Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam (FULL T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌCNĂM 2014
    MỤC LỤC

    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CẢM ƠN
    LỜI CAM ĐOAN
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
    DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
    1.1. Lịch sử phát hiện Helicobacter pylori 4
    1.2. Dịch tễ học 5
    1.2.1. Tỷ lệ hiện nhiễm (prevalence) 5
    1.2.2. Tần suất nhiễm mới 9
    1.2.3. Tỷ lệ tái nhiễm 10
    1.2.4. Cơ chế lây truyền H. pylori 12
    1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori trong thời niên thiếu 14
    1.3.1. Tuổi 14
    1.3.2. Giới 15
    1.3.3. Thu nhập, nghề nghiệp và học vấn của cha mẹ 15
    1.3.4. Tình trạng kinh tế xã hội 16
    1.3.5. Sống chật chội đông đúc 16
    1.3.6. Tình trạng vệ sinh 17
    1.3.7. Sống chung với người mang H. pylori hoặc bị bệnh do H. pylori 17
    1.3.8. Vai trò sống tập thể 18
    1.3.9. Địa dư 18
    1.3.10. Vấn đề chủng tộc, nhóm máu, giống nòi 19
    1.3.11. Một số yếu tố khác 22
    1.4. Đặc tính sinh học của H. pylori 26
    1.5. Các phương pháp chẩn đoán nhiễm H. pylori 28
    1.5.1. Các phương pháp cần nội soi tiêu hóa 28
    1.5.2. Các phương pháp không cần nội soi 30
    1.6. Một số đặc điểm về địa lý và dân cư học vùng Tây Nguyên 39
    1.6.1. Địa lý 39
    1.6.2. Khí hậu 39
    1.6.3. Dân cư 39
    1.6.4. Phong tục tập quán: 40
    1.6.5. Mô hình bệnh tật 41
    1.6.6. Một số đặc điểm về diện tích, dân số 42
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 43
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 43
    2.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 43
    2.1.3. Vùng nghiên cứu: 44
    2.1.4. Cách chọn mẫu vào nhóm nghiên cứu 44
    2.1.5. Cách tổ chức và đội ngũ tham gia nghiên cứu. 51
    2.1.6. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 51
    2.1.7. Lấy mẫu máu- chẩn đoán huyết thanh học 52
    2.1.8. Các yếu tố nhiễu 57
    2.2. Phân tích và xử lý số liệu 58
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
    3.1. Đặc điểm chung và tỷ lệ nhiễm H. pylori của quần thể đối tượng nghiên cứu 59
    3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư 59
    3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu là trẻ em theo tuổi và giới 60
    3.1.3. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở quần thể nghiên cứu. 62
    3. 2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em dưới 16 tuổi một số dân tộc Tây Nguyên được nghiên cứu 62
    3.2.1. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo giới 62
    3.2.2. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo nhóm tuổi 64
    3.2.3. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo dân tộc 65
    3.2.4. Tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em theo địa dư (tỉnh) 66
    3.3. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với các nguy cơ biến số nghiên cứu 67
    3.3.1. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về kinh tế xã hội của quần thể nghiên cứu 67
    3.3.2. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về tập quán, lối sống, vệ sinh môi trường và cá nhân của quần thể nghiên cứu. 71
    3.3.3. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về sức khỏe, bệnh tật, tình trạng nhiễm H. pylori ở các thành viên hộ gia đình của quần thể nghiên cứu. 78
    3.3.4. Đánh giá mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm khác của quần thể nghiên cứu. 84
    3.4. Xác định một số yếu tố nguy cơ nhiễm H. pylori trên phân tích đa biến. 86
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 87
    4.1. Tỷ lệ nam/nữ 88
    4.2. Tuổi 89
    4.3. Dân tộc 92
    4.4. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về kinh tế xã hội của quần thể nghiên cứu. 96
    4.5. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về tập quán, lối sống, vệ sinh môi trường và cá nhân của quần thể nghiên cứu. 101
    4.6. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm về sức khỏe, bệnh tật, tình trạng nhiễm H. pylori ở các thành viên hộ gia đình của quần thể nghiên cứu. 108
    4.7. Mối liên quan giữa nhiễm H. pylori với một số đặc điểm khác của quần thể nghiên cứu. 113
    4.8. Những điểm mạnh và những điểm yếu của luận án 115
    4.8.1. Những điểm mạnh 115
    4.8.2. Những điểm yếu 116
    KẾT LUẬN 117
    KIẾN NGHỊ 118
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh nhiễm trùng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Viêm dạ dày (VDD) mạn tính chiếm tỷ lệ rất cao trong các bệnh lý dạ dày – tá tràng (DD-TT) đến khám tại các cơ sở y tế, các chuyên khoa tiêu hóa.
    Nguyên nhân gây bệnh đã được đề cập từ lâu nhưng chỉ tới 1983 Marshall B. J. và Warren J.R [1] mới phát hiện và nuôi cấy thành công vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) đã chứng minh vai trò chính của nó trong bệnh lý DD-TT. Dần dần hầu hết các nghiên cứu đều công nhận vi khuẩn này là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu của VDD mạn tính, loét DD-TT, u MALT (Mucosal – Associated Lymphoma tissue) và ung thư dạ dày (UTDD). Nhiễm H. pylori mạn sẽ gây VDD mạn, dẫn tới viêm teo niêm mạc, dị sản ruột, loạn sản là những tổn thương tiền ung thư [2].
    H. pylori có lẽ là vi khuẩn có tỷ lệ lây nhiễm phổ biến nhất trên thế giới, ở các nước công nghiệp phát triển trung bình có khoảng 20 – 30% dân số bị nhiễm khuẩn này và tăng nhanh tới trên 50% ở tuổi 60. Ở các nước đang phát triển những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp thường có tỷ lệ nhiễm cao. Các nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy tình hình nhiễm H. pylori ở 14 nước đang phát triển ở tuổi dưới 15 là 80% [3], [4]. Ở các nước này, nhiễm H. pylori chủ yếu bị mắc từ tuổi nhỏ và sự khác nhau về tỷ lệ hiện nhiễm được theo dõi qua các thế hệ nối tiếp đã phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường họ sống. Ở miền Bắc Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Bàng và cs [5],[6] trên 824 trẻ tỷ lệ nhiễm H. pylori là 34%.
    Một trong những đặc điểm chung quan trọng của sự nhiễm H. pylori được nhiều nghiên cứu xác nhận là tỷ lệ nhiễm H. pylori khác nhau ở các tộc người khác nhau. Nghiên cứu của Rothenbacher D và cs [7] tại Đức thấy rằng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ mang quốc tịch Đức và trẻ em quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu của Graham và cs [8] ở Mỹ thấy rằng tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em da đen cao gần gấp đôi so với trẻ em da trắng. Tại Thụy Điển nghiên cứu của Tindberg Y và cs [9] nhận thấy có sự khác biệt về nhiễm H. pylori ở trẻ em các chủng tộc Bắc Âu, Châu Á và Nam Mỹ.
    Nghiên cứu về vai trò của di truyền của Malaty HM và cs [10] ở Thụy Điển cho thấy có vai trò của di truyền trong lây nhiễm H. pylori. Những nhóm các cặp sinh đôi cùng trứng có tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn các cặp sinh đôi khác trứng.
    Tại Châu Á và Đông Nam Á theo nghiên cứu của Goh và cs [11] tại Malaysia thấy rằng có sự khác biệt nhiễm H. pylori giữa các chủng tộc, trẻ mang chủng tộc Malaysia có tỷ lệ nhiễm H. pylori thấp hơn trẻ mang chủng tộc Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam, Trịnh Xuân Long, Lò Thị Minh và Nguyễn Văn Bàng (2007) nghiên cứu tại huyện Bát Xát (Lào Cai), tỷ lệ nhiễm H. pylori chung ở trẻ em < 18 tuổi của tất cả các dân tộc là 29%, cụ thể cho các dân tộc như sau: H’mong 16,1%, Tày 26,7%, Dao 20,3%, Dáy 38,5% và Kinh 41,1% [12]. Do trải qua hàng trăm năm sự di cư của loài người đến các châu lục làm cho nhiễm H. pylori ở các chủng tộc trong quá trình nghiên cứu rất phức tạp do quá trình tiến hóa và đột biến gien ở các chủng H. pylori [11].
    Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu các yếu tố liên quan có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nhiễm H. Pylori. Tuy nhiên, đến nay nhiều vấn đề liên quan đến nhiễm H. pylori cũng như bệnh lý do nhiễm H. pylori vẫn còn là những câu hỏi mà khoa học chưa thể trả lời chắc chắn, đặc biệt là cách lây nhiễm, thời điểm bị nhiễm, các yếu tố thuận lợi cho việc lây nhiễm, cũng như cơ chế gây bệnh, cách phòng bệnh.
    Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, có 54 dân tộc cùng sinh sống. Hiện tại các nghiên cứu phần lớn tập trung mô tả về tỷ lệ nhiễm H. pylori trong nhóm biểu hiện bệnh và tác dụng của các phác đồ điều trị diệt H. pylori đối với người lớn và trẻ em. Về mặt sức khỏe cộng đồng việc nghiên cứu các trường hợp biểu hiện bệnh lý tại bệnh viện chưa cho phép các nhà quản lý sức khỏe có cơ sở xây dựng một chiến lược phòng chống bệnh viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày do H. pylori. Tại các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh phía Nam có một số nghiên cứu về nhiễm H. pylori ở trẻ em, những nghiên cứu này bước đầu đã đánh giá được tỷ lệ nhiễm H. pylori của trẻ em Việt Nam, nhưng các nghiên cứu trên chưa thể hiện được tất cả các dân tộc, phong tục tập quán, đặc biệt vùng Tây Nguyên. Nhằm đánh giá tỷ lệ nhiễm H. pylori của các dân tộc Tây Nguyên và các yếu tố nguy cơ lây nhiễm H. pylori, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ em vùng Tây Nguyên, Việt Nam” với hai mục tiêu:
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ em các dân tộc Tây Nguyên Việt Nam năm 2010-2011.
    2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm H. pylori ở trẻ em các dân tộc Tây Nguyên Việt Nam năm 2010-2011.
     
Đang tải...