Thạc Sĩ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tạ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [h=1]ĐẶT VẤN ĐỀ[/h]Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp, là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ, sự xuất hiện của lớp cây con là nhân tố mới làm phong phú thêm số lượng và thành phần loài trong quần xã sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật), đóng góp vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng và làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái rừng. Do đó, tái sinh rừng có thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng, tái sinh rừng thúc đẩy việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục và lâu bền.
    Tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề cực kỳ phức tạp, kinh nghiệm thực tiễn chỉ cho thấy việc áp dụng máy móc các phương thức tái sinh kinh điển của các vùng ôn đới vào các nước nhiệt đới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể mang lại kết quả mong muốn. Tái sinh rừng không chỉ là một hiện tượng sinh học mà còn là một hiện tượng địa lý, muốn nghiên cứu đặc điểm và quy luật tái sinh cần phải gắn liền với từng loại hình rừng cụ thể.
    Rừng nhiệt đới Việt Nam mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung, nhưng phần lớn là rừng thứ sinh bị tác động phức tạp của con người nên những quy luật tái sinh đã bị xáo trộn nhiều. Tái sinh rừng ở mỗi nơi có quy luật và đặc điểm khác nhau, vì vậy việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phải xuất phát từ việc tìm hiểu bản chất cấu trúc và tái sinh của rừng.
    Sơn Động là huyện miền núi có diện tích rừng lớn của tỉnh Bắc Giang và có địa hình tương đối phức tạp, các diện tích rừng này là rừng thứ sinh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất đai và cuộc sống của con người vì vậy cần phải quan tâm, duy trì những diện tích này kịp thời.
    Theo số liệu thống kê năm 2007, trước năm 1998 tổng diện tích rừng tự nhiên của huyện Sơn Động là: 12.930 ha với những loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế, đến nay diện tích này chỉ còn 4.30,5 ha, cùng với đó là chất lượng rừng bị giảm sút nhanh chóng, kết cấu rừng bị phá vỡ, diện tích rừng còn lại hiện nay chủ yếu là rừng nghèo, nhiều loài cây gỗ quý còn rất ít. Các cơ quan hữu quan đã có nhiều chương trình, kế hoạch để phục hồi lại hệ sinh thái của rừng, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Để có biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao cần nắm được động thái của quần xã. Do vậy, nghiên cứu đặc điểm về cấu trúc và tái sinh tự nhiên sẽ là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tại khu vực nghiên cứu nói riêng và những nơi có điều kiện tương tự như ở vùng Sơn Động - Bắc Giang nói chung.
    Để góp phần hiểu biết thêm về đối tượng và xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đạt hiệu quả cao và bền vững nên tôi đã chọn đề tài:
    “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi tại Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động - Bắc Giang”.








    [h=1]Chương 1[/h][h=1]TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU[/h][h=1]1.1. Trên thế giới[/h][h=1]1.1.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng[/h]Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian (Phùng Ngọc Lan, 1986) [10]. Cấu trúc rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc thời gian.
    Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng
    Rất nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng: Baur G.N (1964); Odum E.P (1971). Các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái về cơ sở sinh thái nói chung và cơ sở sinh thái cho kinh doanh rừng mưa nói riêng. Qua đó làm sáng tỏ khái niệm hệ sinh thái rừng, đây là cơ sở nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm sinh thái học.
    Về mô tả hình thái cấu trúc rừng
    Hiện tượng thành tầng là một trong những đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thái của quần thể thực vật rừng và tạo nên cấu trúc tầng thứ.
    Richards (1952) [16] đã phân biệt tổ thành thực vật của rừng mưa thành hai loại rừng mưa hỗn hợp có tổ thành loài cây phức tạp, rừng cây đơn ưu có tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập địa đặc biệt. Cũng theo tác giả này, rừng mưa thường có nhiều tầng (thường ba tầng trừ tầng cây bụi và tầng cây thân cỏ). Trong rừng mưa nhiệt đới, ngoài cây gỗ lớn, cây bụi, và các loài thân cỏ còn có nhiều loài dây leo có đủ hình dáng và kích thước, cũng nhiều loài phụ sinh trên thân hoặc cành hình thành nên nhóm thực vật ngoại tầng.

    Nghiên cứu định lượng cấu trúc rừng
    Trong những nghiên cứu về rừng tự nhiên, vấn đề nghiên cứu định lượng quy luật phân bố số cây theo đường kính, phân bố số cây theo chiều cao, phân chia tầng thứ được nhiều tác giả thực hiện có hiệu quả. Ngoài việc phản ánh cấu trúc nội tại của lâm phần làm căn cứ đề xuất các biện pháp kinh doanh còn làm cơ sở để xây dựng các phương pháp điều tra và thống kê tài nguyên rừng.
    Về cấu trúc tầng thứ:
    Nghiên cứu cấu trúc tầng thứ tự nhiên có nhiều ý kiến khác nhau, có tác giả lại cho rằng, ở kiểu rừng này chỉ có một tầng cây gỗ mà thôi, ngược lại có nhiều tác giả lại cho rằng, rừng lá rộng thường xanh có từ 3 – 5 tầng. Richards (1939) phân chia rừng ở Nigiênia thành 5 – 6 tầng.
    Về phân bố số cây theo cỡ đường kính (N/D[SUB]1.3[/SUB]): phân bố theo cỡ đường kính là quy luật phân bố cơ bản của lâm phần và được các nhà lâm học, điều tra rừng quan tâm. Meyer (1943) đã mô tả bằng phương trình toán học có dạng đường cong giảm liên tục, Balley (1973) sử dụng hàm Weibull.
    [h=1]1.1.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng.[/h]Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, biểu hiện của nó là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây thân gỗ ở những nơi có hoàn cảnh rừng, dưới tán rừng, chỗ trống trong rừng, đất rừng sau khai thác, đất rừng sau nương rẫy. Vai trò lịch sử của lớp cây con này là thay thế một thế hệ cây già cỗi. Vì vậy, tái sinh rừng hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình phục hồi thành phần cơ bản, chủ yếu là tầng cây gỗ của rừng.
    Trên thế giới việc nghiên cứu tái sinh rừng đã trải qua hàng trăm năm nhưng đối với rừng nhiệt đới vấn đề này mới chỉ được đề cập từ cuối những năm 1930 trở lại đây. Khoa học lâm sinh và kinh nghiệm sản xuất đã chỉ rõ sự giữ gìn lớp cây con có sức sống cao để khôi phục rừng tự nhiên sẽ giảm bớt cả về chi phí nhân lực, tiền vốn và thời gian so với trồng rừng mới. Ngay từ thế kỷ 19 ở Đức, sau khi thất bại trong quá trình tái sinh rừng nhân tạo họ đã đề ra khẩu hiệu “hãy trở về với rừng tự nhiên”.
    Hiệu quả tái sinh được xác định bởi mật độ, tổ thành, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, sự phân bố. Sự tương đồng hay khác biệt giữa tổ thành lớp cây tái sinh và tầng cây gỗ đã được nhiều nhà khoa học quan tâm: Mibbread 1930; Richards 1933 – 1939; Beard, 1946; Lebrun và Gilbert, 1954, Baur 1964 Do tính phức tạp về tổ thành loài cây, trong đó chỉ có một số loài có giá trị nên trong thực tiễn người ta chỉ khảo sát những loài cây có ý nghĩa.
    Về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards.P.W (1952), Bernard Rollet (1974), đã tổng kết các quá trình nghiên cứu về phân bố cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1m x 1m, 1m x 1,5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson.
    Có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến tái sinh rừng. Trong đó nhân tố được đề cập nhiều nhất là ánh sáng [11] (thông qua độ tàn che của rừng), độ ẩm đất, kết cấu quần phụ, cây bụi, dây leo và thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng. Trong rừng nhiệt đới sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây con. Khi nghiên cứu tái sinh tự nhiên, các tác giả nhận định thảm cỏ và cây bụi đã ảnh hưởng tới quá trình tái sinh của loài cây gỗ. Ở quần thụ kín, tuy thảm cỏ phát triển kém nhưng sự cạnh tranh dinh dưỡng của nó vẫn ảnh hưởng xấu đến tái sinh rừng, Những lâm phần đã qua khai thác, thảm cỏ có điều kiện phát triển mạnh là nhân tố ảnh hưởng xấu tới tái sinh rừng. Ghent A.W (1969) nhận xét: thảm mục, chế độ nhiệt, tầng đất mặt có quan hệ chặt chẽ với tái sinh rừng cũng cần được làm rõ.
    Mật độ và sức sống của cây con chịu ảnh hưởng trực tiếp vào chế độ khép tán của tầng cây cao. Trong quá trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và tầng cây cao, V.G Karkov (1969) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh tranh về dinh dưỡng khoáng trong đất, ánh sáng, độ ẩm và tính không thuần nhất giữa các loài thực vật tùy thuộc vào đặc tính sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái của quần thể thực vật.
    Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết về phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh ở một số nơi và chỉ ra mối quan hệ qua lại của các thành phần cấu trúc rừng.
    [h=1]1.2. Ở Việt Nam[/h][h=1]1.2.1. Phân loại rừng[/h]Vấn đề phân loại rừng Việt Nam từ những năm đầu của thế kỷ 20 đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu.
    Thái Văn Trừng (1978) [13] đã dựa vào 4 tiêu chuẩn đó là: dạng sống, ưu thế của những của những thực vật trong tầng cây lập quần, độ tàn che, hình thái sinh thái lá và trạng thái mùa của tán lá để phân chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật.
    Vũ Biệt Linh (1984) khi bàn về vấn đề phân chia rừng theo hệ thống phân loại kinh doanh đã xác định phân chia rừng và đất rừng theo mục đích, nội dung, phương thức, biện pháp kinh doanh, tạo điều kiện kinh doanh có hiệu quả.
    H. Thomasius (1978) đã căn cứ vào chỉ số khô hạn của M.I Buduko để sắp xếp rừng Việt Nam thành 16 dạng thực bì, trong đó có 12 dạng thực bì khí hậu, 4 dạng thực bì thổ nhưỡng.
    [h=1]1.2.2 .Nghiên cứu về cấu trúc rừng[/h][h=2]a. Phân bố số cây theo cỡ kính (N/D1.3)[/h]Với rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi, từ kết quả nghiên cứu của Đồng Sỹ Hiền (1974) [3] cho thấy, dạng phân bố N/D là dạng phân bố giảm nhưng do quá trình khai thác chọn thô không theo nguyên tắc, nên đường thực nghiệm thường có dạng hình răng cưa và ông đã chọn hàm Meyer để nắn phân bố N/D[SUB]1.3[/SUB] ở rừng tự nhiên lá rộng nước ta.
    Nguyễn Hải Tuất (1986) [15] sử dụng phân bố khoảng cách mô tả phân bố thực nghiệm dạng hình chữ “j” với đỉnh cực đại nằm ở cỡ đường kính thứ 2.
    Nhiều nghiên cứu của các tác giả, cũng đã kết luận: phân bố N/D[SUB]1.3[/SUB] của tầng cây cao có hai dạng chính:
    - Dạng một đỉnh hình chữ “j”
    - Dạng giảm liên tục và có nhiều đỉnh phụ hình răng cưa.
    Theo Đồng Sỹ Hiền (1974) [3] phạm vi biến động đường kính trong từng lâm phần tự nhiên thường từ (0,5 – 4,1)[​IMG] và cao nhất (0,3 – 13)[​IMG]. Với mỗi loài trong lâm phần, phạm vi biến động đường kính có hẹp hơn. Vị trí cây có đường kính bình quân nằm trong khoảng 51 – 73% số cây kể từ cỡ nhỏ. Hệ số biến động bình quân về đường kính của lâm phần vào khoảng 71%. Qua nghiên cứu của Vũ Nhâm và Vũ Tiến Hinh (1990) [4] cho thấy có thể dùng phân bố Weibull để biểu thị phân bố N/D[SUB]1.3[/SUB] cho những lâm phần thuần loài đều tuổi như Thông nhựa, Thông đuôi ngựa.
    Lê Sáu (1996) [12] khi nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên đã khẳng định sự hơn hẳn của phân bố Weibull trong việc mô tả quy luật phân bố N/D cho tất cả mọi trạng thái rừng tự nhiên, cho dù phân bố thực nghiệm ở dạng nào đi nữa.
    [h=2]b. Phân bố số cây theo cỡ chiều cao (N/H[SUB]vn[/SUB])[/h]Bảo Huy (1993) [8], Lê Sáu (1996) [12], khi nghiên cứu phân bố N/H[SUB]vn[/SUB] để tìm tầng tích tụ tán cây, đều đi đến nhận xét chung là: phân bố N/H[SUB]vn[/SUB] có dạng một đỉnh, nhiều đỉnh phụ hình răng cưa, và dùng hàm Weibull để mô tả rất thích hợp.
    Đối với rừng tự nhiên lá rộng ở nước ta, (Đồng Sỹ Hiền, 1974) phân bố N/H[SUB]vn [/SUB]trong từng loài hay lâm phần thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu phức tạp của rừng chặt chọn. Phạm vi biến động về chiều cao từ (0,3 – 2,5)[​IMG], trong từng loài có thể hẹp hơn. Hệ số biến động chiều cao với lâm phần tự nhiên 25 – 40%, trong phạm vi loài ưu thế 12 – 34%.
    [h=1]1.2.3. Nghiên cứu về tái sinh rừng[/h]Tái sinh rừng tự nhiên ở nước ta chưa được nghiên cứu sâu, được bắt đầu từ những năm 1960 trở lại đây. Một số công trình nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các công trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần được công bố trên báo chí. Rừng nhiệt đới nước ta mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới nói chung, nhưng do phần lớn là rừng thứ sinh nghèo kiệt bị tác động bởi con người nên quy luật tái sinh bị đảo lộn nhiều.
    Từ kết quả điều tra tái sinh, dựa vào mật độ tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành năm cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu, rất xấu. Nhìn chung, nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng. Cũng kết quả trên, Vũ Đình Huề (1975) [6] đã tổng kết và rút ra nhận xét, tái sinh tự nhiên miền Bắc Việt Nam mang những đặc điểm của tái sinh rừng nhiệt đới. Dưới tán rừng nguyên sinh tổ thành loài cây tái sinh tương tự như tổ thành tầng cây gỗ, dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều cây gỗ mềm, kém giá trị và hiện tượng tái sinh theo đám thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố không đồng đều trên mặt đất rừng. Với những kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng cho những đối tượng rừng lá rộng miền Bắc nước ta.
    Thái Văn Trừng (1963 – 1978) [13] khi nghiên cứu về thảm thực vật Việt Nam, tác giả đã nhấn mạnh ánh sáng là nhân tố khống chế và điều khiển quá trình tái sinh tự nhiên ở cả rừng nguyên sinh và thứ sinh. Nếu các điều kiện khác của môi trường khác như đất rừng, nhiệt độ, độ ẩm dưới tán rừng chưa thay đổi thì tổ hợp các loài cây tái sinh không có những biến đổi lớn và cũng không diễn thế một cách tuần hoàn trong không gian và theo thời gian mà diễn thế theo những phương thức tái sinh có quy luật nhân quả giữa sinh vật và môi trường.
    Nguyễn Hữu Hiến (1970) [2] đã đưa ra phương pháp đánh giá tổ thành rừng nhiệt đới, tác giả cho rằng loài cây tham gia vào loại hình thì nhiều, trên diện tích 1 ha có khi có đến hàng trăm loài cây, cùng một lúc không thể kể hết được. Vì vậy, người ta chỉ kể đến loài nào có số lượng cá thể nhiều nhất trong các tầng quan trọng, tác giả đưa ra công thức tổ thành là Xtb ≥ N/a (Xtb là trị số bình quân của một loài, N là số cây điều tra, a là số loài điều tra). Một loài được gọi là một thành phần chính của một loại hình phải có số lượng cá thể lớn hơn hoặc bằng Xtb. Đây là một cách đánh giá thuận tiện trong phân tích nghiên cứu phân bố các loài, diễn thế và sự phân bố các quần lạc thực vật.
    Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc và lớp cây tái sinh trong rừng hỗn loài cũng đã được đề cập trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Trương (1983) [14]. Theo tác giả thì cần phải thay đổi cách khai thác rừng cho hợp lý vừa cung cấp được gỗ, vừa nuôi dưỡng và tái sinh được rừng. Muốn đảm bảo cho rừng phát triển liên tục trong điều kiện quy luật đào thải tự nhiên hoạt động rõ ràng lớp cây dưới phải nhiều hơn lớp cây trên kế tiếp nó ở phía trên. Điều kiện này không thể thực hiện được trong vùng tự nhiên ổn định mà chỉ thực hiện được trong rừng chuẩn có sự tái sinh liên tục đã được sự điều tiết khéo léo của con người.
    Phùng Ngọc Lan (1984) [9] đã nghiên cứu về đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng. Tác giả cho biết do cây mạ có tính chịu bóng, nên một số lượng lớn các cây tái sinh phân bố chủ yếu ở cấp chiều cao thấp trừ một số loài cây ưa sáng, tổ thành loài tái sinh dưới tán rừng ít nhiều đều lặp lại và giống tổ thành tầng cây cao của quần thể. Từ kết quả điều tra khu rừng chưa khai thác ở Lạng Sơn đã chứng tỏ tiềm năng phong phú của tái sinh rừng ở nước ta và tác giả đã đưa ra nhận xét phương thức khai thác có ảnh hưởng quyết định đến tái sinh rừng.
    Vũ Tiến Hinh (1991) [5], nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên Hữu Lũng – Lạng Sơn và vùng Ba Chẽ - Quảng Ninh đã nhận xét: hệ số tổ thành tính theo phần mười số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành của lớp cây tái sinh cũng tăng theo.
    Nghiên cứu quy luật phát triển của rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam, Trần Ngũ Phương đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong, tầng kế tiếp sẽ thay thế, trường hợp chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi thì có một lớp cây tái sinh xuất hiện thay thế nó sau khi nó tiêu vong hoặc cũng có thể thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”.
    Nguyễn Thế Hưng (2003) [7] nhận xét trong lớp cây tái sinh tự nhiên ở rừng non phục hồi thành phần loài cây ưa sáng sống định cư và có đời sống lâu dài chiếm tỉ lệ lớn, thậm chí trong tổ thành cây tái sinh đã xuất hiện các loài cây chịu bóng sống dưới tán rừng như Bứa, Ngát sự có mặt với tần số khá cao của một số loài cây ưa sáng mọc nhanh định cư và một số loài chịu bóng là dấu hiệu chuyển biến tích cực về diễn thế rừng. Tác giả kết luận, khả năng tái sinh của rừng tự nhiên của các trạng thái thực vật có liên quan nhiều đến độ che phủ, mức độ thoái hóa của thảm thực vật, phương thức tác động của con người và tổ thành loài trong quần xã.
    Hiện nay, công tác khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ ra một giải pháp có triển vọng lớn, những giải pháp này chỉ có thể đạt hiệu quả cao trong những điều kiện nhất định. Thực tế cho thấy, với điều kiện nước ta hiện nay nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực nghiên cứu vẫn phải trông cậy chủ yếu vào tái sinh tự nhiên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về cấu trúc rừng, các nhân tố ảnh hưởng tới tái sinh tự nhiên đối với trạng thái rừng thứ sinh nghèo, từ đó đề ra giải pháp kỹ thuật lâm sinh là chưa hoặc không được quan tâm đúng mức. Vấn đề tổng kết, đánh giá giải pháp kỹ thuật lâm sinh đã và đang áp dụng tại khu vực nghiên cứu cũng chưa được đề cập. Chính vì vậy những nội dung nghiên cứu của đề tài ở địa phương đã bổ sung vào những khoảng trống đó.

    [h=1]Chương 2[/h][h=1]MỤC TIÊU, GIỚI HẠN, NỘI DUNG, VÀ[/h][h=1]PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU[/h]
    [h=1]2.1. Mục tiêu[/h][h=1]2.1.1. Mục tiêu chung[/h]Đánh giá về cấu trúc và tái sinh rừng sau khoanh nuôi làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh.
    [h=1]2.1.2. Mục tiêu cụ thể[/h]- Tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc trước khi đưa vào khoanh nuôi năm 2007
    - Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và tầng cây tái sinh năm 2010
    - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào khu vực nghiên cứu
    [h=1]2.2. Giới hạn của đề tài[/h][h=1]2.2.1. Đối tượng nghiên cứu[/h]Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trạng thái rừng thứ sinh nghèo phục hồi sau khoanh nuôi (trạng thái IIa, III[SUB]A1[/SUB]). Các trạng thái rừng này phải bao gồm những lô rừng phục hồi thành công và không thành công.
    [h=1]2.2.2. Địa điếm nghiên cứu[/h]Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại tiểu khu Đường Nội thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động - Bắc Giang.
    [h=1]2.3. Nội dung nghiên cứu[/h][h=1]2.3.1. Nghiên cứu cấu trúc tầng cây cao[/h]- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của 2 trạng thái IIa và IIb trước khi đưa vào khoanh nuôi năm 2007
    [h=2]- Nghiên cứu cấu trúc tầng cây cao sau khoanh nuôi năm 2010[/h]+ Tổ thành tầng cây cao
    + Mật độ
    + Tổng tiết diện ngang và trữ lượng rừng
    + Phân bố số cây theo đường kính (N/D[SUB]1.3[/SUB]); phân bố số cây theo chiều cao (N/H[SUB]VN[/SUB])
    + Độ tàn che của rừng
    [h=2]- Nghiên cứu đặc điểm lớp cây tái sinh sau khoanh nuôi năm 2010[/h]+ Tổ thành cây tái sinh
    + Mật độ cây tái sinh
    + Tỷ lệ cây có triển vọng
    + Chất lượng cây tái sinh
    + Nguồn gốc cây tái sinh
    + Phân bố cây tái sinh trên mặt đất
    - Nghiên cứu ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến tầng cây cao và tái sinh rừng.
    [h=1]2.3.2. Đề xuất các biện pháp tác động vào rừng[/h][h=1]2.4. Phương pháp nghiên cứu[/h]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...