Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm của huyệt Thận du và hiệu quả của điện châm trong điều trị đau thắt lưng thể thậ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Đau thắt lưng (ĐTL) là hiện tượng đau cấp tính hoặc mạn tính ởvùng
    từngang đốt sống L1 đến ngang đĩa đệm L5 – S1. Nguyên nhân chính của
    đau thắt lưng là do thoái hóa cột sống thắt lưng bao gồm thoái hóa đốt sống
    thắt lưng, đĩa đệm và xương sụn khớp đốt sống thắt lưng [1], [2].
    Tuy đau thắt lưng là chứng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng
    nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, là một trong những
    nguyên nhân hàng đầu làm giảm khảnăng lao động và hiệu quảcông việc ở
    người trưởng thành.
    Theo Y học cổtruyền (YHCT), đau thắt lưng có bệnh danh là “Yêu
    thống" đã được mô tảrất rõ trong các y văn cổ. Châm cứu là một trong
    những phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của Y học cổtruyền
    (YHCT) đã góp phần không nhỏtrong điều trịcác chứng bệnh trong đó có
    chứng "Yêu thống".
    Châm cứu có cơsởchữa bệnh là huyệt và kinh lạc. Trong hệthống
    huyệt của các đường kinh trong cơthểcó nhiều loại huyệt, trong đó có huyệt
    bối du. Huyệt bối du là nơi dương khí tạng phủtỏa ra ởvùng lưng, mỗi tạng
    phủcó một huyệt bối du. Huyệt phân bốcách đều trục giữa cột sống 1,5 thốn,
    nằm trên kinh Túc Thái dương Bàng quang. Khi tạng phủcó bệnh, thường ở
    huyệt bối du tương ứng sẽxuất hiện cảm giác ấn đau hoặc tê tức, vì vậy chữa
    bệnh của bản tạng tại huyệt bối du có hiệu quảrõ rệt [3], [4].
    Thận du là huyệt bối du của tạng Thận, ký hiệu quốc tếlà UB23. Huyệt
    Thận du có tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều hòa thận khí, kiện cân cốt, chữa
    đau lưng, minh mục, thông nhĩ .Với lý giải bằng y lý YHCT, lưng là phủcủa
    thận nên những bệnh lý đau lưng đều có liên quan đến tạng thận và huyệt Thận
    du thường được sửdụng trong điều trịbệnh lý của tạng Thận trên lâm sàng.
    2
    Mặc dù huyệt Thận du đã được ứng dụng nhiều trên lâm sàng, nhưng
    cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đềcập đến đặc điểm sinh học
    của huyệt này trên cơthểngười Việt Nam bình thường khỏe mạnh và trên cơ
    thểngười bệnh. Đểgóp phần làm sáng tỏ đặc điểm của huyệt Thận du, những
    biến đổi của các đặc điểm này khi cơthểbịbệnh và khi có tác động điện
    châm vào huyệt cũng nhưkhẳng định hiệu quảcủa phương pháp điện châm
    trong điều trị đau thắt lưng thểthận hư, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài
    này với các mục tiêu sau:
    1. Xác định một số đặc điểm sinh lý của huyệt Thận du ởngười
    bình thường khỏe mạnh.
    2. Xác định sựbiến đổi các đặc điểm sinh lý của huyệt này trên
    bệnh nhân đau thắt lưng thểthận hưdưới ảnh hưởng của điện châm.
    3. Đánh giá hiệu quảcủa điện châm huyệt Thận du kết hợp với các
    huyệt Giáp tích L2-L5, Thứliêu, Ủy trung, Dương lăng tuyền trong điều
    trị đau thắt lưng thểthận hư.
    3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. HUYỆT VỊVÀ PHƯƠNG PHÁP CHÂM
    1.1.1. Huyệt vịchâm cứu
    1.1.1.1. Quan niệm của Y học cổtruyền vềhuyệt châm cứu
    - Khái niệm vềhuyệt
    Theo thiên Cửu châm thập nhịnguyên của sách Linh khu, huyệt là nơi thần
    khí lưu hành, xuất nhập, chúng được phân bốkhắp phần ngoài (biểu) của cơthể,
    nhưng không phải hình thái tại chỗcủa da, cơ, gân, xương. Theo các sách xưa,
    huyệt còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau nhưdu huyệt, khổng huyệt, kinh
    huyệt, khí huyệt, khí phủ . Huyệt là tên gọi ngày nay quen dùng nhất [3], [4].
    - Phân loại huyệt.
    Huyệt được phân bốkhắp mặt ngoài cơthể, mỗi huyệt có một tên có ý
    nghĩa nhất định. Căn cứvào học thuyết kinh lạc, có thểchia làm ba loại huyệt
    chính: huyệt của kinh (kinh huyệt), huyệt ngoài kinh (kinh ngoại kỳhuyệt) và
    huyệt ởchỗ đau (a thịhuyệt) [3].
    + Huyệt của kinh (Kinh huyệt):là những huyệt nằm trên 12 đường kinh
    chính và 2 mạch Nhâm, mạch Đốc. Một sốhuyệt có chức năng và tác dụng
    giống nhau được chia thành những nhóm huyệt và được gọi bằng những tên
    chung nhưhuyệt Nguyên, huyệt Lạc, huyệt Du ởlưng, huyệt Mộ, huyệt Ngũ
    du, huyệt Khích, Bát hội huyệt và Giao hội huyệt.
    + Huyệt ngoài kinh (Kỳngoại huyệt):là những huyệt không thuộc vào
    12 kinh chính và hai mạch Nhâm, Đốc. Huyệt thường có vịtrí ởngoài các
    đường kinh, nhưng cũng có một sốhuyệt nằm trên đường tuần hành của kinh
    mạch chính song không phải là huyệt của kinh mạch đó.
    Huyệt ngoài kinh chưa được nói tới trong cuốn Nội kinh, đó là những
    huyệt do các nhà châm cứu đời sau quan sát và phát hiện dần. Trên lâm sàng
    chúng có hiệu quả điều trịrõ ràng và có vịtrí cố định.
    4
    + Huyệt A thị:Sách Nội kinh có viết "lấy chỗ đau làm huyệt", những
    huyệt đó sau này được gọi là huyệt A thị. Đó là những huyệt không có vịtrí
    cố định, cũng không tồn tại mãi mãi, nó chỉxuất hiện ởnhững chỗthấy đau,
    nó không phải là những huyệt của các kinh mạch chính và huyệt ngoài kinh.
    Đặc tính của huyệt A thịlà châm vào đó có thểchữa chứng đau nhức rất tốt vì
    có tác dụng lưu thông khí huyết.
    - Vai trò và tác dụng của huyệt.
    Sách TốVấn viết "Người ta có 12 khớp lớn, 365 khe nhỏchưa kểhuyệt
    của 12 kinh mạch, đều là nơi vệkhí lưu hành. Đó cũng là nơi tà khí vào cơthể
    và lưu lại, phải dùng châm, cứu để đuổi tà khí đi" [3], [5]. Nhưvậy, huyệt vừa
    là nơi thần khí lưu hành xuất nhập, vừa là nơi tà khí xâm nhập vào cơthể, vừa
    là nơi dùng kim hay mồi ngải tác động vào đó để đuổi tà khí ra ngoài.
    + Vềsinh lý:Huyệt có quan hệchặt chẽvới kinh mạch và tạng phủmà
    nó phụthuộc. Huyệt là nơi thần khí vận hành qua lại vào ra, nơi tạng phủkinh
    lạc dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơthể, làm cho cơthểthành một
    khối thống nhất, góp phần duy trì các hoạt động sinh lý của cơthểluôn ở
    trong trạng thái bình thường [3], [4], [6].
    + Vềbệnh lý:Huyệt cũng là cửa ngõ xâm nhập của tà khí lục dâm. Khi
    sức đềkháng của cơthể(chính khí) bịsuy giảm thì tà khí qua các huyệt này
    vào gây bệnh cho các đường lạc, nếu bệnh tiến triển nặng hơn tà khí sẽtừ
    kinh vào sâu trong tạng phủ[3], [4], [6].
    + Vềchẩn đoán:Khi tạng phủbịbệnh, có thểcó những thay đổi bệnh
    lý phản ánh ra ởhuyệt như đau nhức, hoặc ấn vào đau, hoặc hình thái huyệt bị
    thay đổi .Thay đổi này là tín hiệu giúp các nhà lâm sàng có thêm tưliệu để
    quyết định chẩn đoán bệnh [3], [4], [6].
    + Vềphòng và điều trịbệnh:Huyệt là nơi tiếp nhận những kích thích
    khác nhau. Tác động lên huyệt một lượng kích thích thích hợp có thể điều hòa
    được khí, khí hòa thì huyết hòa, khi huyết hòa thì tuần hoàn của huyết trong
    mạch mới thuận lợi, được chuyển đi đểnuôi dưỡng cơthể, lấy lại thăng bằng
    5
    âm dương, nghĩa là làm ổn định những rối loạn bệnh lý, lập lại hoạt động sinh
    lý bình thường của cơthể[3], [4], [6].
    1.1.1.2. Các nghiên cứu vềhuyệt của y học hiện đại
    Y học hiện đại (YHHĐ) dựa trên bằng chứng của các nghiên cứu lâm
    sàng, thực nghiệm, qua các phân tích cụthểchính xác bằng các phương tiện
    ứng dụng khoa học kỹthuật tiên tiến đã chỉra vịtrí giải phẫu của các huyệt
    trên đường kinh, đã đềcập đến cấu trúc giải phẫu và điện sinh học của huyệt.
    - Đặc điểm giải phẫu của huyệt.
    + Vềhình dáng và diện tích da vùng huyệt: Các nhà khoa học khi
    nghiên cứu vềhuyệt đã nhận định rằng huyệt vịtrên cơthểkhông phải chỉlà
    một điểm mà mỗi huyệt có vùng hình chiếu tương ứng trên mặt da. Huyệt đa
    sốcó hình tròn và chiếm vịtrí nhất định trên mặt da, kích thước các huyệt dao
    động trong khoảng từ4 đến 18 mm
    2
    , là những vùng da nhạy cảm hơn và có
    chức năng đặc hiệu hơn so với các cấu trúc xung quanh [7],[8], [9], [10].
    + Vềtổchức học vùng huyệt: Nghiên cứu các thành phần tổchức học
    của Bosy J. cho thấy 29% sốhuyệt có các sợi thần kinh kiểu não- tủy. Các
    xung động thần kinh phát sinh tại các huyệt được truyền theo các sợi này vềtủy
    sống và não bộ, 42% sốhuyệt có dây thần kinh dưới da và 46% sốhuyệt có
    tĩnh mạch dưới da và đám rối thần kinh bao quanh (theo [7]).
    Nghiên cứu của Portnov Ph.G. cho thấy có khoảng 80% các huyệt cũng
    nhưvùng da xung quanh có các sợi thần kinh và mạch máu dưới da, trong đó
    khoảng 30% có các sợi thần kinh, động mạch dưới da và mạch bạch huyết,
    khoảng 30% có các sợi thần kinh và tĩnh mạch nhỏdưới da, 10% sốhuyệt tìm
    thấy tiểu tĩnh mạch và tiểu động mạch dưới da. Nghiên cứu hình thái của
    huyệt dưới kính hiển vi điện tử, tác giả đã phát hiện ra đặc điểm của các sợi
    thần kinh tại huyệt có đường kính từ20- 200 µm, gồm cảcác sợi có và không
    có myelin, hầu hết các sợi thần kinh ởhuyệt có đường kính lớn và rất giàu
    mucosacarid và cho phản ứng dương tính với serotonin. Gần sợi thần kinh còn
    có các ống bạch huyết, có các tếbào mast cũng nhưcác lưới mạch máu. Tếbào
    6
    mast được coi nhưlà nhân tốquan trọng trong điều hòa sựcân bằng nội môi
    bởi nó có chứa các hạt có hoạt tính sinh học cao tham gia điều hòa các chức
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...