Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh Tiền

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh lao đã được phát hiện từ trước công nguyên nhưng đến năm 1882 Robert Kock tìm ra được nguyên nhân gây bệnh lao. Việc tìm ra nguyên nhân bệnh lao là do vi khuẩn lao giúp các nhà khoa học có nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về bệnh lao. Hơn thế kỷ qua, y học đã đầu tư nguồn lực để thanh toán bệnh lao tại cộng đồng nhưng chưa có thành công bền vững.
    Năm 1999 Tổ chức Y tế Thế giới thông báo tình hình khẩn cấp toàn cầu của bệnh lao, nhằm kêu gọi sự quan tâm các tổ chức Chính phủ và toàn thể nhân dân thế giới cùng góp sức để chống lại dịch bệnh nguy hiểm này. Hơn 80% nạn nhân của bệnh lao là những người đang ở độ tuổi lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Bệnh lao đã làm cho nhiều gia đình lâm vào cảnh đói nghèo. Nếu những người trụ cột của gia đình không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trung bình họ sẽ mất một năm không lao động. Chiến lược hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp là một đầu tư kinh tế có cơ sở đối với bất kỳ quốc gia nào. Cụ thể như một nghiên cứu ở Thái Lan việc sử dụng hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp hợp lý có thể tiết kiệm được 2,3 tỷ đô la Mỹ trong vòng 20 năm [21].
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới đến năm 2006, bệnh lao gia tăng nhanh các nguyên nhân chính là do đói nghèo bất ổn kinh tế xã hội tại một số khu vực, lao/HIV, lao kháng thuốc, bùng nổ dân số và hoạt động kém hiệu quả của hệ thống y tế, chương trình chống lao tại một số quốc gia. Chính vì sự lây lan nhanh chóng của lao phổi AFB(+), tỷ lệ tử vong do lao tăng làm cho bệnh lao trở thành gánh nặng thật sự đối với các nước đang phát triển cả về mặt xã hội và kinh tế. Ước tính tình hình dịch tễ bệnh lao trên thế giới vẫn còn là vấn đề khẩn cấp toàn cầu hiện tại có khoảng hơn 2 tỷ người đã bị nhiễm lao (tương đương 1/3 dân số thế giới), hàng năm có khoảng 9,2 triệu người mắc bệnh lao mới (tương đương tỷ lệ 139/100.000 dân), có 14,4 triệu người bệnh lao cũ và mới lưu hành trong đó có 4,1 triệu người bệnh lao phổi AFB(+) (tương đương 62/100.000 dân), bao gồm 0,7 triệu trường hợp lao/HIV(+). Mỗi năm có 1,7 triệu người chết do bệnh lao, có khoảng 0,5 triệu trường hợp mắc lao kháng đa thuốc.
    Song hành với bệnh lao là đại dịch HIV/AIDS đã trở thành bộ đôi đang phát triển làm suy giảm sức khoẻ và tuổi thọ của người dân trên thế giới và bộ đôi này đã và đang trở thành hiểm họa của toàn nhân loại trong đó đáng quan tâm nhất là tình hình lao kháng thuốc, lao siêu kháng thuốc, lao/HIV càng gia tăng trên thế giới.
    Tại Việt Nam trong năm 2006 dân số 86,2 triệu người tỷ lệ bệnh lao mới các thể là 173/100.000 dân, tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới là 77/100.000 dân, tỷ lệ chết do lao là 23/100.000 dân, tỷ lệ lao/HIV là 5%. Có 100% xã, phường trong cả nước đã triển khai thực hiện chương trình điều trị ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp. Bệnh lao mới có tỷ lệ kháng đa thuốc 2,7%; bệnh lao tái trị có tỷ lệ kháng đa thuốc là 19%. Việt Nam đứng thứ 12 trong 22 quốc gia có tỷ lệ lao cao trên thế giới [16].
    Trong năm 2008 tình hình bệnh lao tại Tiền Giang diễn biến như sau: tỷ lệ lao phổi AFB(+) mới là 71/100.000 dân, tỷ lệ mắc lao trong độ tuổi lao động 25 - 55 tuổi là 52,2%; nam mắc nhiều hơn nữ gấp 3 lần. Kết quả điều trị lao phổi AFB(+) mới khỏi bệnh là 93%. Trong những năm qua tỉnh Tiền Giang chưa có đề tài nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị lao tại địa phương với qui mô toàn tỉnh, do đó việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng giúp chương trình chống lao địa phương đánh giá lại các hoạt động của chương trình xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh lao lâu dài. Xuất phát từ những căn cứ trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và kết quả điều trị bệnh lao tại tỉnh Tiền Giang năm 2009”.
    Với những mục tiêu như sau :
    1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh lao tại tỉnh Tiền Giang năm 2009.
    2. Đánh giá kết quả điều trị lao phổi AFB(+) tại tỉnh Tiền Giang năm 2009 và các yếu tố liên quan.
     
Đang tải...