Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 17

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của loài cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Trị

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN . 3
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ . 3
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi hải sản 6
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu cá ở Việt Nam 3
    1.1.3. Tình hình nghiên cứu về cá Tráp vây vàng 8
    1.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI . 12
    1.2.1. Điều kiện tự nhiên 12
    1.2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình vùng ven biển tỉnh Quảng Trị . 12
    1.2.1.2. Khí hậu 13
    1.2.1.3. Điều kiện thủy văn và sinh học vùng ven biển 15
    1.2.1.4. Nguồn lợi hải sản . 15
    1.2.2. Điều kiện xã hội 16
    1.2.2.1. Dân cư, lao động 16
    1.2.2.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng . 17
    1.2.2.3. Y tế 17
    1.2.2.4. Giáo dục . 18
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU 19
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 19
    2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 19
    2.2.1. Thời gian . 19
    2.2.2. Địa điểm . 19
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
    2.3.1. Phương pháp ngoài thực địa . 21
    2.3.1.1. Thu mẫu nghiên cứu sinh trưởng 21
    2.3.1.2. Thu mẫu nghiên cứu dinh dưỡng 21
    2.3.1.3. Thu mẫu nghiên cứu sinh sản 22
    2.3.1.4. Thu mẫu sản lượng 22
    2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm . 22
    2.3.2.1. Về chỉ tiêu hình thái phân loại . 22
    2.3.2.2. Về sinh trưởng . 22
    2.3.2.3. Về dinh dưỡng . 22
    2.3.2.4. Về sinh sản 23
    iv
    6
    2.3.2.5. Xử lý số liệu 25
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
    3.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẦN THỂ CÁ TRÁP VÂY VÀNG . 26
    3.1.1. Đặc điểm hình thái của cá tráp vây vàng 26
    3.1.2. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng 26
    3.1.3. Cấu trúc tuổi của quần thể cá Tráp vây vàng . 28
    3.2. ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ TRÁP VÂY VÀNG . 29
    3.2.1. Thành phần thức ăn tự nhiên của cá Tráp vây vàng . 30
    3.2.2. Cường độ bắt mồi của cá Tráp vây vàng theo thời gian và nhóm tuổi 34
    3.2.3. Cường độ bắt mồi của cá Tráp vây vàng theo các giai đoạn CMSD . 36
    3.2.4. Độ mỡ của cá Tráp vây vàng . 38
    3.2.5. Hệ số béo của cá Tráp vây vàng . 39
    3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ TRÁP VÂY VÀNG . 40
    3.3.1. Hình thái tuyến sinh dục . 40
    3.3.2. Đặc điểm cấu tạo tuyến sinh dục 40
    3.3.3. Đặc điểm phát triển tế bào sinh dục . 41
    3.3.3.1. Đặc điểm phát triển của tế bào trứng . 41
    3.3.3.2. Đặc điểm phát triển của tế bào sinh dục đực . 46
    3.3.4. Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục cá Tráp vây vàng . 49
    3.3.4.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục đực . 55
    3.3.4.3. Khả năng biến tính của cá Tráp vây vàng . 59
    3.3.5. Tỷ lệ đực, cái theo nhóm tuổi của cá Tráp vây vàng 61
    3.3.6. Sức sinh sản của cá Tráp vây vàng . 62
    3.3.7. Sự phát triển tuyến sinh dục theo nhóm tuổi của cá Tráp vây vàng 63
    3.3.8. Quan hệ giữa thời gian và mức độ phát dục của cá Tráp vây vàng . 65
    3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGUỒN LỢI 66
    3.4.1. Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản . 66
    3.4.2. Công tác quản lý .
    3.4.3. Giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ nguồn lợi . 68
    3.4.4. Khoa học công nghệ . 68
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69
    1. KẾT LUẬN 69
    2. ĐỀ NGHỊ 70
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Việt Nam là một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên biển khá phong phú
    và đa dạng, với diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển hơn 1 triệu km
    2
    và đường
    bờ biển khoảng 3.260km. Cá biển Việt Nam hiện nay có khoảng 2.038 loài thuộc 717
    giống, 178 họ được chia thành cá nổi nhỏ, các nổi lớn, cá đáy và cá gần đáy (Lê
    Hoàng, 2001), trong đó cá nổi nhỏ - một nguồn lợi quan trọng trong tổng nguồn lợi hải
    sản ở vùng biển nước ta - chiếm 80% tổng sản lượng đánh bắt [29].
    Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với nhiều bãi biển Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ
    Thủy. Vùng lãnh hải Quảng Trị rộng khoảng 8400km
    2
    có nhiều hải sản quý: tôm hùm,
    mực nang, mực ống, cá chim, cá thu, cá ngừ, hải sâm, tảo, rong . Theo đánh giá của
    FAO (2000) trữ lượng hải sản biển Quảng Trị vào khoảng 60.000 tấn, trong đó đặc sản
    chiếm 11%, cá nổi 57,3%, cá đáy 31,6%, . hàng năm có thể khai thác 13.000 - 18.000
    tấn. Khả năng nuôi trồng hải sản ven bờ khá lớn: tôm sú, tôm he, cua biển, cá biển, rau
    câu [57], .
    Cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) phân bố rộng ở nhiều
    vùng biển như: Hồng Hải, ven biển Ả Rập, Ấn Độ, Indonexia, Nhật Bản, Triều Tiên,
    Philippin, Việt Nam và vùng cận hải Trung Quốc. Đây là một trong những loài cá biển
    ven bờ có giá trị kinh tế lớn ở vùng biển Việt Nam bởi cá Tráp vây vàng thịt thơm
    ngon, giàu chất dinh dưỡng là thực phẩm được người tiêu dùng rất ưa thích [5].
    Tuy nhiên nguồn cung cấp thực phẩm của cá Tráp vây vàng cho thị trường nội
    địa hiện nay chủ yếu từ khai thác ngoài tự nhiên, sức ép khai thác ngày một lớn, do đó
    nguồn lợi ngày càng suy giảm.
    Lợi ích của cá tráp vây vàng đối với cộng động về mặt kinh tế, dinh dưỡng là
    rất lớn, song đến nay chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào về các giai đoạn phát
    triển cá thể của đối tượng này.
    Nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi và hướng việc
    sinh sản tự nhiên vào sinh sản nhân tạo để nâng cao hiệu quả kinh tế của chủng quần
    cá Tráp vây vàng, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản
    của loài cá Tráp vây vàng Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) ở vùng ven biển
    tỉnh Quảng Trị” với mục đích:
    - Hiểu rõ đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của cá Tráp vây vàng - Acanthopagrus
    latus (Houttuyn, 1782) ở vùng ven biển tỉnh Quảng Trị.
    2
    - Có được dẫn liệu cơ bản về sinh học sinh sản là cơ sở khoa học phục vụ sản
    xuất giống nhân tạo cá Tráp vây vàng.
    Đề tài luận văn luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều thầy cô giáo, sự tạo
    điều kiện cả về tinh thần lẫn vật chất của Dự án Hợp phần Nuôi trồng Thủy sản bền
    vững SUDA (FSPS II), sự động viên khích lệ của các nhà nghiên cứu, các bạn đồng
    nghiệp. Tuy vậy, với thời gian, kinh phí có hạn, trang thiết bị và kinh nghiệm bản thân
    còn hạn chế, việc thu mẫu gặp nhiều khó khăn, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những
    thiếu sót nhất định. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý của quí Thầy, Cô giáo và bạn
    bè đồng nghiệp.

    Chương 1
    TỔNG QUAN
    1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi hải sản
    Khai thác nguồn lợi hải sản thường đi trước một bước so với công việc nghiên
    cứu về đối tượng khai thác, nhất là nghiên cứu các đặc tính sinh học. Việc khai thác
    thường được tiến hành với cường độ lớn và đồng loạt trong một khoảng thời gian ngắn
    nên gây nhiều nguy cơ giảm sản lượng khai thác.
    Với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỷ thuật (KH và KT), ngư cụ
    khai thác ngày càng được cải tiến, bổ sung vào những trang thiết bị hiện đại. Đây là
    một trong những nguyên nhân giúp gia tăng sản lượng, cường lực khai thác ở các thủy
    vực nói chung và ở vùng ven biển nói riêng. Việc khai thác quá mức đã làm mất cân
    bằng sinh thái, gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và nguy cơ tuyệt chủng của loài.
    Điều này đặt ra một cách cấp bách là phải tăng cường nuôi trồng và giảm cường độ
    khai thác ở một vùng, đặc biệt là vùng ven bờ hoặc giảm cường độ khai thác một đối
    tượng nào đó để bảo vệ nguồn lợi [2, 9, 10].
    Nguồn lợi hải sản Việt Nam rất phong phú và có tầm quan trọng đối với sự phát
    triển kinh tế của đất nước, đây là tiền đề để ngành thủy sản phát triển thành một trong
    những ngành kinh tế mũi nhọn. Vùng biển Việt Nam có năng suất sinh học tương đối
    cao. Tuy nhiên, trong những năm qua do việc khai thác nguồn lợi không có quy
    hoạch, vùng ven bờ biển Việt Nam diện tích chỉ chiếm 11% diện tích vùng đặc quyền
    kinh tế nhưng lại tập trung hơn 80% lực lượng tàu thuyền khai thác. Thêm vào đó, sự
    gia tăng quá nhanh về dân số vùng ven biển gây sức ép về đời sống và việc làm, trong
    khi một bộ phận ngư dân chưa ý thức được ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ và phát
    triển bền vững nguồn lợi thủy sản [8, 9, 10].
    Công tác điều tra, nghiên cứu đánh giá nguồn lợi hải sản và môi trường biển ở
    Việt Nam có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau:
    * Trước năm 1954: Nghiên cứu nguồn lợi biển nước ta đã được tiến hành rất
    sớm cùng với sự ra đời của Viện Hải dương học (HDH) Nha Trang (1923). Sau đó,
    các nước có kinh nghiệm nghiên cứu đã tiến hành nhiều hoạt động như: Pháp tiến
    hành khảo sát nguồn lợi cá bằng lưới kéo đáy trên tàu De Lanessan trong những năm
    4
    1925 - 1935 tại vùng biển Việt Nam bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa. Các
    kết quả nghiên cứu được công bố trong các công trình của Krempf A. (1926 - 1927)
    và Chevey P. (1935); Nhật Bản đưa tàu thăm dò và khai thác hải sản trong những năm
    1927 - 1935; Đài Loan sử dụng tàu Sonan Maru thăm dò khai thác hải sản trong 2 năm
    1935 - 1936, chủ yếu ở vịnh Bắc Bộ và khu vực bắc miền Trung.
    * Từ năm 1954 đến năm 1976: Việt Nam - Trung Quốc hợp tác điều tra tổng
    hợp vịnh Bắc Bộ trên tàu Tuệ Ngư 219 và Tuệ Ngư 306 trong 2 năm 1959- 1960 và
    trên các tàu Tiền Phong, Việt Trung năm 1961 - 1962. Từ năm 1960 - 1962, Việt Nam
    hợp tác với Liên Xô điều tra nguồn lợi, môi trường biển ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển
    lân cận (bao gồm cả khu vực Hoàng Sa, Trường Sa và kéo dài xuống phía Nam đường
    xích đạo) bằng lưới kéo đáy trên tàu PELAMIDA (1.000cv), câu vàng trên tàu ORLIK
    (800cv), đánh lưới vây trên tàu ONDA và NORA.
    Năm 1962 - 1964, trạm Nghiên cứu Cá biển (nay là Viện Nghiên cứu Hải sản) sử
    dụng tàu Việt Đức 11 và Việt Đức 12 điều tra tổng hợp cá đáy vùng gần bờ tây vịnh
    Bắc Bộ. Trạm Nghiên cứu Cá biển dùng tàu Việt Xô 14 và tàu Việt Trung 108 tiến
    hành 4 chuyến khảo sát điều tra cá đáy ở vịnh Bắc Bộ vào năm 1963 và 1964. Trạm
    Nghiên cứu Cá biển dùng tàu VT 108 điều tra trọng điểm ngư trường Bạch Long Vĩ
    và Mê Mát năm 1972 - 1973. Trạm Nghiên cứu Cá biển triển khai một số nội dung
    nghiên cứu cá nổi ở một số tỉnh trọng điểm như: Quảng Ninh, Thanh Hoá, Hà Tĩnh và
    Quảng Bình trong những năm 1965 - 1972. Năm 1973 - 1976: Viện Nghiên cứu Hải
    sản tổ chức điều tra nguồn lợi cá nổi ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ (Cán bộ khoa học
    được cử đi các tỉnh trọng điểm ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình thu thập số
    liệu về tình hình nguồn lợi và hiện trạng khai thác).
    Ở miền Nam, với sự tài trợ của UNDP/FAO - Chương trình nghiên cứu ngư
    nghiệp viễn duyên của Nha Ngư nghiệp Sài Gòn đã dùng tàu Kyoshin Maru No-52
    (1.000cv) kéo lưới tầng giữa và tầng đáy; tàu Hữu Nghị (380cv) câu vàng để nghiên
    cứu nguồn lợi vùng biển Trung Bộ, Nam Bộ và vịnh Thái Lan từ năm 1969 đến 1971.
    Viện Nghiên cứu Hải sản tiếp tục sử dụng tàu VT 108 kiểm tra các khu vực dự báo
    khai thác cá và thu thập số liệu trên các tàu sản xuất của Quốc doanh Đánh cá Hạ Long
    trong những năm 1974 - 1976 [25].
    * Từ năm 1977 đến nay: Sau khi nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất (1975),
    năm 1977 Viện Nghiên cứu Hải Sản tiếp nhận tàu nghiên cứu Biển Đông (1.500cv)
    của Nauy. Tàu hiện đại, được trang bị lưới kéo đáy, lưới kéo tầng giữa, lưới vây và hệ
    5
    thống máy dò thủy âm đồng bộ. Từ năm 1977 - 1981, viện Nghiên cứu Hải Sản tiến
    hành 24 chuyến điều tra nghiên cứu tổng hợp môi trường, nguồn lợi cá biển ở vịnh Bắc
    Bộ và vùng biển Thuận Hải - Minh Hải. Năm 1979 - 1988, Việt Nam Hợp tác với Liên
    Xô tiến hành Chương trình khảo sát nguồn lợi hải sản biển Việt Nam với tổng số 33
    chuyến khảo sát trên các loại tàu có công suất máy từ 800 - 3.880cv được trang bị các
    loại công cụ khai thác và nhiều thiết bị nghiên cứu hiện đại như: máy quay phim chụp
    ảnh dưới nước, máy phát xung điện và tàu lặn. Giai đoạn này đã phát hiện được nguồn
    lợi cá Mối vạch, cá Nục và cá Đỏ môi với tiềm năng lớn.
    Năm 1995 - 1997, dự án khảo sát nguồn lợi biển Việt Nam do JICA (Nhật Bản)
    tài trợ đã tiến hành điều tra nguồn lợi cá nổi đại dương (chủ yếu là cá ngừ, cá thu .) ở
    vùng biển xa bờ từ Đồng Hới (Quảng Bình) đến Cà Mau. Năm 1996 - 1998, dự án
    Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV - Giai đoạn I) sử dụng tàu HL
    408 nghiên cứu nguồn lợi hải sản ở vùng nước xa bờ có độ sâu trên 50m tại vịnh Bắc
    Bộ và Đông Tây Nam Bộ.
    Năm 1997 - 1998, dự án Hợp tác Việt Nam - Thái Lan về đánh giá và quản lý
    nguồn lợi biển ở vịnh Thái Lan đã sử dụng 2 tàu: Biển Đông (1.500cv) của Việt Nam
    và Chulabhorn (3.800cv) của Thái Lan nghiên cứu điều kiện môi trường và hiện trạng
    nguồn lợi vùng biển giữa vịnh Thái Lan. Năm 1998 - 1999, dự án “Thăm dò khai thác
    nguồn lợi hải sản phục vụ phát triển nghề cá xa bờ” của Viện Nghiên cứu Hải sản đã
    sử dụng đôi tàu HP 9016 TS và HP 9017 TS điều tra nguồn lợi cá xa bờ ở vịnh Bắc Bộ
    và sử dụng 01 đôi tàu lưới kéo đáy và 2 tàu lưới rê của Vũng Tàu điều tra nguồn lợi cá
    xa bờ vùng biển Đông Nam Bộ và giữa Biển Đông. Năm 2000 - 2002, đề tài cá xa bờ
    tiếp tục kết hợp với dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV - II)”
    điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi hải sản ở vùng nước xa bờ biển Việt Nam. Năm
    2001 - 2002, Phòng Nguồn Lợi kết hợp với dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển
    Việt Nam (ALMRV - II)” tổ chức điều tra hiện trạng nguồn lợi tôm vùng biển ven bờ
    Đông Tây Nam Bộ và Tây vịnh Bắc Bộ (tháng IV/2002). Năm 2000, đề tài cá xa bờ
    tiến hành chuyến biển kiểm tra các ngư trường trọng điểm vùng biển Đông Tây Nam
    Bộ và năm 2002 ở vịnh Bắc Bộ (tháng IV - V/2002) phục vụ công tác dự báo cá.
    Ngoài những chương trình, đề tài và dự án chính đã nêu ở trên, còn một số các
    đề tài, dự án khác cũng nghiên cứu về tình hình nguồn lợi, môi trường biển Việt Nam,
    tuy nhiên những đề tài này không sử dụng tàu thuyền điều tra thu t hập số liệu trực tiếp
    trên biển mà chủ yếu tập hợp các nguồn tài liệu sẵn có, qua các công đoạn xử lý, tổng

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Trương Ngọc An (1993), Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, NXB KH và
    KT, Hà Nội.
    2. Bộ Thủy sản (1996), Nguồn lợi thủy sản Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
    3. Bộ Thủy sản (2001), Quy hoạch tổng thể về phát triển nuôi trồng thủy sản giai
    đoạn 2001 - 2010 , Hà nội, tháng 8 năm 2001.
    4. Bộ Thủy sản, FAO, UNDP Việt Nam (2004), Phát triển nuôi trồng thủy sản ven
    biển, Đánh giá hiện trạng môi trường trong nuôi trồng thủy sản khu vực Bắc
    trung bộ, Dự án VIE/97/030, Hà Nội
    5. Cá Tráp, Kỷ thuật nuôi thương phẩm cá Tráp (Sparus latus) trong ao, [internet],
    lấy tại trang web:
    http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/ky-thuat-nuoi-thuong-pham-ca-trapvay-vang-Sparus-latus-Houttuyn
    6. Chea Phala (2007), Đánh giá nguồn lợi cá Bạc má Rastrelliger kanagurta
    (Cuvier, 1816) khai thác bằng nghề lưới vây ở vùng biển ven bờ từ Nghệ An đến
    Bến Tre, tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng.
    7. Chavey, P. (1976), Những nghiên cứu khoa học kỷ thuật 1925 - 1939, Sinh vật biển và
    nghề cá biển Việt nam, Tổng cục Thủy sản, Hà Nội. (Nguyễn Thị Kim Ngân, dịch).
    8. Chavey, P. (1976), Những nghiên cứu khoa học kỷ thuật 1938 - 1939, Sinh vật
    biển và nghề cá biển Việt nam, Tổng cục Thủy sản, Hà Nội. (Nguyễn Thị Kim
    Ngân, dịch).
    9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 123/2006/NĐ-CP:
    Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các
    vùng biển, Hà Nội.
    10. Bùi Đình Chung (1990), Hoàn thiện đánh giá trữ lượng cá biển Việt Nam, NXB
    Khoa học và Kỷ thuật, Hà Nội.
    11. Cục Thống kê Quảng Trị (2009), Niên giám thống kê tỉnh Quảng trị năm 2008,
    NXB Đông Hà.
    12. Lê Văn Dân, Nguyễn Tường Anh và Võ Văn Phú (2007), “Tác dụng của Progesteron
    (P) và Desoxycorticosteron acetat (DOCA) lên sự chín và rụng trứng in vivo của cá
    Trôi Ấn Độ (Labeo rohita)”, Tạp chí khoa học, ĐH Huế, số 39, tr.13- 17.
    72
    13. Từ Xuân Dục và Lê Văn Dũng (1982), Nghiên cứu thành thức ăn của các loài cá
    Decapterus kurroides, Decapterus maruadsi, Priacanthus macracanthus và
    Saurida undosquamis ở vùng biển miền Nam Việt Nam. Tài liệu lưu trữ tại Viện
    nghiên cứu Hải sản.
    14. Hoàng Đức Đạt, Võ Văn Phú (1980), Dẫn liệu và đặc tính sinh học của cá Dìa
    (Siganus guttatus) ở đầm phá phía Nam tỉnh Bình Trị Thiên, NXB Thuận Hoá,
    Huế, tr.37-39.
    15. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, Nguyễn Xuân Thư (2003), “Nghiên Cứu một số
    đặc điểm sinh học loài cá Lăng nha (Mytus nemurus)”, Những vấn đề nghiên cứu
    cơ bản trong khoa học sự sống, NXB KH và KT, Hà Nội, tr.524-527.
    16. Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS -Excel, đặc biệt dành cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, NXB
    Giáo dục.
    17. Nguyễn Thị Thuý Hằng, Châu Thị Tuyết Hạnh (2007), “Nghiên cứu ảnh hưởng
    của thức ăn công nghiệp và rong câu (Gracillaria sp) đến sinh trưởng và phát
    triển của cá Dìa (Siganus guttatus) nuôi thương phẩm”, Tạp chí khoa học, ĐH
    Huế, số 39, tr. 27- 33.
    18. Nguyễn Chu Hồi (1995), Quản lý đới ven bờ ở khu vực Châu á-Thái Bình
    Dương: Các vấn đề và tiếp cận, NXB Nông nghiệp, tr 209-224.
    19. Nguyễn Khắc Hường (1991), Cá biển Việt nam, tập II, quyển 1, NXB Khoa học
    và Kỷ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh
    20. Vương Dĩ Khang (1963), “Ngư loại phân loại học” (Nguyễn Bá Mão dịch),
    NXB Khoa kỹ vệ sinh Thượng Hải.
    21. Vương Dĩ Khang (1958), Phân loại ngư loại học (Nguyễn Bá Mão dịch), NXB
    Nông thôn, trang 431 - 434.
    22. Nguyễn Trường Khoa, Võ Văn Phú (2002), “Dẫn liệu bước đầu về thành phần
    loài cá ở sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị”, Tạp chí Sinh học, Trung tâm Khoa
    học Tự nhiên & Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 22(3b), tr. 45-49.
    23. Đỗ Văn Khương, Trần Văn Đan, Cao Văn Hạnh và cs (2001), “Nghiên cứu một
    số đặc điểm sinh học sinh sản của cá tráp Sparus latus”, Hội thảo Khoa học toàn
    quốc về phát triển nguồn lợi biển, Hải Phòng tháng 8 năm 2001.
    24. Trần Kiên (1978), Sinh thái động vật, NXB Giáo dục.
    73
    25. Kyokuyo Hogei Company LTD (1970-1972), Chương trình phát triển nghề cá
    viễn duyên Miền Nam - Việt Nam, tập 1-4.
    26. Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long, Mai Đình
    Yên (1985), Cơ sở sinh lý, sinh thái cá, NXB Nông Nghiệp, trang 130 - 176.
    27. Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc (2008), “Sinh trưởng và dinh dưỡng của
    cá Khoang cổ tím (Amphiprion perideration Bleeker) vùng ven biển Khánh Hòa”.
    Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị khoa học “BIỂN ĐÔNG 2007”, trang 245.
    28. Nguyễn Đình Mão (1995), Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm phá
    ven biển Trung Bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi, (Tóm tắt luận
    án TS sinh học), Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc Gia
    29. Nguyễn Viết Nghĩa (2003), Một số kết quả nổi bật của đề tài “Nghiên cứu trữ
    lượng và khả năng khai thác cá nổi nhỏ (chủ yếu là cá Nục, cá Trích, cá Cơm, cá
    Bạc má, ) ở biển Việt Nam”. Tài liệu lưu trữ Viện nghiên cứu Hải sản.
    30. Nikolski. G.V (1963), Sinh thái học cá (Nguyễn Văn Thái dịch), NXB Đại học và
    Trung học chuyên nghiệp, 443 trang.
    31. Võ Văn Phú, Đặng Thị Diệu Tâm (1978), “Dẫn liệu bước đầu về đặc tính sinh
    học của cá Đối mục (Mugil cephalus) ở đầm phá nước lợ phía Nam tỉnh Bình Trị
    Thiên”, Thông tin khoa học, Trường ĐH Khoa học Huế, số 2, tr.85-101.
    32. Võ Văn Phú (1979), Những phương pháp nghiên cứu sinh học của cá xương
    vùng nhiệt đới (tài liệu dịch từ bản tiếng Nga - Những vấn đề nghiên cứu ngư loại
    học, Maxkova, tập 20, 21).
    33. Võ Văn Phú (1991), “Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở
    vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tuyển tập báo cáo hội Nghị khoa học toàn
    Quốc về biển lần thứ III, tập 1, tr.213-216.
    34. Võ Văn Phú (1991), “Góp phần tìm hiểu đặc tính sinh học của cá Mòi cờ chấm
    (Clupanodon punctatus) ở đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin khoa học,
    Trường ĐH Khoa học Huế, số 9, tr.197-207.
    35. Võ Văn Phú (1994), “Dẫn liệu về đặc tính sinh thái của cá Căng bốn sọc (Pelates
    quadrilineatus) ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin khoa học,
    Trường ĐH Khoa học Huế, số 9, tr.197-202.
    36. Võ Văn Phú (1994), “Dẫn liệu về đặc tính sinh học của cá Hồng (Lutianus
    erythroptorus) ở đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Thông tin khoa học, Trường
    ĐH Khoa học Huế, số 9, tr.191-196.
    74
    37. Võ Văn Phú (1995), Khu hệ cá và đặc tính sinh học của 10 loài cá kinh tế ở hệ
    đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tóm tắt Luận án Phó Tiến Sĩ, Trường ĐH Tổng
    hợp Hà Nội.
    38. Võ Văn Phú, Nguyễn Thanh Tùng (1996), “Một số dẫn liệu về đặc tính sinh học
    của cá Chỉ vàng (Selaroides leptolepis) ở vùng biển miền Trung”, Thông tin khoa
    học, Trường ĐH Khoa học Huế, tập 2, số 10, tr.18-23.
    39. Võ Văn Phú, Đặng Thị Thu Hiền, Phan Cư (1996), “Đặc điểm sinh học của cá
    Móm gai dài (Gerres filamentosus Cuvier) ở hệ đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”,
    Thông tin khoa học, Trường ĐH Khoa học Huế, tập 2, số 10, tr.24-31.
    40. Võ Văn Phú (1998), “Dẫn liệu về đặc tính sinh trưởng của cá Dìa (Siganus
    guttatus) ở đầm phá, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí sinh học, Hà Nội, tập 20, số
    20, tr.54-58.
    41. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng (2001), “Đặc tính sinh sản của cá Dầy (Cyprinus
    centralus Nguyen et Mai, 1994) ở phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên
    Huế”, Thông tin khoa học, Trường ĐH Khoa học Huế, tập 1, tr.80-85.
    42. Võ Văn Phú (2005), “Tổng quan về một số yếu tố môi trường và đa dạng sinh
    học đầm phá Tam Giang - Cầu Hai”, Hội thảo Quốc gia về đầm phá Thừa Thiên
    Huế năm 2005.
    43. Võ Văn Phú, Hồ Thị Hồng, Nguyễn Hữu Quyết (2005), “Đặc tính sinh học của
    cá Dầy (Cyprinus centralus Nguyen et Mai, 1994) đầm phá tỉnh Thừa Thiên
    Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 7, tr.99-106.
    44. Võ Văn Phú, Trần Thị Trang (2007), “Đặc tính sinh trưởng của cá Thát lát
    Notopterus notopterus (Pallas, 1796) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai”, Tạp chí khoa
    học và công nghệ, Gia Lai, số 3.
    45. Võ Văn Phú, Trần Thị Trang (2007), “Đặc tính dinh dưỡng của cá Thát lát
    Notopterus notopterus (Pallas, 1796) ở hồ Ayun Hạ, tỉnh Gia Lai”, Tạp chí khoa
    học và công nghệ, Gia Lai, số 4 tr. 34 - 40.
    46. Pravdin . I . F (1973), Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch),
    NXB KH và KT, Hà Nội.
    47. Đào Mạnh Sơn (1991), Ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới và lượng mưa tới mùa
    vụ sinh sản của một số loài cá kinh tế biển Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
    Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...