Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thầ

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    1. Đặt vấn đề

    MỞ ĐẦU



    Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người. Rừng là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, hạn chế thiên tai, bão lũ, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của thiên nhiên, là nơi cư trú của nhiều loài động vật, là nơi cung cấp thức ăn cho động vật nói chung. Đặc biệt thảm thực vật rừng còn có vai trò rất quan trọng cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động của con người như lấy gỗ, giấy, xây dựng nhà cửa và các trang thiết bị nội thất, cho dầu béo, tinh dầu, làm thuốc, làm cảnh và nhiều giá trị sử dụng khác.
    Việt Nam với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới là Trung quốc và Indonex ia. Hệ thực vật nước ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Indonexia – Malaysia (yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa) và thực vật vùng nam Trung hoa và các yếu tố của thực vật Ấn Độ - Trung và nam Tiểu Á. Theo thống kê, hiện nay nước ta có tới 10.386 loài, thuộc 2.257 chi và 305 họ, chiếm khoảng 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [34].
    Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với quốc tế, quá trình đô thị hoá diễn ra một cách nhanh chóng, một diện tích đất rừng không nhỏ đã được sử dụng để xây dựng các công trình nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, khu vui chơi Bên cạnh đó nạn phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ củi và các nguồn tài nguyên khác vẫn thường xuyên xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy c ơ bị tuyệt chủng, lâm tặc ngày càng lộng hành tàn phá thiên nhiên Nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn.

    Xã Thần Sa, Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên là một trong 7 xã, thị trấn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng. Diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% với thành phần loài thực vật khá phong phú và đa dạng [3]. Trước khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm 1999) thì hiện tượng chặt phá rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ diễn ra thường xuyên làm cho chất lượng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực vật ở đây đã được bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng chặt phá rừng đã giảm nhiều, song việc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản (song mây, hoa quả rừng, dược liệu ) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học.
    Với lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật trong một số trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu

    - Xác định tính đa dạng về thành phần loài, đa dạng về thành phần dạng sống và cấu trúc của một số trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu.
    - Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phục hồi thảm thực vật rừng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương.
    3. Phạm vi nghiên cứu

    - Đề tài được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2009 tại khu vực xã Thần

    Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

    - Do điều kiện hạn chế về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, xác định tính đa dạng thành phần loài, đa dạng về thành phần dạng sống và cấu trúc của một số trạng thái thảm thực vật tại xã Thần Sa.
    4. Đóng góp mới của luận văn

    - Bước đầu đã xác định được thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc hình thái của 5 trạng thái thảm thực vật ở xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
    - Xác định được một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo

    Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN (2006) và Nghị định

    32/2006/NĐ-CP.

    - Đề xuất một số biện pháp để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên

    thực vật tại địa phương.



    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1


    1. Đặt vấn đề . 1

    2. Mục tiêu nghiên cứu 2

    3. Phạm vi nghiên cứu . 2

    4. Đóng góp mới của luận văn . 2

    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4

    1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật và hệ thực vật trên thế giới và Việt

    Nam 4

    1.1.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật 4

    1.1.2. Những nghiên cứu về hệ thực vật 7

    1.2. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống và cấu trúc

    . 10

    1.2.1. Những nghiên cứu về thành phần loài . 10

    1.2.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống 14

    1.2.3. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng 18

    1.3. Những nghiên cứu về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

    . 21

    1.4. Những nghiên cứu về thảm thực vật, đa dạng thực vật ở Thái Nguyên và khu vực nghiên cứu 23
    Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 26

    2.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu 26

    2.2. Điều kiện xã hội vùng nghiên cứu . 30

    Chương 3: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34

    3.1. Đối tượng nghiên cứu 34

    3.2. Phương pháp nghiên cứu 34

    Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 37

    4.1. Đa dạng thảm thực vật và hệ thực vật ở KVNC . 37

    4.1.1. Đa dạng thảm thực vật 37

    4.1.2. Đa dạng hệ thực vật 39

    4.2. Đa dạng thành phần loài trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 65

    4.3. Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC 74

    4.4. Đa dạng thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật . 75

    4.5. Đa dạng về cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật 84

    4.6. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn các trạng thái thảm thực vật ở

    KVNC 92

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 96


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98



    DANH MỤC CÁC BẢNG



    Bảng 1.1: Bảng đánh giá số loài thực vật được mô tả trên toàn thế giới . 9

    Bảng 1.2: Số loài thực vật ở khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng

    Hoàng . 24

    Bảng 2.1: Số hộ, số khẩu và các dân tộc trên địa bàn xã Thần Sa 31

    Bảng 4.1: Sự phân bố của các bậc taxon ở KVNC . 40

    Bảng 4.2: Số lượng và tỷ lệ (%) các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC . 41
    Bảng 4.3: Các chi có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm thực vật ở

    KVNC 43

    Bảng 4.4: Các họ có từ 2 loài trở lên trong các trạng thái thảm thực vật ở

    KVNC 48

    Bảng 4.5: Danh lục các loài thực vật điều tra được trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC . 52
    Bảng 4.6: Các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở KVNC 74

    Bảng 4.7: Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu 75

    Bảng 4.8: Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật 77

    Bảng 4.9: Cấu trúc hình thái của các trạng thái thảm thực vật ở KVNC . 84


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


    Biểu đồ 4.1: Phân bố của các bậc taxon ở KVNC 41

    Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ các họ, chi trong các trạng thái thảm thực vật ở KVNC 42

    Biểu đồ 4.3: Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu 76

    Biểu đồ 4.4: Thành phần dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật . 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...