Thạc Sĩ Nghiên cứu đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/9/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỤC LỤC i
    LỜI CAM ĐOAN iv
    LỜI CẢM ƠN v
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH viii
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ix
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. 4
    TỔNG QUAN CÁC VẦN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học. 4
    1.1.1 Định nghĩa đa dạng sinh học. 4
    1.1.3 Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học. 4
    1.1.4 Khái niệm và tầm quan trọng của khu bảo tồn thiên nhiên. 5
    1.1.5 Một số kinh nghiệm quản lý KBTTN của thế giới 6
    1.2 Đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 8
    1.2.1 Đa dạng sinh học ở Việt Nam 8
    1.2.2 Sự suy thoái đa dạng sinh học ở Việt Nam 9
    1.2.3 Các giải pháp bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam 10
    1.3 Tình hình nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Trị 12
    1.4 Các giá trị dịch vụ môi trường của hệ sinh thái rừng. 14
    1.4.1 Khái niệm về giá trị dịch vụ môi trường của hệ sinh thái rừng. 14
    1.4.2 Giá trị phòng hộ môi trường của rừng. 16
    1.4.3 Giá trị hấp thụ khí các bo nic và điều hòa khí hậu của rừng. 16
    1.4.4 Giá trị du lịch và giải trí (giá trị cảnh quan) của rừng. 17
    1.4.5 Giá trị lựa chọn và giá trị tồn tại của rừng. 17
    1.5 Tình hình nghiên cứu giá trị DVMT rừng trên thế giới 18
    1.6. Tình hình nghiên cứu giá trị dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam 21
    1.7 Một số phương pháp lượng giá giá trị phòng hộ xói mòn đất và giá trị cảnh quan trên thế giới và ở Việt Nam 23
    1.7.1 Phương pháp nghiên cứu giá trị cảnh quan. 23
    1.7.2 Phương pháp nghiên cứu giá trị phòng hộ xói mòn đất 25
    Chương 2. 30
    ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP VÀ 30
    ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 30
    2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 30
    2.2 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ năm 2009 – 2014. 30
    2.3 Nội dung nghiên cứu. 30
    2.4 Phương pháp nghiên cứu. 31
    2.4.1 Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu. 31
    2.4.2 Kế thừa tư liệu từ những nghiên cứu trước. 31
    2.4.3 Phương pháp nghiên cứu thảm thực vật 31
    2.4.4 Phương pháp điều tra hệ thực vật 35
    2.4.5 Phương pháp điều tra động vật 36
    2.4.6 Phương pháp nghiên cứu chim 39
    2.4.7. Phương pháp nghiên cứu bò sát - ếch nhái 39
    2.4.8 Phương pháp nghiên cứu giá trị chống xói mòn đất 39
    2.4.9 Phương pháp nghiên cứu giá trị cảnh quan của rừng. 40
    2.4.10 Xử lý số liệu và tiêu chí đánh giá. 41
    2.5 Địa điểm nghiên cứu. 42
    2.5.1 Vị trí địa lý. 42
    2.5.2 Điều kiện tự nhiên. 43
    2.5.3 Điều kiện dân sinh- kinh tế ở khu vực KBTTN BHH 48
    Chương 3. 51
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
    3.1 Hiện trạng đa dạng sinh học của HSTR ở KBTTN BHH 51
    3.1.1 Đa dạng thành phần loài thực vật 51
    3.1.2 Đa dạng thành phần loài động vật 52
    3.1.3. Đa dạng các kiểu thảm rừng. 53
    3.2. Các giá trị bảo tồn ĐDSH của HSTR ở KBTTN BHH 66
    3.2.1 Giá trị sử dụng của hệ thực vật rừng. 66
    3.2.2 Giá trị sử dụng của hệ động vật rừng. 67
    3.2.3 Các hệ sinh thái ưu tiên bảo tồn ở KBTTN BHH 68
    3.2.4 Các loài ưu tiên bảo tồn ở KBTTN BHH 68
    3.3. Giá trị dịch vụ HSTR của KBTTN BHH 75
    3.3.1 Giá trị cảnh quan. 75
    3.3.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch. 75
    3.3.2. Giá trị phòng chống xói mòn đất 81
    3.3.2.1 Định lượng đất xói mòn tiềm năng. 81
    3.3.2.2 Xác định lượng đất xói mòn hiện trạng. 87
    3.3.3 Lượng hóa giá trị chống xói mòn đất 93
    3.4 Các đe dọa đối với hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học. 95
    3.4.1 Khai thác tài nguyên. 95
    3.4.2 Săn bắt động vật bất hợp pháp. 96
    3.4.3 Tác động của hậu quả chiến tranh. 96
    3.5 Đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH 97
    3.5.1 Các giải pháp giảm thiểu các đe dọa. 97
    3.5.2 Phân vùng ưu tiên bảo tồn một số loài có giá trị bảo tồn cao. 98
    KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 104
    1. Kết luận. 104
    2. Tồn tại 105
    3. Kiến nghị 105
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. Tài liệu trong nước.
    II. Tài liệu nước ngoài
    PHỤ LỤC

    LỜI CAM ĐOAN

    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi với sự hướng dẫn khoa học của tập thể thầy giáo hướng dẫn. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

    Tác giả


    Khổng Trung
    LỜI CẢM ƠN

    Trước tiên tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng và TS. Đồng Thanh Hải là giáo viên hướng dẫn
    Tôi xin trân trọng cám ơn nguyên PGS.TS. Phạm Bình Quyền, thầy giáo hướng dẫn đầu tiên đã qua đời
    Tôi xin chân thành cám ơn các thầy giáo trong Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Bộ môn Lâm sinh và nhiều thầy, cô giáo khác của Trường Đại học Lâm nghiệp
    Tôi xin cám ơn Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Chi cục Kiểm Lâm, Hội Khoa học kỹ thuật Bảo vệ rừng và Đa dạng sinh học Quảng Trị, các đơn vị, cơ quan và các bạn bè, đồng nghiệp
    Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi trong nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận án này.
    Ngày tháng năm 2014
    Tác giả


    Khổng Trung
    [h=3]DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT[/h]
    BHH Bắc Hướng Hóa
    BCI Dự án sáng kiến hành lang đa dạng sinh học
    BTTN Bảo tồn thiên nhiên
    CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân
    DVMT Dịch vụ môi trường
    ĐDSH Đa dạng sinh học
    GIS Hệ thống thông tin địa lý
    GPS Máy định vị toàn cầu
    HST Hệ sinh thái
    HSTR Hệ sinh thái rừng
    IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế
    KBT Khu bảo tồn
    KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
    LSNG Lâm sản ngoài gỗ
    NNPTNT Nông nghiệp và Phát triển nông bản
    SĐVN Sách Đỏ Việt Nam
    TNMT Tài nguyên và Môi trường
    VQG Vườn quốc gia
    WWF Quỹ quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    BẢng 2.1 Các tuyẾn điỀu tra hỆ thỰc vẬt ở KBTTN BHH
    BẢng 2.2 SỐ liỆu khí tưỢng tại trẠm khí tượng Khe Sanh
    BẢng 2.3 Cấu trúc và mẬt đỘ dân sỐ khu vỰc KBTTN BHH
    BẢng 3.1 Thành phẦn thỰc vẬt KBTTN BHH
    BẢng 3.2 Thành phần loài động vật ghi nhận ở KBTTN BHH
    BẢng 3.3 Diện tích các kiểu sử dụng đất ở KBTTN BHH
    BẢng 3.4 Các kiỂu thẢm thỰc vẬt rỪng Ở KBTTN BHH
    BẢng 3.5. Số lưỢng các loài có tầm quan trọng bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế ghi nhận ở KBTTN BHH
    BẢng 3.6. Tóm tẮt giá trỊ cẢnh quan củỦa mỘt sỐ VQG, KBTTN và khu du lỊch ở Việt Nam
    BẢng 3.7 So sánh đẶc điỂm cảnh quan cỦa khu BTTN BHH với VQG Kon Ka Kinh và VQG BẠch Mã
    BẢng 3.8 Giá trỊ chỈ sỐ K các đơn vỊ đẤt ở khu BTTN BHH
    BẢng 3.9 ĐỘ dỐc ở khu BTTN BHH
    BẢng 3.10 HỆ sỐ LS cỦa KBTTN BHH
    BẢng 3.11 Phân cẤp xói mòn tiỀm năng ở khu BTTN BHH
    BẢng 3.12 HỆ sỐ C Ở KBTTN BHH
    BẢng 3.13 Phân cẤp hiỆn trẠng xói mòn ở KBTTN BHH
    BẢng 3.14 LưỢng đẤt bỊ xói mòn phân theo kiỂu rỪng ở KBTTB BHH
    BẢng 3.15 Giá trỊ chống xói mòn cỦa các kiỂu rỪng ở KBTTN BHH
    BẢng 3.16 Giá trỊ chống xói mòn cỦa các kiỂu rỪng ở KBTTN BHH

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1 Vị trí các tuyến khảo sát thực vật tại KBTTN BHH
    Hình 2.2 Hệ thống các ô tiêu chuẩn điều tra thực vật tại KBTTN BHH
    Hình 2.3 Vị trí các tuyến chính khảo sát động vật tại KBTTN BHH
    Hình 2.4 Bản đồ quy hoạch tổng thể KBTTN BHH
    Hình 2.5 BẢn đỒ đỊa hình – thỦy văn KBTTN BHH
    Hình 2.6 BẢn đỒ phân bỐ lưỢng mưa tỉnh QuẢng TrỊ
    Hình 2.7 BẢn đỒ thỔ nhưỠng KBTTN BHH
    Hình 3.1 BiỂu đỒ so sánh thành phẦn loài đỘng vẬt năm 2006 và NĂM 2013
    Hình 3.2 Bản đồ hiện trạng thảm thực vật KBTTN BHH
    Hình 3.3 Bản đồ phân bố một số loài thực vật ưu tiên bảo tồn ở KBTTN BHH
    Hình 3.4 Bản đồ phân bố một số loài động vật ưu tiên bảo tồn ở KBTTN BHH
    Hình 3.5 Bản đồ quy hoạch du lịch sinh thái ở KBTTN BHH
    Hình 3.6 BẢn đỒ hỆ sỐ K của KBTTN BHH
    Hình 3.7 BẢn đồ hỆ sỐ LS của KBTTN BHH
    Hình 3.8 BẢn đỒ xói mòn tiỀm năng KBTTN BHH
    Hình 3.9 BẢn đồ hỆ sỐ C Ở KBTTN BHH
    Hình 3.10 BẢn đồ hiỆn trẠng xói mòn KBTTN BHH
    Hình 3.11 Biểu đồ xói mòn của các kiểu rừng so với đất không có rừng
    Hình 3.12 Các khu vực đề xuất ưu tiên bảo tồn một số loài thú quý hiếm
    Hình 3.13 Bản đồ vị trí các HST đề xuất ưu tiên bảo tồn ở KBTTN BHH
    DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

    PhỤ lỤc 1. Danh lỤC các loài thỰc vẬt trong KBTTN BHH
    PhỤ lỤc 2. Danh lỤc các loài thỰc vẬt đưỢc bỔ sung
    PhỤ lỤc 3. Danh LỤC các loài chim trong KBTTN BHH
    PhỤ lỤc 3. Danh LỤC các loài bò sát và Ếch nhái trong KBTTN BHH
    Phụ lục 4. Danh LỤc các loài thú ghi nhận ở KBTTN BHH
    PhỤ lỤc 5. Danh lỤc các loài thú đưỢc bỔ sung tẠi kBTTN BHH
    PHỤ LỤC 6. dANH LỤC CÁC LOÀI THÚ ĐƯỢC BỔ SUNG
    Phụ lục 7. Danh LỤC các loài ưu tiên bảo tồn cấp quốc gia và quốc tế ghi nhận ở KBTTN BHH
    PhỤ lỤc 8. Danh LỤC các loài thực vật ưu tiên bảo tồn ở KBTTN BHH
    Phụ lục 9. MỘt sỐ hình Ảnh điỀu tra khẢo sát tẠi KBTTN BHH
    [h=1][/h]
    MỞ ĐẦU
    Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích rừng chiếm trên 50% tổng diện tích toàn tỉnh. Quảng Trị có nhiều hệ sinh thái rừng (HSTR) khác nhau. Các HSTR này có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với hàng nghìn loài động, thực vật hoang dã, trong đó có các loài đặc hữu cho Việt Nam. Các HSTR cũng tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị và các khu vực lân cận như: duy trì nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, hạn chế lũ lụt, phát triển thủy điện, .
    Tuy nhiên, sau nhiều năm chiến tranh ác liệt kéo dài, đời sống kinh tế của người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như Vân Kiều, Pa Cô gặp rất nhiều khó khăn. Sự gia tăng dân số, sự đói nghèo, kéo theo nạn săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng và phát rừng làm rẫy bất hợp pháp kéo dài trong nhiều năm đã gây tác động đáng kể, làm suy thoái nguồn tài nguyên rừng cũng như các DVMT rừng ở tỉnh Quảng Trị. Vì vậy, bảo vệ các HSTR cùng với các giá trị ĐDSH đặc trưng, phong phú và duy trì các DVMT quan trọng của các HSTR ở Quảng Trị đang là sự quan tâm lớn không chỉ của tỉnh Quảng Trị, Chính phủ Việt Nam và nhiều cơ quan tổ chức bảo tồn khác trên thế giới như Quỹ quốc tế và BTTN (WWF), Tổ chức BTTN Quốc tế (IUCN), Tổ chức Birdlife Quốc tế (Birdlife International), .
    Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) BHH được thành lập năm 2007, nhằm mục đích "Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH; Bảo vệ quần thể của các loài động thực vật quí hiếm, các loài đang bị đe dọa, các loài đặc hữu cho Việt Nam và HSTR núi thấp Miền Trung. Duy trì giá trị dịch vụ sinh thái và phát huy chức năng phòng hộ đầu nguồn của khu vực đối với các con sông lớn như Sông Bến Hải, Rào Quán, Cam Lộ và Sê Păng Hiêng; " (UBND Tỉnh Quảng Trị, 2006). Khu bảo tồn nằm ở phía bắc huyện Hướng Hóa, là vùng địa hình cao nhất của tỉnh Quảng Trị với hai đỉnh núi cao nổi trội là đỉnh Sa Mù (1.550 m) và đỉnh Voi Mẹp (1.771 m). Toàn bộ KBTTN BHH được bao phủ bởi kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao dưới 1.000m và kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới ở độ cao trên 1.000m.
    Các nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, mặc dù một phần thảm rừng nguyên sinh của KBTTN BHH đã bị tác động chuyển sang trạng thái rừng thứ sinh hoặc các kiểu rừng nhân tác khác, nhưng các hệ sinh thái rừng ở đây vẫn giữ được tính ĐDSH rất cao (Mahood, et al. 2008). Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được đầy đủ và chưa có nghiên cứu đánh giá tổng hợp các giá trị ĐDSH quan trọng của các HSTR ở KBTTN BHH. Các giá trị DVMTR ở đây hoàn toàn chưa được nghiên cứu đánh giá.
    Nhằm tạo lập cơ sở khoa học cho việc kêu gọi đầu tư và xây dựng các giải pháp bảo tồn hiệu quả các giá trị ĐDSH và duy trì các DVMT của các HSTR trong KBTTN BHH, luận án thực hiện luận án ”Nghiên cứu đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ của hệ sinh thái rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”.
    Mục tiêu của đề tài:
    - Nghiên cứu tính ĐDSH về loài và HSTR nhằm xác định các giá trị bảo tồn quan trọng của KBTTN BHH.
    - Bước đầu nghiên cứu và lượng hóa được giá trị cảnh quan và giá trị chống xói mòn đất của KBTTN BHH.
    - Xác định sinh cảnh, loài có giá trị bảo tồn cao và các tác động tiêu cực để đề xuất các giải pháp bảo tồn hiệu quả KBTTN BHH.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
    - Luận án cung cấp bộ dẫn liệu khoa học tổng hợp và cập nhật về các giá trị ĐDSH quan trọng của các HSTR ở KBTTN BHH (đa dạng và đặc trưng cấu trúc của các kiểu thảm rừng, đa dạng thành phần loài thực vật, động vật; Các thành phần ĐDSH học có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, .)
    - Luận án cung cấp các tư liệu khoa học về các giá trị DVMT của các HSTR trong KBTTN BHH, bước đầu lượng giá một số giá trị DVMT của các HSTR như giá trị cảnh quan, giá trị phòng hộ chống xói mòn đất.
    - Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học quan trọng cho việc kêu gọi đầu tư và xây dựng các giải pháp quản lý hiệu quả các HSTR tự nhiên, bảo tồn các giá trị ĐDSH và duy trì bền vững các DVMT của các HSTR ở KBTTN BHH nói riêng. Các kết quả của luận án cũng là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng cơ chế chi trả DVMT của HSTR theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
    Những đóng góp mới của luận án:
    - Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu hiện đại, lần đầu tiên được áp dụng cho nghiên cứu ĐDSH tại tỉnh Quảng Trị như phương pháp bẫy ảnh, phương pháp phân tích GIS để xác định các sinh cảnh ưu thích của một số loài có giá trị bảo tồn cao, sử dụng ảnh viễn thám trong nghiên cứu HSTR
    - Lần đầu tiên giá trị chống xói mòn đất và giá trị cảnh quan ở KBTTN BHH được lượng hóa, từ đó đã chứng minh rõ vai trò phòng hộ, cảnh quan môi trường rừng. Vì vậy, những cơ quan, người hưởng lợi từ các DVMT sẽ tự nguyện chi trả, đây là điểm đóng góp quan trọng cho việc thực hiện chính sách chi trả DVMT rừng tại tỉnh Quảng Trị.
    - Lần đầu tiên quan điểm về phân chia các phân khu chức năng trong KBTTN được đề xuất thực hiện theo quan điểm về BTTN (phân chia theo mục tiêu bảo tồn loài dựa trên tập tính sinh thái và sinh cảnh yêu thích của loài), ví dụ: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được phân chia theo mục đích bảo tồn HST cụ thể, sinh cảnh cho loài ưu tiên bảo tồn hiện có trong KBTTN, mà có thể không liền nhau; Đồng thời, các khu vực mà rừng và đất rừng chỉ ở trạng thái Ia, Ib, Ic,IIa chưa chắc đã cần phục hồi lại rừng giàu; Vì đây là sinh cảnh sống phù hợp của một số loài quí hiếm như loài móng guốc, các loài gà khác với quan điểm lâm sinh là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thường là khu vực rừng nguyên sinh hay rừng ở trạng thái rừng giàu. Và đây là đề xuất được áp dụng cho việc quy hoạch lại các phân khu chức năng của KBTTN BHH, đồng thời có thể áp dụng cho các KBTTN khác.
    Kết cấu của luận án:
    Luận án gồm 105 trang, được bố cục thành các phần và các chương sau: Mở đầu (4 trang); Chương 1 - Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (25 trang); Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu (20 trang); Chương 3 - Kết quả và Thảo luận (52 trang); Kết luận, tồn tại và kiến nghị (2 trang); Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án (1 trang); Tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài (10 trang) và Phụ lục (62 trang). Luận án bao gồm: 19 bảng, 20 hình và 24 hình ảnh minh họa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...