lệ thực của căn bệnh này cao hơn nhiều so
    với các báo cáo trước kia. Các nghiên cứu gần đây tại cả Châu Âu, Châu Á,
    Hoa Kỳ cho thấy u màng não hiện đã trở thành loại u nội sọ phổ biến nhất, với
    tỉ lệ trên 30% tổng số u nội sọ [33],[ 53],[ 76],[ 85].
    Cho tới nay phương pháp điều trị chính của u màng não vùng củ yên vẫn
    là phẫu thuật (PT) cắt bỏ u, giải phóng chèn ép thần kinh thị nhằm mục đích
    phục hồi thị lực cho người bệnh. Tuy nhiên do vị trí của u nằm ở vị trí có giải
    phẫu phức tạp, xung quanh có rất nhiều thành phần quan trọng như mạch máu, 2

    thần kinh, tuyến yên và cuống tuyến yên nên đây là một phẫu thuật khó và nhiều
    tai biến. Vấn đề chỉ định phẫu thuật cũng như lựa chọn đường mổ phụ thuộc
    vào đặc điểm hình ảnh của khối u cũng như mức độ liên quan với các cấu trúc
    lân cận. Nhận biết trước được các yếu tố nói trên sẽ giúp cho phẫu thuật viên
    hoạch định chiến lược phẫu thuật, làm tăng tỉ lệ thành công và giảm tỉ lệ tai
    biến trong mổ.
    Hiện nay, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng nhiều nhất trong u
    màng não vùng củ yên là chụp cộng hưởng từ (CHT) do độ phân giải mô mềm
    cao, sử dụng nhiều chuỗi xung giúp hiện ảnh chi tiết các cấu trúc mạch máu,
    thần kinh khu vực yên và quanh yên trên nhiều bình diện.
    Trung tâm phẫu thuật thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy là cơ sở ngoại khoa
    có tỉ lệ mổ u màng não vùng củ yên cao nhất cả nước. Một số báo cáo của các
    tác giả như Võ Văn Nho, Nguyễn Phong, Nguyễn Ngọc Khang đã cho thấy
    những tiến bộ của phẫu thuật thần kinh đối với điều trị u màng não vùng củ yên
    đồng thời đặt ra nhưng yêu cầu của nhà phẫu thuật với nhà chẩn đoán hình ảnh
    trong vấn đề chẩn đoán, đánh giá xâm lấn để hoạch định chiến lược và tiên
    lượng kết quả phẫu thuật [7], [8], [9], [10]. Xuất phát từ thực trạng này chúng
    tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị
    của cộng hưởng từ trong chẩn đoán u màng não vùng củ yên” với các mục
    tiêu sau:
    1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của u màng não vùng củ yên trên cộng
    hưởng từ
    2. Giá tri ̣ của cô ̣ng hưởng từ trong chẩn đoán u màng não vùng củ
    yên đối chiếu với lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả phẫu thuật.
    3

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    1.1. ĐẠI CƯƠNG U MÀNG NÃO
    1.1.1.Định nghĩa
    U màng não (UMN) là khối u có nguồn gốc từ tế bào màng nhện
    (arachnoidal cells) [90].
    1.1.2.Dịch tễ học
    U màng não là một trong những loại u nội sọ thường gặp nhất.
    Tại Mỹ, tỉ lệ UMN có triệu chứng trong dân số là 2/100.000, tỉ lệ không
    có triệu chứng là 5,7/100.000 với tổng tỉ lệ là 7,7/100.000 dân. Mặc dù vậy tỉ
    lệ này có thể còn cao hơn, bởi tỉ lệ UMN phát hiện tình cờ trên mổ tử thi lên tới
    2,3% [62],[ 94]. Trong nghiên cứu dịch tễ của Radhakrishnan và cs (1995),
    UMN chiếm tới 40% tổng số các u nội sọ [94].
    Theo thống kê mới đây tại Mỹ năm 2014, tỉ lê ̣ mắc UMN đứng hàng đầu
    trong số các BN có u não nội sọ nguyên phát chiếm 36,1%, tiếp đến là u nguyên
    bào thần kinh đê ̣m (glioblastoma) với tỉ lê ̣ 15,4%, u tuyến yên với tỉ lê ̣ 15,1%,
    u bao dây thần kinh với tỉ lê ̣ 8%, u sao bào với tỉ lê ̣ 6%còn các loa ̣i u não nguyên
    phát khác đều chiếm tỉ lê ̣ rất thấp [85].
    Với những tiến bộ hiện nay trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh (CĐHA)
    nói chung và CĐHA thần kinh nói riêng, ngày càng nhiều UMN được phát hiện
    tình cờ, khiến cho tỉ lệ thực của căn bệnh này cao hơn nhiều so với các báo cáo
    trước kia. Người ta ước tính rằng sau khi máy cắt lớp vi tính (CLVT) ra đời, tỉ
    lệ của UMN đã tăng lên gấp 3-3,9 lần so với thời kỳ trước đó [28],[ 49].
    Các nghiên cứu gần đây tại Nam Phi, Nhật Bản, Singapore cho thấy
    UMN hiện đã trở thành loại u nội sọ phổ biến nhất, với tỉ lệ trên 30% tổng số u
    nội sọ [33],[ 53],[ 76]. 4

    Tại Mỹ, theo thống kê của CBTRUS (Central Brain Tumor Registry of
    the Unites States) có 24.980 trường hợp UMN được phát hiện mới vào năm
    2014 và sẽ có thêm khoảng 25.190 ca mới sẽ được phát hiện thêm vào năm
    2015 [85].
    Preston-Martin (1989) nghiên cứu về tỉ lệ mắc u não giữa các nhóm dân
    cư khác nhau thấy rằng tỉ lệ mắc UMN cao nhất ở người gốc Phi trong khi
    người gốc Á thì có tỉ lệ mắc thấp nhất. Nghiên cứu này cũng cho thấy UMN
    gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới ở hầu hết các nhóm sắc tộc, với tỉ lệ
    nam : nữ là 1: 2,8.[91]
    Tỉ lệ mắc UMN tăng theo tuổi, với nhóm bệnh nhân (BN) có u nội sọ
    tuổi trên 70, có tới 50,6% mắc UMN. Tỉ lệ này cao hơn gấp 3,5 lần so với nhóm
    BN có tuổi dưới 70 [61],[ 94]. Theo thống kê mới đây của CBTRUS tại Mỹ, độ
    tuổi trung bình của BN UMN là 65, cũng theo báo cáo này thì tỉ lê ̣ mắc UMN
    ở nhóm dân số trên 85 tuổi là 49,48 ca/100.000 dân, ở nhóm dân số 75-84 tuổi
    là 37.49 ca /100.000 dân, ở nhóm dân số 65-74 tuổi là 25,08 ca/100.000 dân
    trong khi tỉ lê ̣ này chỉ là 14,4 ca/100.000 dân ở nhóm 55-64 tuổi, thâ ̣m chí chỉ
    <5ca/100.000 dân ở nhóm dân số 35-44 tuổi [85].
    1.1.3.Các yếu tố nguy cơ
    Các đột biến liên quan tới nhiễm sắc thể 22 giữ vai trò quan trọng trong
    nguyên nhân dẫn tới UMN, trong đó được nhắc tới nhiều là đột biến ở cánh dài
    nhiễm sắc thể 22 gây ra NF2 (neurofibromatosis 2) [83].
    Một yếu tố nguy cơ khác cũng không kém phần quan trọng, đó là chiếu
    xạ liều cao. Các nghiên cứu cho thấy chiếu xạ liều cao là một trong các nguyên
    nhân gây ra UMN, nguyên nhân của liều xạ cao có thể do phóng xạ từ môi
    trường (như trong trường hợp các BN là nạn nhân sống sót sau thảm họa bom
    nguyên tử ở Hiroshima) hoặc do sau xạ phẫu điều trị các khối u nội sọ [106]. 5

    Chiếu xạ liều thấp (như trong chụp răng) cũng có thể gây ra UMN song nguy
    cơ thấp hơn nhiều [18].
    Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy liên quan giữa UMN với hormon
    sinh dục. Bệnh gặp phổ biến hơn ở nữ, thường liên quan tới ung thư vú và kích
    thước u hay tăng trong thai kỳ [18],[ 30],[ 112].
    1.1.4.Giải phẫu bệnh
    Có nhiều cách phân loại giải phẫu bệnh lý của u màng não, tuy nhiên
    ngày nay, các nhà lâm sàng sử dụng phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
    năm 2007 do có ý nghĩa thực hành hơn cả. Theo đó, UMN được phân loại thành
    3 nhóm [68],[ 73]:
    U màng não với mức độ tái phát chậm: WHO – độ I
    - U màng não dạng thượng mô (Meningothelial Meningioma)
    - U màng não dạng sợi (Fibrous Meningioma)
    - U màng não dạng chuyển tiếp (Transitional Meningioma)
    - U màng não dạng thể cát (Psammomatous Meningioma)
    - U màng não dạng tăng sinh mạch (Angiomatous Meningioma)
    - U màng não dạng thoái hóa vi nang (Microcystic Meningioma)
    - U màng não dạng chế tiết (Secretory Meningioma)
    - U màng não giàu tương bào lympho (Lymphoplasmacyterich)
    - U màng não dạng chuyển sản (Metaplastic Meningioma)
    U màng não với mức độ tái phát cao hơn: WHO – độ II
    - U màng não không điển hình (Atypical Meningioma)
    - U màng não dạng tế bào sáng (Clear cell Meningioma)
    - U màng não xâm lấn nhu mô não (Brain invasive Meningioma)
    - U màng não dạng nguyên sống (Chordoid Meningioma)
     
Đang tải...