Luận Văn Nghiên cứu đặc điểm địa hóa, đánh giá tiềm năng sinh của đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn

Thảo luận trong 'Địa Chất' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/11/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá như hiện nay thì nhu cầu về năng lượng là rất lớn, ngành công nghiệp dầu khí phải hết sức chủ động cùng với các ngành công nghiệp năng lượng khác mở rộng quy mô sản xuất mới có thể đáp ứng được. Một hướng đi mang tính chiến lược của ngành dầu khí là đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam cũng như vươn ra tìm kiếm thăm dò dầu khí ở nước ngoài.
    Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và đầu tư nghiên cứu kỹ càng từ lúc bắt đầu tìm kiếm, thăm dò đến lúc phát triển, khai thác mỏ. Chính vì vậy, cần phải tổng hợp, minh giải số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, từ số liệu địa chất, địa vật lý, kết quả khoan, thử vỉa, lấy mẫu, nghiên cứu địa hoá để có kết luận xác thực nhất về tiềm năng dầu khí khu vực nói chung và của mỏ nói riêng. Trong đó nghiên cứu địa hoá, đặc biệt địa hoá đá mẹ là một khâu quan trọng giúp đánh giá tổng quan về đá mẹ, giúp vạch ra phương hướng tìm kiếm, thăm dò tiếp theo nhằm gia tăng trữ lượng.
    Theo kế hoạch đào tạo của trường Đại học Mỏ-Địa Chất tôi được phân công về thực tập tại Phòng Địa hóa, Viện dầu khí Việt Nam (VPI). Tại đây với sự giúp đỡ của các chuyên gia và các kỹ sư phòng Địa hóa, tôi đã tìm hiểu về các phương pháp địa hóa, làm quen với công tác minh giải tài liệu trên cơ sở đó xác định khả năng tồn tại của tầng đá mẹ và từ đó dự báo phạm vi phân bố, chất lượng đá mẹ, quá trình biến đổi vật chất hữu cơ, khả năng sinh Hydrocacbon và hướng di chuyển của chúng, thu thập tài liệu để làm Đồ án tốt nghiệp với đề tài:" Nghiên cứu đặc điểm địa hóa, đánh giá tiềm năng sinh của đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn
    Đồ án có bố cục:
    Mở đầu
    Chương 1: Khái quát chung
    Chương 2: Đặc điểm địa chất khu vực
    Chương 3: Nghiên cứu địa hoá đá mẹ
    Chương 4: Đặc điểm địa hóa đá mẹ lô 11.2 bể Nam Côn Sơn
    Kết luận

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cảm ơn 3
    Mục lục .4
    Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt . 9
    Danh mục các bảng biểu 10
    Danh mục các hình vẽ, đồ thị 11
    MỞ ĐẦU 13
    Chương 1. Khái quát chung 14
    1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 14
    1.1.1. Vị trí địa lý 14
    1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo .14
    1.1.3. Đặc điểm khí hậu thủy văn .15
    1.1.4. Đặc điểm kinh tế, nhân văn 15
    1.1.4.1. Nông nghiệp .16
    1.1.4.2. Công nghiệp 16
    1.1.4.3. Ngư nghiệp 17
    1.1.4.4. Du lịch .17
    1.1.4.5. Giao thông vận tải .17
    1.1.4.6. Dịch vụ 18
    1.1.4.7. Đời sống văn hóa .18
    1.1.5. Đánh giá thuận lợi – khó khăn đến ngành dầu khí .18
    1.1.5.1. Thuận lợi 18
    1.1.5.2. Khó khăn 19
    1.2. Lịch sử nghiên cứu bể Nam Côn Sơn .20
    1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 20
    1.2.2. Giai đoạn 1976 – 1980 .21
    1.2.3. Giai đoạn 1981 đến nay 21
    Chương 2. Đặc điểm địa chất khu vực 25
    5
    2.1. Địa tầng 25
    2.1.1. Đá móng tuổi trước Kainozoi 25
    2.1.2. Lớp phủ trầm tích Kainozoi .27
    2.1.2.1. Hệ Paleogen – Thống Oligocen – Hệ tầng Cau 27
    2.1.2.2. Hệ Neogen – Thống Miocen – Phụ thống Miocen dưới – Hệ tầng Dừa 30
    2.1.2.3. Hệ Neogen – Thống Miocen – Phụ thống Miocen giữa – Hệ tầng Thông –Mãng Cầu 32
    2.1.2.4. Hệ Neogen – Thống Miocen – Phụ thống Miocen trên – Hệ tầng Nam Côn Sơn . 34
    2.1.2.5. Hệ Neogen – Thống Pliocen – Đệ Tứ - Hệ tầng Biển Đông 36
    2.2. Đặc điểm kiến tạo bể Nam Côn Sơn 37
    2.2.1. Các yếu tố cấu trúc chính 37
    2.2.1.1. Đới phân dị phía Tây (C) 38
    2.2.1.2. Đới phân dị chuyển tiếp (B) .39
    2.2.1.3. Đới sụt phía Đông (A) . .40
    2.2.2. Hệ thống đứt gãy .42
    2.2.2.1. Hệ thống đứt gãy phương Bắc – Nam .42
    2.2.2.2. Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam .43
    2.2.2.3. Hệ thống đứt gãy phương Đông – Tây .43
    2.2.3. Phân tầng cấu trúc 44
    2.2.3.1. Phân tầng cấu trúc móng trước Kainozoi . 44
    2.2.3.2. Tầng cấu trúc lớp phủ trầm tích Kainozoi 44
    2.3. Lịch sử phát triển địa chất 45
    2.3.1. Giai đoạn trước tách giãn (Pre-rift) – Paleocen – Eocen 45
    2.3.2. Giai đoạn đồng tách giãn (Syn-rift) – Oligocen – Miocen sớm 45
    2.3.3. Giai đoạn sau tách giãn (Post-rift) – Miocen giữa – Đệ tứ .46
    6
    2.4. Hệ thống dầu khí bể Nam Côn Sơn lô 11.2 .48
    2.4.1. Đá sinh 48
    2.4.1.1. Tiềm năng hữu cơ 48
    2.4.1.2. Môi trường lắng đọng và phân hủy vật chất hữu cơ 49
    2.4.1.3. Dạng Kerogen .50
    2.4.1.4. Quá trình trưởng thành vật chất hữu cơ 51
    2.4.2. Di chuyển của Hydrocacbon từ đá mẹ .54
    2.4.3. Đá chứa . .55
    2.4.3.1. Đá chứa móng nứt nẻ phong hóa trước Kainozoi .55
    2.4.3.2. Đá chứa tuổi Oligocen 55
    2.4.3.3. Đá chứa tuổi Miocen dưới 55
    2.4.3.4. Đá chứa tuổi Miocen giữa 56
    2.4.3.5. Đá chứa tuổi Miocen trên – Pliocen sớm .57
    2.4.4. Đá chắn 57
    2.4.5. Các dạng bẫy chứa trong khu vực .58
    2.4.5.1. Bẫy dạng vòm .58
    2.4.5.2. Bẫy kiến tạo 58
    2.4.5.3. Bẫy dạng khối đứt gãy 58
    2.4.5.4. Bẫy dạng khối .58
    2.4.5.5. Bẫy thạch học .58
    2.4.6. Dịch chuyển và nạp bẫy .59
    2.4.7. Các dạng play hydrocacbon và các kiểu bẫy .60
    2.4.7.1. Play hydrocacbon đá móng nứt nẻ trước Đệ Tam (play1) .60
    2.4.7.2. Play hydrocacbon cát kết tuổi Oligocen (play 2) .60
    2.4.7.3. Play hydrocacbon cát kết tuổi Miocen (play 3) 60
    2.4.7.4. Play hydrocacbon cacbonat tuổi Miocen (play 4) 61
    7
    Chương 3. Tổng quan về nghiên cứu địa hóa đá mẹ .62
    3.1. Cơ sở lý thuyết địa hóa đá mẹ 62
    3.1.1. Nội dung cơ bản của học thuyết 62
    3.1.2. Đá sinh dầu khí 62
    3.2. Các phương pháp nghiên cứu đá mẹ .64
    3.2.1. Phương pháp phân tích tổng hàm lượng Cacbon hữu cơ 64
    3.2.2. Phương pháp phân tích nhiệt phân Rock – Eval 66
    3.2.3. Phương pháp chiết Bitum 67
    3.2.4. Phương pháp tách thành phần Bitum 68
    3.2.5. Phương pháp sắc ký khí n-Ankan C15+ 69
    3.2.6. Phương pháp sắc ký phổ khối GCMS, sắc ký phổ khối kép GCMSMS .70
    3.2.7. Phương pháp xác định độ phản xạ Vitrinite (%Rº) .71
    3.2.8. Phương pháp chỉ số thời nhiệt TTI 72
    3.3. Tổng hợp đánh giá đá mẹ .74
    3.1.1. Đánh giá tiềm năng vật chất hữu cơ 74
    3.3.1.1. Độ giầu vật chất hữu cơ 74
    3.3.1.2. Loại vật chất hữu cơ (Loại Kerogen) .76
    3.3.1.3. Môi trường lắng đọng và phân hủy vật chất hữu cơ .77
    3.3.1.4. Chất lượng của vật chất hữu cơ 78
    3.3.2. Đánh giá độ trưởng thành của đá mẹ .78
    3.3.3. Đánh giá tiềm năng sinh 79
    3.3.4. Đánh giá khả năng dịch chuyển của hydrocacbon từ đá mẹ .82
    Chương 4. Đặc điểm địa hóa đá mẹ lô 11.2 84
    4.1. Tiềm năng vật chất hữu cơ .84
    4.1.1. Hàm lượng vật chất hữu cơ .84
    4.1.2. Loại vật chất hữu cơ .89
    8
    4.1.4. Môi trường lắng đọng và phân hủy vật chất hữu cơ 91
    4.2. Độ trưởng thành vật chất hữu cơ của đá mẹ .92
    4.3. Tiềm năng sinh hydrocacbon của đá mẹ lô 11.2 95
    4.4. Khả năng di chuyển Hydrocacbon từ đá mẹ .101
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .105
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...