Luận Văn Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam theo mô hình tự hồi quy Vectơ VAR,

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu đã ước lượng mức chuyển tỷ giá vào lạm phát ở Việt Nam
    theo mô hình tự hồi quy Vectơ VAR, với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 5.0.
    Kết quả thu được, mức chuyển tỷ giá vào lạm phát là 0,07 sau một khoảng
    thời gian là 2 tháng kể từ thời điểm tỷ giá hối đoái thay đổi. Theo so sánh các
    hệ số MCTG với một số quốc gia khác thì các hệ số mức chuyển của Việt
    Nam ở mức trung bình. Cú sốc của tỷ giá vào lạm phát triệt tiêu hoàn toàn sau
    một thời kỳ là 3 tháng. Nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng lạm phát cao ở
    Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là do cung tiền mở rộng liên tục. Do
    vậy, để đạt được mục tiêu kiểm soát lạm phát trước hết cần phải kiểm soát
    cung tiền. Đồng thời, chính sách tỷ giá nên được nới lỏng với một biên độ dao
    động lớn hơn, tạo điều kiện tự do hơn cho chính sách tiền tệ để thực hiện các
    mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.




    2
    MỤC LỤC
    DANH MỤC HÌNH . . 4
    DANH MỤC BẢNG . . 4
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . . 5
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG . . 6
    1.1 Cơ sở nghiên cứu . . 6
    1.2 Phạm vi nghiên cứu . . 8
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu . 9
    1.4 Phương pháp luận và số liệu nghiên cứu . . 9
    1.5 Cấu trúc nghiên cứu . . 10
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ MỨC CHUYỂN TỶ GIÁ VÀO LẠM
    PHÁT . . 12
    2.1 Các khái niệm MCTG và cơ chế chuyển dịch của những thay đổi TGHĐ vào lạm
    phát . 12
    2.1.1 Khái niệm . 12
    2.1.2 Cơ chế chuyển dịch của những thay đổi TGHĐ vào lạm phát . . 13
    2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến độ lớn MCTGLP . . 14
    2.2.1 Nhân tố vi mô . . 14
    2.2.2 Nhân tố vĩ mô . . 16
    2.3 Kỹ thuật kinh tế lượng đo lường MCTGLP . 19
    2.3.1 Hồi quy phương trình đơn dạng chuẩn . . 19
    2.3.2 Mô hình tự hồi quy theo Véctơ . . 20
    CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM . . 22
    3.1 Cơ chế và diễn biến tỷ giá . . 22
    3.2 Tỷ giá thực RE . . 30




    3
    3.3 Chính sách ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát . 33
    CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH . 36
    4.1 Cơ sở xây dựng mô hình thực nghiệm . 36
    4.1.1 Tỷ giá hối đoái - chỉ số giá tiêu dùng . 36
    4.1.2 Các biến khác . 39
    4.2 Số liệu nghiên cứu . 41
    4.3 Mô hình thực nghiệm . 50
    CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH . 55
    5.1 Kiểm định nghiệm đơn vị . 55
    5.2 Độ dài của trễ và tính ổn định của mô hình VAR . 56
    5.3 Các kết quả ước lượng . 57
    5.3.1 Tác động của sự thay đổi của tỷ giá đến lạm phát . 58
    5.3.2 Phản ứng của CPI với các cú sốc khác . 60
    5.3.3 Phân tích phương sai . 62
    5.4 So sánh kết quả với các nước khác . 63
    CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH . 65
    6.1 Kết luận . 65
    6.2 Khuyến nghị chính sách . 66
    6.3 Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo . 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 69
    PHỤ LỤC 1: MÔ HÌNH VAR . 73
    PHỤ LỤC 2: KIỂM ĐỊNH NGHIỆM ĐƠN VỊ . 75
    PHỤ LỤC 3: TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MÔ HÌNH VAR . 76
    PHỤ LỤC 4: KIỂM ĐỊNH DIAGNOSTIC CÁC PHƯƠNG TRÌNH TRONG MÔ
    HÌNH VAR . . 77


    6
    CHƯƠNG 1
    GIỚI THIỆU CHUNG
    1.1 Cơ sở nghiên cứu
    Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một biến số kinh tế quan trọng với hầu hết
    các nền kinh tế mở cửa. Đặc biệt hơn khi mà quá trình khu vực hoá cũng như
    toàn cầu hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay thì vai trò của
    TGHĐ ngày càng lớn bởi đây là một trong những nhân tố kết nối các nền kinh
    tế quốc gia. Cũng chính do đặc điểm kết nối này, TGHĐ là nguyên nhân
    chính của nhiều cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu. Ví dụ,
    nhiều cuộc khủng hoảng gần đây như Mexico năm 1994; Thái Lan, Indoneisa
    và Hàn Quốc năm 1997; Nga và Brazil năm 1998; Argentina năm 2000 và
    Thổ Nhĩ Kỳ năm 2000, 2001 ít nhiều liên quan đến khủng hoảng tỷ giá hối
    đoái.
    Trên thực tế, tỷ giá hối đoái có thể tác động đến nền kinh tế qua nhiều
    kênh khác nhau như: cán cân thương mại xuất khẩu - nhập khẩu, ngân sách
    quốc gia, Một trong những tác động quan trọng trong số đó chính là ảnh
    hưởng của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái đến các chỉ số giá nội địa, đặc
    biệt là chỉ số giá tiêu dùng hay tỷ lệ lạm phát hay còn được gọi là mức
    chuyển của tỷ giá vào lạm phát (MCTGLP). Tuy nhiên mức chuyển này ở
    các nền kinh tế khác nhau thì không giống nhau và phụ thuộc vào đặc trưng
    kinh tế của mỗi nền kinh tế. Ví dụ như, trường hợp của Hàn Quốc và
    Indonesia trong cuộc khủng hoảng năm 1997, sự giảm giá danh nghĩa của
    đồng won - Hàn Quốc dường như không ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ lạm phát
    của quốc gia này, trong khi đó sự giảm giá danh nghĩa của đồng Rupiah đã
    dẫn đến việc lạm phát tăng cao ở Indonesia.




    7
    Giả định các yếu tố khác không đổi và hệ số MCTGLP là x, nghĩa là 1%
    tăng giá (hoặc giảm giá) của đồng nội tệ sẽ làm lạm phát giảm (hoặc tăng)
    x%. Nếu x = 1 nghĩa là mức chuyển này là hoàn toàn. Mức chuyển càng cao
    thì tỷ giá hối đoái càng trở thành một công cụ quan trọng để điều chỉnh tỷ lệ
    lạm phát.
    Xem xét nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, bên cạnh những
    thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế với sự bùng nổ của thương mại
    cũng như đầu tư quốc tế, sự tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào sân chơi
    khu vực và toàn cầu như: Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
    (APEC), Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì nền kinh tế hiện đang
    phải đối mặt với một số vấn đề như: lạm phát gia tăng, thâm hụt thương mại
    ngày càng lớn, tỷ trọng nhập khẩu/GDP cao và áp lực do sự tăng lên của các
    dòng đầu tư nước ngoài, tình trạng đô la hoá nền kinh tế cao Chính những
    vấn đề này một mặt góp phần tạo ra sức ép buộc TGHĐ dao động, cụ thể như
    trong giai đoạn 2008-2009, mặt khác đặt ra một câu hỏi về tác động dẫn
    truyền của tỷ giá hối đoái vào lạm phát ở Việt Nam. Điều này càng trở nên
    quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền
    tệ bởi MCTGLP sẽ giúp NHNN hiểu rõ hơn về mức độ và thời điểm của bất
    kỳ cú sốc tỷ giá nào đến sự thay đổi của lạm phát, từ đấy có thể đưa ra được
    những dự báo cũng như những phản ứng chính xác và kịp thời để giữ lạm
    phát trong khu vực mục tiêu. Cuối cùng, quy mô của MCTG có một hàm ý
    quan trọng với hiệu ứng chuyển dịch tiêu dùng với cú sốc TGHĐ. Nói cách
    khác, một mức chuyển thấp của TGHĐ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến dòng
    thương mại, mặc dù cầu có thể co giãn mạnh. Mặt khác, nếu giá phản ứng
    chậm với những thay đổi trong TGHĐ và dòng thương mại phản ứng chậm
    với những thay đổi giá tương đối, thì những sự điều chỉnh của cán cân thanh
    toán chung sẽ bị hạn chế, và điều này sẽ tạo ra một mức độ nhất định của sự




    8
    đứt quãng tỷ giá. Do vậy, mức độ và thời gian của mức chuyển tỷ giá tổng
    hợp, cũng như các nhân tố của nó có một vai trò hết sức quan trọng đối với
    nền kinh tế.
    Đã có một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa TGHĐ và TLLP cũng như
    những nhận định đánh giá về chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian
    qua nhưng chủ yếu dừng lại ở việc phân tích định tính đưa ra những đánh giá
    dựa trên các số liệu thống kê mà thiếu các mô hình thực nghiệm đo lường
    MCTG để có thể xác định gốc rễ của vấn đề và xây dựng cơ sở vững chắc cho
    các khuyến nghị chính sách. Một số nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của
    TGHĐ vào lạm phát mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu được là Võ Văn Minh
    (2009), Võ Trí Thành (2000). Tuy nhiên trong các nghiên cứu này xuất hiện
    một vài mâu thuẫn với lý thuyết kinh tế, ví dụ như sự gia tăng của tổng cầu
    không làm ảnh hưởng đến lạm phát của Việt Nam, đồng thời biên sai số rất
    rộng và thiếu một vài kiểm định cần thiết trong mô hình, nên làm giảm độ tin
    cậy cũng như tính chính xác của kết quả nghiên cứu. Do vậy việc nghiên cứu
    quy mô cũng như thời điểm của mức chuyển tỷ giá vào lạm phát trở nên hết
    sức cần thiết.
    1.2 Phạm vi nghiên cứu
    Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát là một chủ đề kinh tế rộng
    và có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Với đề tài này, nhóm nghiên cứu
    sẽ tiến hành đo lường quy mô và xác định thời điểm của mức chuyển của tỷ
    giá hối đoái1, cụ thể hơn chính là sự giảm giá nội tệ, vào lạm phát ở Việt
    Nam. Mô hình phân tích tự hồi quy theo vectơ VAR được sử dụng để có thể
    phân tích sâu hơn phản ứng của CPI với những thay đổi của TGHĐ cũng như
    1Nghiên cứu sử dụng khái niệm tỷ giá hối đoái là số đồng nội tệ để đối lấy một đồng ngoại tệ, hay nội tệ/
    ngoại tệ.




    9
    các biến kinh tế vĩ mô khác. Từ đó đưa ra những nhận định và một số kiến
    nghị chính sách liên quan.
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định mức chuyển của tỷ giá vào lạm phát
    trong trường hợp cụ thể là Việt Nam. Do vậy, câu hỏi nghiên cứu trọng tâm
    đặt ra là:
    “Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa ảnh hưởng như thế nào
    đến tỷ lệ lạm phát ?”
    Để trả lời câu hỏi trọng tâm này, nghiên cứu đặt ra một số vấn đề liên
    quan sau:
     Những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức chuyển tỷ giá vào CPI?
     Giả định các yếu tố khác không đổi, tỷ giá thay đổi (mất giá) 1% thì lạm
    phát thay đổi bao nhiêu phần trăm?
     Tỷ giá hối đoái có thể giải thích bao nhiêu phần trăm những thay đổi của
    lạm phát?
     Sử dụng mô hình gì để đạt những kết quả trên?
     Liệu tỷ giá hối đoái có phải là một kênh phù hợp để đạt được kiềm chế
    lạm phát ở Việt Nam? Chính sách tỷ giá hối đoái cần được điều chỉnh
    như thế nào?
     Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất?
    1.4 Phương pháp luận và số liệu nghiên cứu
    Có nhiều nghiên cứu về mức chuyển của tỷ giá vào lạm phát đã được
    thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Nhìn chung các nghiên cứu này đi theo
    hai hướng tiếp cận chính là tiếp cận vi mô và tiếp cận vĩ mô. Thứ nhất, các




    10
    nhà kinh tế học như Dornbursh (1987), Feinberg (1986), và Krugman (1986)
    đã sử dụng cách tiếp cận vi mô bằng các phân tích hành vi của các hãng ảnh
    hưởng như thế nào đến mức độ của MCTGLP. Trong khi đó, Taylor (2000),
    McCarthy (2000), Takatoshi Ito and Kiyotaka Sato (2006) đã sử dụng các
    biến kinh tế vĩ mô để xác định mức độ và thời điểm của MCTGLP trong một
    nền kinh tế hoặc một nhóm các nền kinh tế. Tuy nhiên vì những hạn chế về số
    liệu của hãng cũng như chi phí và thời gian nên tiếp cận theo hướng vi mô
    không phù hợp với nhóm nghiên cứu sinh viên. Do vậy nghiên cứu này được
    thực hiện theo cách tiếp cận vĩ mô một phần do sự sẵn có của số liệu các biến
    vĩ mô. Nghiên cứu cũng đã sử dụng mô hình phân tích VAR với sự hỗ trợ của
    phần mềm Eview 5.0 để có thể phân tích sâu hơn phản ứng của CPI với
    những thay đổi của TGHĐ cũng như các biến kinh tế vĩ mô khác.
    Số liệu hàng tháng từ tháng 1:2005 đến tháng 3:2009 đã được sử dụng
    trong nghiên cứu bao gồm giá dầu, tỷ giá hối đoái doanh nghĩa (VND/USD),
    khoảng cách sản lượng, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền Việt Nam đồng, tiền
    gửi ngoại tệ trong ngân hàng, lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng kỳ hạn 3 tháng,
    lãi suất tiền gửi USD kỳ hạn 3 tháng. Tất cả các số liệu, ngoại trừ khoảng
    cách sản lượng2, được lấy từ Tổng cục thống kê, Thống kê tài chính quốc tế
    của Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).
    1.5 Cấu trúc nghiên cứu
    Nghiên cứu gồm có bốn chương. Chương 1 đưa ra những giới thiệu
    chung về đề tài nghiên cứu gồm có cơ sở, phạm vi, câu hỏi cũng như phương
    pháp nghiên cứu. Những nội dung này tạo cho đề tài một khung định hướng
    cần thiết cho các chương sau.
    2 Khoảng cách sản lượng được tính bởi tác giả theo phương pháp Hodrick-Prescott.




    11
    Chương 2 sẽ tổng quan về lý thuyết cũng như các nghiên cứu liên quan
    đến MCTGLP, trong đó trình bày về một số kỹ thuật thường được sử dụng để
    ước lượng MCTG.
    Tiếp đến, chương 3 phân tích cơ chế và chính sách tỷ giá của Việt Nam
    trong thời gian nghiên cứu. Mục đích của chương 3 sẽ hệ thống hoá và đưa ra
    những nhận định cũng như phân tích cơ sở, làm nền tảng cho việc xử lý mô
    hình, gắn lý thuyết cũng như thực tế vào việc xử lý mô hình, tăng tính phù
    hợp của kết quả trong điều kiện của Việt Nam.
    Tiếp đến, chương 4 đề cập phương pháp nghiên cứu, lựa chọn mô hình,
    đồng thời giải thích các biến trong mô hình.
    Chương 5 trình bày kết quả đo lường ảnh hưởng của cú sốc TGHĐ đến
    lạm phát bao gồm các phân tích nguyên nhân, độ lớn, thời gian của MCTGLP
    và các kết quả kiểm định.
    Chương cuối của nghiên cứu tổng kết các vấn đề được trình bày gồm có
    những phát hiện chính của nghiên cứu và một số gợi ý chính sách, đồng thời
    chỉ ra những hạn chế còn gặp phải và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...