Thạc Sĩ Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật rừng thông ba lá (PINUS KESIYA) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật rừng thông ba lá (PINUS KESIYA) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cậnTÓM TẮT
    Sử dụng phương pháp ô xếp chồng để xác định diện tích thích hợp của ô tiêu
    chuẩn đủ để nghiên cứu đa dạng sinh học ở kiểu rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm
    Đồng và vùng lân cận.Các ô xếp chồng có kích thước: 10m x 10m, 15m x 15m, 20m x
    20m, 25m x 25m, 30m x 30m, 35mx 35m, 40m x 40m.
    Ô tiêu chuẩn được xác định với kính thước 35m x 35m lá thích hợp và thực tế
    nhất cho các nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật, đặc biệt là ứng với rừng thông ba
    lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và các vùng lân cận trên các đai cao độ từ
    800m đến 2000m.
    Trong các nghiên cứu của chúng tôi, tổng số ô tiêu chuẩn được thực hiện là 20
    ô, mỗi ô tiêu chuẩn đều được ghi nhận tọa độ địa lý (vĩ độ, kinh độ), độ cao, độ dốc,
    hướng dốc, thành phần loài, dạng sống, số lượng cá thể và chỉ số đa dạng Margalef. Từ
    các kết quả đó chúng ta có được chỉ số đặc trưng chung về đa dạng sinh học (chỉ số
    trung bình), thành phần loài và đa dạng dạng sống của kiểu rừng này. Chỉ số Margalef
    trung bình (DMarg) được chỉ ra là 3,76.
    Thành phần loài khá giàu và đa dạng, bao gồm 244 loài thuộc 179 chi, 68 họ
    của 4 ngành thực vật mạch (Lycopodiphyta, Poplypodiophyta, Pinophyta.
    Magnoliophya). Có 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có 8 dạng sống trong đó:
    Megaphanerophytes (0,82) Microphanerophytes (9,01) Nanophanerophytes (18,44),
    Chamaephytes (27,46), Therophytes (27,05), Lianophanerophytes (6,15),
    Cryptophytes (6,65), Epiphytes (4,51).
    Từ khóa: Ô xếp chồng, ô tiêu chuẩn, đa dạng sinh học, thông ba lá, chỉ số
    Margalef, thành phần loài, dạng sống, Lâm Đồng.
    MỞ ĐẤU
    Ngày nay đa dạng sinh học đã trở thành mối quan tâm lớn của con người trên khắp
    hành tinh.Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở các cấp độ
    khác nhau. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền của Nguyễn Hoàng Nghĩa , Những
    nghiên cứu về đa dạng loài của Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Nghĩa Thìn , Những nghiên cứu
    về đa dạng hệ sinh thái của Thái Văn Trừng và cả những công trình đồ sộ của Phạm Hoàng
    Hộ. Tất cả đã chứng tỏ Việt Nam là nước đa dạng về sinh vật. Sự giàu có về sinh vật đó được
    tàng chứa trong các kiểu thảm thực vật khác nhau. Lâm Đồng là tỉnh miền núi với nhiều kiểu
    địa hình ở các đai cao độ khác nhau, có các kiểu thảm thực vật khác nhau trong đó kiểu rừng
    thưa cây lá kim của loài thông ba lá (Pinus kesiya) là điển hình nhất cho thảm thực vật nơi
    đây. Rừng thông ba lá ở Lâm Đồng có khoảng 192,320 ha, trong đó khoảng 148.000 ha là
    rừng thông mọc tự nhiên ở các đai cao độ từ 800 m đến 2.000m. Số công trình nghiên cứu có
    liên quan đến đa dạnh sinh học rừng thông ở đây còn ít và nhìn chung chưa đủ để phản ánh đa
    dạng thực vật của kiểu rừng này.
    Để có được kết quả về đa dạng thực vật của rừng thông, cần thiết lập các ô tiêu chuẩn.
    Song kích thước lớn vừa đủ của ô là bao nhiêu thì thích hợp, thì đủ phản ánh tính đa dạng sinh
    học của kiểu rừng này. Đó là vấn đề cần đặt ra khi ta phải nghiên cứu ở các địa hình chia cắt
    mạnh, có độ dốc lớn. Đồng thời cần thiết lập nhiều ô trên nhiều cao độ để kết quả nghiên cứu
    phản ánh khái quát nhất đa dạng sinh học thực vật của kiểu rừng thông ba lá ở Lâm Đồng. 5
    PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    I. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA LÂM ĐỒNG
    1. Vị trí địa lý.
    Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, là đầu nguồn của 4 hệ thống
    sông lớn:
    Sông Đồng Nai (Đồng Nai)
    Sê – rê – pok (Đắc Lắk)
    Sông Lũy (Bình Thuận)
    Sông Cái (Ninh Thuận)
    Lâm Đồng có vị trí địa lý như sau:
    Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
    Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông
    Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước
    Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
    Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa
    Lâm Đồng nằm giữa các tọa độ địa lý:
    Từ 110
    12/
    47// đến 120
    19/
    01//
    vĩ độ Bắc
    Từ 1070
    16/
    23// đến 1080
    42/
    11// kinh độ Đông
    Theo niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Lâm Đồng thì diện tích toàn tỉnh là
    977.219 ha, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước.
    2. Địa hình địa thế.
    Địa hình là một hình thể phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo, do đó gắn liền
    với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực, địa hình tỉnh Lâm Đồng nhìn chung thuộc dạng vùng
    núi, từ núi thấp, núi trung bình đến núi cao. Độ cao núi thay đổi từ 200m đến 2.200m.
    Địa hình Lâm Đồng nghiêng dần từ hướng Đông Bắc xuống hướng Tây Nam. Như
    vậy đặc điểm nổi bật của địa hình Lâm Đồng là nghiêng, tạo nên sự phân bậc rõ ràng, tạo nên
    các đai đội cao khác nhau với rất nhiều đỉnh núi cao như Bidoup (2.287m), Langbiang
    (2.167m), Chư You Kao (2.006m), M’Neun Ro (1996m), Be Nom Dan Seng (1.931m),
    Braion (1.874m), Quan Du (1.805m), Chư Yên Du (1.784m), M’ Neun Pautar (1.664m),
    M’Neun Lamleo (1.623m).
    Trong mối quan hệ với địa chất địa mạo, có thể phân chia địa hình của tỉnh Lâm Đồng
    ra các dạng sau:
     
Đang tải...