Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh mủ gan ở cá tra (Pangasius hypophalmusSauvage, 1878) nuôi t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ
    Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh mủ gan ở cá tra (Pangasius hypophalmusSauvage, 1878) nuôi thương phẩm trong ao đất tại huyện Châu Thành, Giồng Trôm và Bình Đại tỉnh Bến Tre

    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    DANH SÁCH CÁC BẢNG iii
    DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH v
    MỤC LỤC vi
    MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: TỔNG QUAN 3
    1.1.Sơ lược đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre 3
    1.2. Tình hình nuôi Cá Tra ở Bến Tre 4
    1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh cá da trơn trên thế giới 5
    1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh mủ gan trên Cá Tra ở Việt Nam 9
    PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    2.1.Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
    2.2.Phương phápnghiên cứu 17
    2.2.1. Sơ đồ khối của đề tài 17
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học 18
    2.2.2.1. Dịch tễ học mô tả 18
    2.2.2.2. Dịch tễ học phân tích 18
    2.2.2.3. Các dữ liệu điều tra 19
    2.2.3. Phương pháp thu thập mẫu vật cá bệnh và mô tả bệnh lý 20
    2.3.Phương pháp phân tích số liệu 20
    PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 21
    3.1. Hiện trạng kỹ thuật nuôi Cá Tra thương phẩm trong ao đất 21
    3.1.1.Diện tích và sản lượng nuôi Cá Tra tại 3 huyện 21
    điều tra và tại Bến Tre
    3.1.2.Trình độ học vấn và chuyên môn nuôi trồng thủy sản 23
    của các nông hộ nuôi cá tra ở vùng điều tra
    3.1.3.Hiện trạng kỹ thuật nuôi cá tra 24
    3.1.3.1. Diện tích và độ sâu của các ao nuôi cá tra 24
    3.1.3.2. Kỹ thuật cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi 25
    3.1.3.3. Mật độ thả, nguồn, kích cỡ và chất lượng giống 27
    3.1.3.4. Mùa vụ thả nuôi cá tra 29
    3.1.3.5. Thức ăn và chế độ chăm sóc 29
    3.1.4. Các loại bệnh thường gặp ở cá tra nuôi tại Bến Tre 32
    3.2. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh mủ gan ở cá tranuôi tại Bến Tre 33
    3.2.1. Tần xuất gặp bệnh mủ gan trong các ao nuôi cá tra 33
    tại vùng điều tra
    3.2.2.Các dấu hiệu chínhcủa bệnhđượcmô tả bởi người nuôi 34
    3.2.3. Kết quả phân tích nhanh một số mẫu cá tra bị bệnh 36
    mủ gan tại Bến Tre
    3.2.4. Tác hại của bệnh và số lần phát bệnh trong một vụ nuôi 38
    3.2.5. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các mùa vụ trong năm 39
    3.2.6. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các cỡ cá khác nhau 40
    3.2.7. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các mật độ nuôi khác nhau 41
    3.2.8. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các nhóm kích thước 42
    giống thả ban đầu
    3.2.9. Tần xuất gặp bệnh mủ gan với kỹ thuật tẩy dọn ao 43
    3.2.10. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở các độ sâu khác nhau 44
    3.2.11. Tần xuất gặp bệnh mủ gan ở số lần hút bùn đáy ao 45
    3.2.12.Tìm hiểu về vấn đề dùng thuốc để trị bệnh mủ gan 46
    3.3. Phân tích các y ếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh mủ gan ở cá tra 49
    3.4. Một sốgiải pháp phòng trị bệnh mủ gan cho cá tra 50
    3.4.1.Phòng bệnh 50
    3.4.2 Trị bệnh 51
    PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 52
    4.1. Kết luận 52
    4.2. Đề xuất 52
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cá Tra (Pangasius hypophthalmusSauvage,
    1878) là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến, năng suất cao, là một trong những
    đối tượng nuôi chủ lực cho xuất khẩu, đứng thứ hàng thứ 2 sau con tôm. Kim
    ngạch xuất khẩu Cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2008 đạt 1,4 tỉ USD,
    chiếm 31,1% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (4,51 tỉ USD), tăng
    43,72% so với năm 2007 [42]
    Trước đây, Cá Tra được nuôi chủ yếu theo qui mô gia đình, mật độ thấp và
    nguồn giống chủ yếu dựa vào tự nhiên. Việc sinh sản nhân tạo thành công vào năm
    1980 cùng với thị trường xuất khẩu mở rộng, sức tiêu thụ lớn làm cho quá trình
    đầu tư nuôi phát triển mạnh, mô hình nuôi thâm canh mật độ cao được áp dụng
    rộng rãi. Tuy nhiên, nuôi cá thâm canh với mật độ cao đã phải đối đầu với vấn đề
    suy thoái môi trường và dịch bệnh, gây tổn thất lớn về kinh tế. Tại Bến Tre, trong
    năm 2008 có 130 hộ nuôi Cá Tra, với 650 ha diện tích mặt nước nuôi, sản lượng
    đạt 100.223 tấn. Tuy nhiên, việc phát triển tự phát chưa có qui hoạch, mức độ thâm
    canh cao, trong khi kiến thức về quản lý chăm sóc aonuôi, ý thức về bảo vệ môi
    trường nuôi, kinh nghiệm và kiến thức về quản lý dịch bệnh của người nuôi còn
    hạn chế, tình trạng sử dụng thuốc và hóa chất tràn lan đã làm cho môi trường ngày
    càng xấu đi, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều[10], [11].
    Ở Bến Tre, mặc dù nghề nuôi Cá Tra thâm canh bắt đầu từ năm 2003 và
    mới phát triển nhanh từ năm 2006 đến nay nhưng dịch bệnh trên Cá Tra cũng đã
    xuất hiện. gây thiệt hại lớn đối với nghề nuôi Cá Tra thâm canh trong ao. Bệnh xảy
    ra khá thường xuyên ở hầu hết các ao nuôi, đặc biệt là bệnh mủ gan, bệnh này có
    thể gây chết cá từ rải rác đến hàng loạt dẫn đến việc dùng kháng sinh và hóa chất
    rất phổ biến trong suốt quá trình nuôi. Tình trạng bệnh và dùng kháng sinh để
    phòng trị bệnh đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất,sản lượng và chất lượng cá
    tra nuôi tại Bến Tre. Do vậy, một đề tài nghiên cứu về dịch tễ của bệnh mủ gan ở
    cá tra trong các ao nuôi thương phẩm là rất cần thiết đối với địa phương để có thể
    đưa ra các biện pháp quản lý bệnh và phòng bệnh hợp lý nhằm gópphần duy trì và
    phát triển bền vững nghề nuôi cá Tra thâm canh tại Bến Tre.
    Được sự đồng ý của Trường Đại Học Nha Trang, Hội đồng xét duyệt đề
    cương luận văn cao học ngành Nuôi trồng thủy sản năm 2008, tôi đã được phép
    thực hiện đề tài luận văn thạc sỹ với tiêu đề:
    “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của bệnh mủ gan ở cá tra (Pangasius
    hypophalmusSauvage, 1878) nuôi thương phẩm trong ao đất tại huyện Châu
    Thành, Giồng Trôm và Bình Đại -tỉnh Bến Tre”
    Mục tiêu đề tài: Xác định hiện trạng và mối liên quan của bệnh mủ gan ở cá tra
    nuôi trong ao đất ở Bến Tre với một số yếu tố môi trường ( khí hậu, thời tiết), yếu
    tố kỹ thuật nuôi (kỹ thuật tẩy dọn ao, mật độ nuôi, độ sâu của ao, thức ăn) và bản
    thân cá nuôi đ ể có thể đưa ra được các biện pháp quản lý bệnh hợplý và có hiệu
    quả.
    Nội dung đề tài:
    1. Điều tra về hiện trạng kỹ thuật nuôi ở cá tra nuôi thương phẩm trong các
    ao nuôi tại 3 huyện Châu Thành, Giồng Trôm và Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
    2. Hiện trạng về bệnh mủ gan ở cá tra nuôi thương phẩm tại vùng điều tra ở
    tỉnh Bến Tre
    3. Phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan tới sự bùng phát của bệnh mủ gan
    ở cá tra, làm cơ sở để đưa ra các biện pháp phòng bệnh mủ gan trong nuôi thương
    phẩm
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    -Kết quả nghiên cứu cung cấp các thông tin khoa học góp phần xây dựng
    hệ thống quản lý bệnh cho cá tra nuôi tại Bến Tre.
    -Các biện pháp phòng ngừa bệnh mủ gan bằng giải pháp môi trường và kỹ
    thu ật sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi cá tra thâm canh.
    Do kinh nghiệm của bản thân về lĩnh vực đang nghiên cứu còn nhiều hạn
    chế, nên bản luận văn này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận
    được sự đóng góp ý kiến và lượng thứ của quí Thầy Cô, các anh chị và bạn bè
    đồng nghiệp.

    PHẦN 1
    TỔNG QUAN
    1.1 Sơ lược đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre
    Tỉnh Bến Tre nằm ở hạ lưu châu thổ Sông Mekong, về phía tây Nam bộ,
    thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi
    cho canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Giới hạn bởi 9
    o
    48’ –10
    o
    20’ độ vĩ
    Bắc, 105
    o
    57’ –106
    o
    48’ độ kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới
    chung là sông Tiền, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, có
    ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển
    65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (Cửa Đại,
    Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận
    Campuchia . Những con sông này bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao
    An Hóa, cùlao Bảo và cù lao Minh [43] .
    Khí hậu ở Bến Tre mang tính chất nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa
    khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa (mùa của gió Tây nam) từ cuối tháng
    tư đến đầu tháng mười một hàng năm, mùa khô (mùa của gió Đông bắc) từ tháng
    mười một đến tháng tư năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.250 -1.500
    mm/năm. Hơn 90% lượng mưa tập trung trong mùa mưa. Lượng mưa lớn thường
    xảy ra vào mùa gió Tây nam, nên tháng 5 cũng có mưa, nhưng tháng 9 - 10 là
    những tháng có mưa lớn, trong năm có khoảng 100 -130 ngày có mưa. [11].
    Nhiệt độ không khí trung bình từ 26 - 28
    o
    C. Nhiệt độ tuyệt đối thấp nhất
    trong ngày là 18,1
    o
    C và cao nhất là 36
    o
    C. Tuy nhiên, biên độ nhiệt dao động ngày
    đêm khá rõ 11,4
    o
    C vào mùa mưa, 14
    o
    C vào mùa khô. Độ ẩm không khí tương đối
    cao vì Bến Tre có mật độ sông ngòi và kênh rạch cao, chênh lệch độ ẩm trung bình
    tháng ẩm nhất và khô nhất là 15%. Độ bốc hơi cao trong mùa khô, trung bình đạt 6
    mm/ngày đêm. Vào mùa mưa, độ bốc hơi trung bình đạt 3,5 mm/ngày đêm [11].
    Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Bến Tre là 2.315 km
    2
    trong đó bao gồm
    1.812 km
    2
    đất nông nghiệp. Dân số Bến Tre khoảng 1.369.358 người. Hệ thống
    sông ngòi, kênh rạch chằn chịt khoảng 6.000 km (các sông lớn: sông Cổ Chiên 82
    km, sông Hàm Luông 71 km, sông Ba Lai 59 km, sông Cửa Đại 83 km) chở phù sa
    chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy,
    hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hóa với các
    tỉnh lân cận. Vào mùa khô, gió chướng mạnh đưa nước biển vào sâu trong nội
    đồng, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn xảy ra vào khoảng 2 tháng cuối mùa khô,
    gây trở ngại cho hoạt động nông nghiệp và ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt cho
    sinh hoạt. Vào giữa đến cuối mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 11) nước lũtừ thượng
    nguồn Sông MeKong tràn về, theo dòng nước lũ, tôm cá trên sông MeKong di trú
    về làm cho nguồn lợi thủy sản khá dồi dào. Là tỉnh gần biển nên lũ không ảnh
    hưởng nhiều đến các công trình giao thông thủy lợi, cây trồng, . nhưng nó lại ảnh
    hưởng đến dịch bệnh trên Cá Tra nuôi thâm canh như bệnh mủ gan thường xuất
    hiện vào mùa lũ [2].
    Về hành chính, tỉnh Bến Tre có một th ành phố và tám huy ện, trong đó có ba
    huyện ven biển Đông có ưu thế về khai thác thủy sản, nuôi tôm Sú, Nghêu và Sò
    Huyết, đó là cáchuyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Các huyện còn lại là Châu
    Thành, Giồng Trôm, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc có ưu thế về sản xuất
    nông nghiệp và nuôi thủy sản nước ngọt như Cá Tra, Tôm Càng Xanh Tổng
    diện tích nuôi thủy sản năm 2008 của Bến Tre là42.106 ha, tăng 6% so với cùng
    kỳ năm 2007. Sản lượng nuôi đạt 158.995 tấn, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm
    2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu của thủy sản năm 2008 đạt 70,098 triệu USD
    chiếm khoảng 38,1% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong đó sản lượng cá Tra
    xuất khẩu là 22.442 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 53,111 triệu USD [10].
    1.2. Tình hình nuôi Cá Tra ở Bến Tre
    Phong trào nuôi Cá Tra thâm canh trong ao đất ở Bến Tre lúc đầu (năm
    2003) chỉ tập trung ở vài hộ nuôi, nhưng đến năm 2006 thị trường cá da trơn
    thương phẩm hút giá, nên nghề nuôi cá tra thâm canh đã phát triển rất nhanh ở các
    tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có Bến tre. Tại Bến Tre, cá tra
    được nuôi chủ yếu trong ao đất và đến năm 2008, toàn tỉnh đ ã có 130 hộ nuôi Cá
    Tra, với diện tích mặt nước nuôi là 650 ha, sản lượng đạt 100.223 tấn. Mặc dù diện
    tích nuôi và sản lượng cá tra tại Bến Tre thấp hơn nhiều so với các vùng trọng
    điểm nuôi cá Tra tại ĐBSCL như tỉnh An Giang, nhưng do phát triển nuôi tự phát
    thiếu qui hoạch của các nhà quản lý ở địa phương, nên khó kiểm soát nguồn giống,
    thuốc và hóa chất phòng trị bệnh, nguồn n ước thải chủ yếu từ các ao nuôi cá tra
    được thải trực tiếp ra sông làm ô nhiễm môi trường, cho nên trong quá trình nuôi,

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Chính (2005), Đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong
    nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) thâm canh tại An Giang và Cần
    Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.
    2. Từ Thanh Dung và ctv (2004), Xác định vi khuẩn gây bệnh đốm trắng trên
    gan cá tra (Pangasius hypophthalmus). Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
    2004: 137-142.
    3. Trần Anh Dũng (2005), Khảo sát các tác nhân gây bệnh trong nuôi cá tra
    (Pangasius hypophthalmus) thâm canh ở tỉnh An Giang. Luận văn tốt
    nghiệp cao học. Khoa thủy sản, Đại học Cần Thơ.
    4. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004),
    Giáo trình bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2004.
    5. Hà Ký, Bùi Quang Tề (2007), Ký sinh trùng cá nước ngọt Việt Nam. Nhà
    xuất bản khoa học và kỹ thuật.
    6. Hứa Thị Phương Liên (1998), Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang
    miệng cá basa (Pangasius bocourti) nuôi bè tại An Giang. LAThS. ĐHTS.
    7. Lý Thị Thanh Loan và ctv (2007), Bước đầu phát hiện Clostridium spcảm
    nhiễm trên cá tra (Pangasius hypophthalmus) nuôi ở ĐBSCL Việt Nam.
    Trung tâm quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch
    bệnh thủy sản khu vực Nam bộ -Viện nghiên cứu NTTS II.
    8. Đào Ngọc Phong (2001), Vệ sinh môi trựong và dịch tễ. Trường Đại học Y
    Hà Nội. Nhà xuất bản y học.
    9. Nguyễn Thanh Phương và ctv (2007), Quan trắc môi trường và xác định tác
    nhân gây bệnh trên cá da trơn (Tra - Pangasius hypophthalmus và Basa -Pangasius bocourti) và Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) ở tỉnh
    An Giang. Báo cáo tóm tắt tổng kết đề tài. Đại học Cần Thơ.
    10. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre (2007, 2008), Báo
    cáo tổng kết nuôi trồng thủy sản năm 2007, 2008.
    11. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre (2008), Báo cáo quy
    hoạch chi tiết cá da trơn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
    12. Trần Thị Minh Tâm và ctv (2003), Nghiên cứu bệnh đốm trắng trên cá tra
    (Pangasius hypophthalmus) nuôi công nghiệp. Báo cáo tổng kết, Viên
    nghiên cứu NTTS II.
    13. Nguyễn Hữu Thịnh, Từ Thanh Dung, Ferguson H.W (2004), Nghiên cứu
    mô bệnh học cá tra (Pangasius hypophthalmus) bị bệnh trắng gan Tạp chí
    khoa học Đại học Cần Thơ 2004: 120-125.
    14. Nguyễn Hữu Thịnh và ctv (2007), Phân lập và khảo sát đặc điểm kháng
    kháng sinh của Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra
    (Pangasius hypophthalmus) nuôi thâm canh. Tạp chí KHKT Nông Lâm
    nghiệp số 1&2/2007.
    15. Crumlish.M, T. T. Dung, J. F. Turnbull, N. T. N Ngoc and H. W. Ferguson
    (2002), Identification of Edwardsiella ictaluri from diseased freshwater
    catfish Pangasius hypophthalmus cultured in Mekong delta, Viet Nam.
    Journal of fish diseases, 25, 733-736.
    16. Edward J. Noga, M.S., D.V.M Fish disease (diagnosis and treatmet).
    17. Ewing, W.H., McWhorter, A,C., Escobar, M.R, and Lubin, A.H. (1965),
    Edwardsiella, a new genus of Enterobacteriaceae based on a new species,
    Edwardsiella tarda. Internationnal Bulletin of Bacteriological
    Nomenclature and Taxonomy. 15:33-38.
    18. Ferguson, H.W (1990), Systemic pathology of fish. Reprinted Taiwan
    Edition by Iowa State University Press, USA, 230.
    19. Ferguson H.W, Turbull J.F, Shinn A.P, Thompson K, Dung T T and
    Crumlish M, (2001), Bacillary necrosis in farmed Pangasius
    hypophthalmus from the Mekong delta, Viet Nam. Journal of fish disease
    24, 509-513.
    20. Francis-Floyd, R., Beleau, M.H., Waterstrat, P.R, and Bowser, P.R. (1987),
    Effect of water temperature on the clinical outcome of infection with
    Edwardsiella ictaluri in channel catfish. Jourmal oj the American Veterinary
    Medical Association. 191: 1413-1416.
    21. Hawker, J.P (1979), A bacterium associated with disease of pond cultured
    channel catfish. Journal of the Fisheries Research Board of Canada,
    36:1508-1512.
    22. Hawke, J.P at el. (1981), Edwardsiella ictaluri sp. nov., the causative agent
    of enteric septicemia of catfish. International Journal of Systematic
    bacteriology, oct 1981, p 396-400. Vol 31, No4.
    23. Hawke, J.P, Durborow, R.M, Thune, R.L and Camus, A.C (1998), ESCEnteric Septicemia of catfish. SRAC publication No. 477.
    24. Hawke, J.P Management of disease in commercial aquaculture. Dept of
    pathobiological Sciences. www.google.com keyword: Edwardsiella
    ictaluri.
    25. Hoshinae, T. (1962), On a new bacterium, Paracolobactrum
    anguillimortiferum sp. Nov. Bulletin of the Japanese Society of Scientific
    Fisheries. 28: 162-164.
    26. Kei Yuasa, Edy Barkat Kholidin, Novita Panigoro, Kishio Hatai (2003),
    First isolation of Edwardsiella ictaluri from cultured striped catfish
    Pangasius hypophthalmus in Indonesia. Fish pathology, 38 (4), 181-183,
    2003.12
    27. Meyer, F.P, and Bullock, G.L. (1973), Edwardsiella tarda, a new pathogen
    of channel catfish (Ictalurus punctatus). Applied Microbiology. 25: 155-156.
    28. Mgolomba, T.N, and Plumb, J.A. (1992), Longevity of Edwardsiella
    ictaluri in the organs of experimentally infected channel catfish Ictalurus
    punctatus, Aquaculture. 100:1-6.
    29. Miyashito, T and Egusa, S (1976), Histopathological studies of
    Edwarsiellosis of the Japanese eel (Anguilla japonica) I. Suppurative
    interstitial nephritis form. Fish pathology, 11, 33 - 43.
    30. Nakatsugawa, T (1983), Edwardsiella tarda isolated from cultured young
    flound Fish Pathology. 18: 99-101.
    31. OIE (2000), Bacterial kidney disease (Renibacterium salmoninarum). OIE
    aquatic animal disease card, september 2000.
    32. Pat Gaunt. Florfenicol antibiotic studies conducted. NWAC NEWS volume
    5, number 2 december 2002.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...