Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, ứng dụng kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu đề tài .3
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .3
    4. Những đóng góp mới của đề tài 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . .4
    1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI .4
    1.1.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc và phân loại tiên mao trùng 4
    1.1.2. Dịch tễ học bệnh tiên mao trùng .8
    1.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh .14
    1.1.4. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng 17
    1.1.5. Phòng, trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò, ngựa 22
    1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH TIÊN MAO TRÙNG 27
    1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 27
    1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 31

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    46
    2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .46
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 46
    2.1.2. Vật liệu nghiên cứu .46
    2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .47
    2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 47
    2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc .47
    2.3.2. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên một số động vật gây nhiễm 48
    2.3.3. Ứng dụng kit trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở các địa phương .49
    2.3.4. Xác định khả năng mẫn cảm của T. evansi với một số loại thuốc trên chuột bạch .49
    2.3.5. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng và đề xuất biện pháp phòng chống bệnh 49
    2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 49
    2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu 49
    2.4.2. Phương pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu 51
    2.4.3. Phương pháp định danh tiên mao trùng 51
    2.4.4. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng bệnh do T. evansi gây ra trên động vật gây nhiễm .52
    2.4.5. Phương pháp định loại ruồi, mòng hút máu - môi giới truyền bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò 56
    2.4.6. Phương pháp ứng dụng kit huyết thanh phát hiện trâu, bò bị bệnh tiên mao trùng 56
    2.4.7. Phương pháp nghiên cứu khả năng mẫn cảm của T. evansi với một số loại thuốc trên chuột bạch 58
    2.4.8. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò 59
    2.4.9. Một số quy định trong nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng .60
    2.5. Phương pháp xử lý số liệu 60
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . .61
    3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TIÊN MAO TRÙNG Ở TRÂU,
    BÒ TẠI 4 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC .61
    3.1.1. Định danh loài tiên mao trùng phân lập từ trâu, bò ở 4 tỉnh miền núi phía Bắc 61
    3.1.2. Tình hình nhiễm tiên mao trùng ở trâu, bò tại 4 tỉnh miền núi phía Bắc 62
    3.1.3. Nghiên cứu về ruồi, mòng hút máu truyền bệnh tiên mao trùng 71
    3.2. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA T. EVANSI TRÊN MỘT SỐ ĐỘNG VẬT GÂY NHIỄM 84
    3.2.1. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên chuột bạch 84
    3.2.2. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên thỏ 91
    3.2.3. Khả năng gây bệnh của T. evansi trên trâu 97
    3.3. ỨNG DỤNG KIT TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO TRÙNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG .107
    3.3.1. Tỷ lệ phát hiện của kit trong số mẫu huyết thanh dương tính .107
    3.3.2. Ứng dụng kit trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng .109
    3.4. XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG MẪN CẢM CỦA T. EVANSI VỚI MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRÊN CHUỘT BẠCH .110
    3.4.1. Xác định khả năng mẫn cảm của T. evansi với thuốc trypanosoma trên chuột bạch . .110
    3.4.2. Xác định khả năng mẫn cảm của T. evansi với thuốc azidin trên chuột bạch 112
    3.4.3. Xác định khả năng mẫn cảm của T. evansi với thuốc trypamidium samorin trên chuột bạch .113
    3.4.4. Xác định khả năng mẫn cảm của T. evansi với thuốc diminavet trên chuột bạch 114
    3.5. XÂY DỰNG PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊN MAO TRÙNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH 115
    3.5.1. Xác định phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng đạt hiệu quả cao 115
    3.5.2. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh T. evansi cho trâu, bò ở các tỉnh miền núi 117
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .12119
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .122

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Bệnh do Trypanosoma (Trypanosomosis) là bệnh do ký sinh trùng đơn bào (Protozoa) lớp trùng roi (Flagellata) gây ra. Có nhiều loài thuộc giống Trypanosoma: Trypanosoma brucei, Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi, Trypanosoma congolense, Trypanosoma gambiense, Trypanosoma vivax, Trypanosoma simiae Hồ Văn Nam (1963) [28] và Trịnh Văn Thịnh (1982) 41] cho biết: trâu bị
    bệnh cấp tính có triệu chứng sốt cao, bỏ ăn, điên loạn, chết nhanh. Trâu nhiễm bệnh thể mãn tính thường sốt gián đoạn, gầy còm, thiếu máu kéo dài, viêm giác mạc, phù thũng ở bụng, liệt chân sau, chết do kiệt sức. Đối với bệnh tiên mao trùng bò, những biểu hiện lâm sàng gần giống như ở trâu, ít thấy các trường hợp cấp tính, con vật có triệu chứng sốt gián đoạn, chậm chạp, hạch lâm ba trước đùi sưng, một số con thủy thũng ở vùng hàm, vùng cổ nhưng không đau, gần chết thì bại liệt. Theo số liệu của Phạm Sỹ Lăng (1982) [15], Phan Địch Lân (2004) [23], Phan Văn Chinh (2006) [1], bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở nhiều vùng trên cả nước, với tỷ lệ mắc khá cao: trên trâu là 13 - 30 %, trên bò là 7 - 14 %, trong đó tỷ lệ gia súc chết/gia súc mắc lên tới 6,3 - 20 %. Cũng theo báo cáo của các tác giả trên, tỷ lệ mắc Trypanosoma evansi ở gia súc vùng núi và trung du cao hơn các vùng đồng bằng và ven biển. Trong khi đó, ở nước ta, chăn nuôi gia súc nhai lại để cung cấp sức kéo, thịt, sữa lại tập trung chủ
    yếu ở các tỉnh miền núi và trung du - là các vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp để chăn nuôi gia súc nhai lại, nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị tại địa phương còn yếu kém, dẫn tới hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn và gây thiệt hại lớn hơn. Hiện nay, các phương pháp chẩn đoán bệnh tiên mao trùng được sử dụng ở nước ta gồm: phương pháp chẩn đoán lâm sàng, tiêm truyền động vật thí nghiệm, phương pháp chẩn đoán huyết thanh học, phương pháp chẩn đoán sinh học phân tử.
    Trong đó, phương pháp chẩn đoán huyết thanh học được đánh giá là có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả nhanh, có khả năng chẩn đoán với số lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn.
    El Rayah I. E. và cs. (1999) [75] đã thử nghiệm khả năng điều trị bệnh tiên mao trùng của suramin, một loại thuốc đã không được sử dụng ở Sudan kể từ năm 1975. Kết quả cho thấy khả năng điều trị bệnh tiên mao trùng của Suramin không cao. Kết quả nghiên cứu của Payne R. C. và cs. (1994) [138], Laha R. và Sasmal N. K. (2008) [101], Desquesnes M. và cs. (2011) [69] đều thấy, có sự tái nhiễm bệnh
    sau khi sử dụng một số loại thuốc trị tiên mao trùng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả điều trị của thuốc không cao, trong đó khả năng kháng thuốc của tiên mao trùng là điều mà nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Khả năng phát sinh và phát triển bệnh tiên mao trùng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, tập quán chăn nuôi và chế độ làm việc của gia súc. Sự thay đổi các
    điều kiện trên ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh cũng như đặc điểm dịch tễ bệnh. Hiện nay, việc mở cửa thương mại, phát triển du lịch cũng dẫn tới sự du nhập các tác nhân gây bệnh mới, hoặc có thể tạo nên các biến chủng gây bệnh mới làm cho tình hình bệnh ngày càng phức tạp hơn. Từ những năm 1964 - 2006 các tác giả Trịnh Văn Thịnh, Đoàn Văn Phúc, Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Lê Ngọc Mỹ, Lương Tố Thu, Vương Thị Lan Phương, Phan Văn Chinh đã nghiên cứu về bệnh tiên mao trùng ở vùng đồng bằng và ven biển. Tuy nhiên, những nghiên cứu về bệnh tiên mao trùng ở các tỉnh miền núi còn
    hạn chế. Qua những phân tích ở trên về mức độ phổ biến và những thiệt hại do bệnh tiên mao trùng gây ra trên gia súc ở Việt Nam, đặc biệt là trên trâu, bò miền núi,
    những biến đổi về dịch tễ có thể tạo ra các biến chủng Trypanosoma spp. gây bệnh cho gia súc, những khó khăn trong công tác chẩn đoán và chủ động phòng ngừa bệnh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, ứng dụng kit chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do Trypanosoma evansi gây ra ở trâu, bò một số tỉnh miền núi phía Bắc và đề xuất biện pháp phòng trị”.
    2. Mục tiêu đề tài
    Xác định được các loài Trypanosoma gây bệnh tiên mao trùng trên trâu, bò,đặc điểm dịch tễ và bệnh học; sử dụng kit chẩn đoán và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò.
    3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ, bệnh học, hiệu quả của kit huyết thanh học trong chẩn đoán bệnh do T. evansi và biện pháp phòng chống bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh tiên mao trùng, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm và thiệt hại do T. evansi gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển.
    4. Những đóng góp mới của đề tài
    - Là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh học, chẩn đoán và biện pháp phòng trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò ở một số tỉnh
    miền núi phía Bắc Việt Nam.
    - Xác định được khả năng mẫn cảm của T. evansi với một số loại thuốc diệt tiên mao trùng.
    - Xác định được hiệu quả của kit huyết thanh trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò.
    - Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trị bệnh tiên mao trùng cho trâu, bò có hiệu quả, khuyến cáo áp dụng rộng rãi tại các địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...