Tiến Sĩ Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyê

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1. Sán lá Fasciola gây bệnh trên động vật nhai lại và người .4
    1.1.1. Vị trí của sán lá Fasciola trong hệ thống phân loại động vật học 4
    1.1.2. Đặc điểm hình thái của sán lá Fasciola 4
    1.1.3. Vòng đời của sán lá Fasciola .6
    1.2. Bệnh do sán lá Fasciola ở động vật nhai lại .11
    1.2.1. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola 11
    1.2.1.1. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola ở gia súc nhai lại .11
    1.2.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nhiễm sán lá Fasciola ở gia súc nhai lại
    17
    1.2.2. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh do sán lá Fasciola gây ra ở gia súc
    nhai lại 27
    1.2.3. Chẩn đoán bệnh do sán lá Fasciola gây ra .33
    1.2.4. Phòng và trị bệnh sán lá Fasciola cho súc vật nhai lại .35
    1.2.4.1. Điều trị bệnh: .35
    1.2.4.2. Phòng bệnh sán lá Fasciola cho súc vật nhai lại .38
    CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.42
    2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .42
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 42
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu 42
    2.1.3. Địa điểm nghiên cứu .42
    2.1.3.1. Địa điểm triển khai .42
    2.1.3.2. Địa điểm xét nghiệm mẫu 44
    2.2. Vật liệu nghiên cứu .44
    2.2.1. Động vật và các loại mẫu nghiên cứu 44
    2.2.2. Dụng cụ và hoá chất 45
    2.3. Nội dung nghiên cứu .45
    2.3.1 Xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc
    bằng kỹ thuật thường quy, kỹ thuật PCR và hình ảnh cấu trúc siêu vi của sán.45
    2.3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá Fasciola spp. gây ra ở trâu, bò 45
    2.3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho
    trâu, bò ở ba tỉnh nghiên cứu .45
    2.3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò .45
    2.3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh và
    trong ký chủ trung gian .46
    2.3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong 1 gam
    phân với số sán lá ký sinh ở trâu, bò .46
    2.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng chống bệnh sán lá Fasciola spp. cho trâu, bò.46
    2.3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. có hiệu lực cao và an toàn .46
    2.3.4.2. Nghiên cứu biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá Fasciola spp.
    cho trâu, bò .46
    2.4. Phương pháp nghiên cứu .47
    2.4.1. Phương pháp mổ khám, thu thập và định loại sán lá Fasciola spp. ký sinh
    ở trâu, bò tại Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang 47
    2.4.2. Phương pháp điều tra tình trạng vệ sinh thú y và phòng chống bệnh sán
    lá Fasciola spp. cho trâu, bò .48
    2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola spp. ở trâu, bò 48
    2.4.3.2. Bố trí thu thập mẫu 49
    2.4.3.3. Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica
    trên trâu, bò .49
    2.4.4. Phương pháp nghiên cứu trứng và ấu trùng sán lá Fasciola spp. ở ngoại
    cảnh và trong ký chủ trung gian 50
    2.4.4.1. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở nền
    chuồng và khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò .50
    2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu sự ô nhiễm trứng sán lá Fasciola spp. ở khu vực
    chăn thả trâu, bò 51
    2.4.4.3. Phương pháp thu thập và xác định loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian
    của sán lá gan Fasciola. 51
    2.4.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá Fasciola spp. của
    ốc nước ngọt 51
    2.4.5. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. ở ngoại cảnh
    (khi không rơi vào môi trường nước) 52
    2.4.5.1. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong phân
    trâu, bò 52
    2.4.5.2. Nghiên cứu thời gian sống của trứng sán lá Fasciola spp. trong đất 53
    2.4.6. Nghiên cứu thời gian thoát vỏ và thời gian sống của Miracidium trong nước54
    2.4.6.1. Nghiên cứu thời gian Miracidium thoát vỏ trong nước 54
    2.4.6.2. Nghiên cứu thời gian Miracidium sống trong nước (khi Miracidium
    không gặp ký chủ trung gian) .55
    2.4.7. Nghiên cứu về thời gian phát triển của ấu trùng sán lá Fasciola spp.
    trong ốc Lymnae viridis - ký chủ trung gian 56
    2.4.8. Phương pháp xác định tương quan giữa số trứng sán Fasciola spp. trong
    1 gam phân với số sán lá ký sinh/trâu, bò 57
    2.4.9. Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. 58
    2.4.9.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá Fasciola spp. đã sử dụng
    nhiều năm trên trâu, bò .58
    2.4.9.2. Xác định hiệu lực tẩy sán lá Fasciola spp. và độ an toàn trên trâu, bò của
    3 loại thuốc albendazol, triclabendazole, nitroxinil - 25 với mức liều cao hơn liều
    khuyến cáo 59
    2.4.10. Thử nghiệm biện pháp phòng bệnh sán lá Fasciola spp. trên trâu 60
    2.5. Phương pháp xử lý số liệu .61
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .62
    3.1. Kết quả xác định loài sán lá gan ký sinh ở trâu, bò tại ba tỉnh Thái Nguyên,
    Bắc Kạn và Tuyên Quang .62
    3.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá Fasciola ở trâu, bò .66
    3.2.1. Điều tra thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh cho đàn trâu,
    bò ở ba tỉnh nghiên cứu 66
    3.2.2. Tình hình nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 68
    3.2.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò tại các địa phương .68
    3.2.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica theo tuổi trâu, bò 75
    3.2.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo mùa vụ .78
    3.2.2.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica ở trâu, bò theo tính biệt 82
    3.2.3. Nghiên cứu về trứng và ấu trùng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh và trong
    ký chủ trung gian 85
    3.2.3.1. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica ở chuồng trại, bãi chăn thả .85
    3.2.3.2. Sự ô nhiễm trứng sán lá F. gigantica trên bãi chăn thả trâu, bò 88
    3.2.3.3. Sự phân bố các loài ốc nước ngọt - ký chủ trung gian của sán lá F. gigantica .89
    3.2.3.4. Tỷ lệ nhiễm ấu trùng sán lá gan của ốc - ký chủ trung gian .92
    3.2.3.5. Tỷ lệ mẫu cỏ thủy sinh nhiễm Adolescaria 94
    3.2.3.6. Nghiên cứu về thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica ở ngoại cảnh
    (khi chưa rơi vào môi trường nước) 96
    3.2.3.7. Thời gian sống của trứng sán lá F. gigantica trong đất .99
    3.2.3.8. Nghiên cứu về thời gian thoát vỏ của Miracidium và thời gian sống của
    Miracidium trong nước .100
    3.2.3.9. Nghiên cứu thời gian phát triển của ấu trùng sán lá F. gigantica trong ốc -
    ký chủ trung gian 105
    3.3. Nghiên cứu tương quan giữa số trứng sán F. gigantica trong 1 gam phân với
    số sán lá ký sinh ở trâu, bò .107
    3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica cho trâu, bò 110
    3.4.1. Xác định thuốc tẩy sán lá F. gigantica có hiệu lực cao và an toàn 110
    3.4.1.1. Xác định hiệu lực của một số thuốc tẩy sán lá F. gigantica đã được sử
    dụng nhiều năm trên trâu, bò 110
    3.4.2. Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh sán lá F. gigantica trên trâu .116
    3.4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 2 tháng thử nghiệm 118
    3.4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá F. gigantica sau 4 tháng thử nghiệm 119
    3.4.3. Đề xuất biện pháp phòng chống tổng hợp bệnh sán lá F. gigantica
    cho trâu, bò 120
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 123
    1. Kết luận 123
    2. Đề nghị: .125
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .127



    1. Tính cấp thiết của đề tài

    MỞ ĐẦU
    Bệnh sán lá gan ở trâu, bò (Fasciolosis) do hai loài sán lá Fasciola hepatica và
    Fasciola gigantica gây ra, được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại
    rất lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi trâu, bò trên toàn thế giới (Soulsby E. J.,
    1987 [167]). Trong những năm gần đây, bệnh sán lá gan ở trâu, bò đang trở nên phổ
    biến và gia tăng do sự thay đổi khí hậu và sự di cư của động vật từ vùng này sang
    vùng khác (Muhammad Kasib Khan và cs., 2013 [132]).
    Sán lá Fasciola ký sinh gây nhiều tác động xấu như làm giảm sức sinh trưởng,
    sinh sản ở trâu, bò: mỗi sán ký sinh làm khả năng tăng khối lượng giảm 200
    gam/năm (Sewell M. M. H., 1966 [153]), tăng trọng hàng năm giảm 20 - 40 kg, tỷ
    lệ có thai giảm 10% (Sothoeun S., 2007 [157]). Theo Suhardono D. (2001) [159],
    việc tẩy sán lá gan cho bò đã rút ngắn khoảng cách giữa hai lần động dục của bò
    xuống 18,5 tháng, trong khi những bò không được điều trị thì khoảng cách này kéo
    dài tới 31,5 tháng. Theo Roberts J. A. và cs. (1991) [143], thiếu máu do sán ký sinh
    đã làm giảm 7 - 15% khả năng lao tác (uớc tính, mỗi năm thiệt hại do trâu, bò bị nhiễm
    sán lá Fasciola là từ 82 - 98 đô la Úc/trâu hoặc bò (Sothoeun S., 2007 [157]), tức là
    khoảng từ 1,5 - 1,8 triệu đồng Việt Nam; chi phí này ở Thụy Sỹ là 52 triệu Euro
    (Schweizer G. và cs., 2005 [151]), ở Kenya là 3,5 triệu KES (Mungube E. O. và cs.,
    2006 [133]), ở Etiopia là 0,27 triệu đô la Mỹ (Berhe G. và cs., 2009 [69]). Như vậy, có
    thể thấy thiệt hại kinh tế do bệnh sán lá Fasciola gây ra là rất lớn.
    Nguy hiểm hơn, bệnh sán lá gan ở trâu, bò còn truyền lây sang người gây
    viêm gan, xơ gan, thậm chí biến chứng ung thư gan ở người. Theo Mas - Coma S.
    và cs. (2009) [125], ước tính có khoảng 2,4 - 17 triệu người trên thế giới bị nhiễm
    một hoặc cả hai loài sán F. hepatica và F. gigantica. Tại Việt Nam, theo thống kê
    của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, đến tháng 3 năm 2008, nước
    ta có hơn 5.000 người tại 47 tỉnh thành từ Bắc tới Nam bị nhiễm sán lá gan lớn (dẫn
    theo Đặng Thị Cẩm Thạch và cs., 2008 [44]).
    Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện khí hậu
    nóng ẩm, chăn nuôi trâu, bò theo phương thức chăn thả tự do và ý thức vệ sinh
    môi trường không tốt là điều kiện thuận lợi cho sán lá gan hoàn thành vòng đời
    và bệnh sán lá gan phát triển. Đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm
    dịch tễ bệnh sán lá gan ở trâu, bò và biện pháp điều trị bệnh (công trình của
    Nguyễn Đức Tân, 2010 [43]; Hoàng Văn Hiền và cs., 2011 [11]; Nguyễn Hữu
    Hưng 2011 [15] ). Song, ở các địa phương miền núi nói chung, ba tỉnh Thái
    Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang nói riêng vẫn chưa có công trình nghiên cứu
    đầy đủ về bệnh sán lá gan, vì vậy cũng chưa có quy trình phòng chống bệnh hiệu
    quả. Đặc biệt, 3 tỉnh nói trên nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc - là
    nơi có số lượng trâu nhiều nhất cả nước, chiếm 55,31% (Tổng Cục thống kê, 2014
    [169]). Mặt khác, điều kiện thời tiết khí hậu của các tỉnh này trong những năm gần đây
    có nhiều thay đổi: cường độ ánh sáng mạnh hơn, lượng mưa trong năm nhiều hơn
    Những thay đổi này có thể dẫn đến hệ quả là đặc điểm dịch tễ của bệnh sán lá gan thay
    đổi. Những luận giải trên cho thấy, việc nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và xây dựng
    biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan cho trâu, bò, từ đó phòng được bệnh sán lá gan
    lớn trên người ở các địa phương miền núi là rất cần thiết.
    Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sản xuất, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
    cứu đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan trâu, bò (Fasciolosis) ở tỉnh Thái Nguyên, Bắc
    Kạn, Tuyên Quang và biện pháp phòng trị (2010 - 2013) ”.
    2. Mục tiêu của đề tài:
    - Xác định được thành phần loài và một số đặc điểm dịch tễ bệnh do sán lá
    Fasciola spp. gây ra trên trâu, bò ở ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang.
    - Xây dựng được biện pháp phòng, trị bệnh sán lá gan lớn ở trâu, bò tại ba tỉnh
    Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang.
     
Đang tải...