Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm gen H5 và N1 của virus cúm A_H5N1 phân lập tại Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza - HPAI) do
    virus cúm A/H5N1 gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan nhanh với tỷ
    lệ gây chết cao trong đàn gia cầm bị bệnh. Virus cúm A/H5N1 là một phân type trong
    nhóm virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có protein Hemagglutinin (HA) và
    Neuraminidase (NA) trên bề mặt capsid của hạt virus mang tính kháng nguyên tham
    gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Kháng nguyên HA có 16 type (ký hiệu từ H1 đến
    H16) và kháng nguyên NA có 9 type (ký hiệu từ N1 đến N9).
    Kháng nguyên HA được mã hóa bởi phân đoạn 4 của hệ gen virus cúm A, có
    đặc tính kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt màng của tế bào nhiễm. HA có khả
    năng đột biến trong gen tạo nên sự khác biệt làm thay đổi tính kháng nguyên, đặc biệt
    là “vùng kháng nguyên 2” (vị trí 152 – 157) và điểm cắt của enzym protease ở vị trí
    chuỗi nối giữa HA1 và HA), hoặc tái tổ hợp biến chủng làm thay đổi kháng nguyên bề
    mặt dẫn đến sự thay đổi tương quan đáp ứng miễn dịch.
    Kháng nguyên NA do phân đoạn 6 mã hóa, đây là một protein bề mặt làm
    nhiệm vụ enzym phân giải thụ thể tế bào và cắt liên kết glycosid của phân tử acid sialic
    (N-acetylneuramic acid) giải phóng virus trong quá trình lây nhiễm.
    Kháng nguyên NA do phân đoạn 6 mã hóa, đây là một protein bề mặt làm
    nhiệm vụ enzym phân giải thụ thể tế bào và cắt liên kết glycosid của phân tử acid sialic
    (N-acetylneuramic acid) giải phóng virus trong quá trình lây nhiễm
    Từ năm 2003 đến nay, virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao gây dịch cúm gia cầm
    đã bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dịch cúm gia cầm liên
    tục tái phát hàng năm với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia.
    Đặc biệt, chủng virus cúm A/H5N1 có thể xâm nhiễm gây bệnh ở người với tỉ lệ tử
    vong rất cao và đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng.
    Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện từ những tháng cuối năm
    2003 đầu năm 2004 và đã nhanh chóng lan rộng ở hầu hết các địa phương trong cả
    nước. Hàng chục triệu gia cầm và thuỷ cầm đã bị chết hoặc bị tiêu huỷ gây thiệt hại
    kinh tế nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hiện tại, năm 2011 và những tháng đầu năm
    2012, cúm A/H5N1 bùng nổ với clade clade 2.3.2.1 xuất hiện mới tại Việt Nam, làm
    cho tình hình dịch tễ quan hệ lây nhiễm và phòng chống bằng vaccine càng phức tạp
    hơn.
    Tìm hiểu sự thay đổi phân tử các vật liệu di truyền của virus cúm A/H5N1, đặc
    biệt là đặc điểm phân tử phân đoạn gen kháng nguyên HA (type 5) và NA (type 1) ở
    các chủng phân lập trên gia cầm tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 đến nay là cần
    thiết, nhằm đánh giá cấu trúc gen, khả năng tiến hoá của virus liên quan đến thay đổi
    đặc điểm kháng nguyên để từ đó có thể đưa ra những dự báo về dịch tễ học ở mức độ
    phân tử, định hướng sử dụng nguồn gen kháng nguyên để sản xuất và sử dụng vaccine
    phòng bệnh cúm gia cầm thích hợp đạt hiệu quả.
    Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài:
    Nghiên cứu đặc điểm gen H5 và N1 của virus cúm A/H5N1 phân lập tại
    Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới”
    .

    2. Mục tiêu của đề tài
    1- Giải mã toàn bộ phân đoạn gen kháng nguyên H5 và N1 một số chủng virus cúm
    A/H5N1 thu nhận tại một số địa phương của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2011.
    2- Lưu giữ các gen H5 và N1 trong vector tách dòng để làm nguồn vật liệu cho
    nghiên cứu tiếp theo làm nguyên liệu để tạo vaccine thế hệ mới.
    3- Phân tích đặc điểm sinh học phân tử các gen kháng nguyên H5 và N1, xác định
    mối quan hệ phả hệ với các chủng cúm A/H5N1 của Việt Nam và thế giới.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học

    Đây là công trình giải trình tự toàn bộ gen H5 và N1 theo cặp trong hệ gen của
    từng chủng của virus cúm A/H5N1 đại diện của một số địa phương tại Việt Nam được
    phân lập theo thời gian từ năm 2004 – 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...