Thạc Sĩ Nghiên cứu đa dạng nhện (Araneae) tại vườn Quốc gia Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Đình Sắc, Phòng Sinh
    thái môi trường Đất – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, người đã tận tình hướng dẫn,
    chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài cho luận văn này.
    Tôi xin cảm ơn cơ sở đào tạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều
    kiện cho tôi thực hiện luận văn.
    Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả người thân, gia đình, bạn bè,
    những người đã động viên, ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập
    và nghiên cứu.


    Học viên



    Lương Thị Hà
















    LỜI CAM ĐOAN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/



    Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Toàn bộ số
    liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ
    luận văn nào.
    Tôi cũng xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
    rõ nguồn gốc.
    Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
    Tác giả



    Lương Thị Hà















    MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    1 Abdomen Phần bụng của nhện
    2 Anal turbercle Hậu môn
    3
    Anterial laterial
    spinnerets (ALS) Bộ phận nhả tơ bên phía trước
    4
    Anterial laterial eyes
    (ALE) Mắt bên phía trước
    5
    Anterior median eyes
    (AME) Mắt giữa phía trước
    6 Artrium Khoang ngoài của thể giao cấu con cái
    7 Booklung Cơ quan hô hấp của nhện
    8 Bulbus
    Phần (khối) cấu trúc phức tạp của bộ phận
    sinh dục đực, thường nằm ngay dưới vùng lõm của
    cymbium
    9 Carapace Tấm lưng ngực, giáp mai
    10 Cephalothorax Phần giáp đầu ngực
    11 Chelicera Chân kìm
    12 Claw
    Móng vuốt (ở các chân bò và chân xúc giác
    ở một số nhện cái)
    13 Clypeus Khoảng từ mắt tới chân kìm
    14 Copulatory Thể giao cấu
    15 Coxa
    Đốt háng (đốt số 1 ở các chân bò và chân
    xúc giác)
    16
    Cribellum
    (Cribellate) Tấm nhả tơ
    17 Cymbium
    Mặt trên của đốt cuối râu nhện đực (cơ quan
    xúc giác – cơ quan sinh dục đực)
    18 Ecribellum Chỉ loài nhện không có tấm nhả tơ
    19 Embolus
    Phần đưa vào trong của bullus, thường
    mảnh, có đầu nhọn, chứa phần cuối cùng của ống
    dẫn tinh
    20 Endite Môi trên
    21 Entelegyne
    Cơ quan sinh dục của nhện có thể sinh dục
    ngoài với các ống dẫn tách biệt cho việc vận
    chuyển tinh dịch trong suốt quá trình thụ tinh (đối
    với túi nhận tinh – spermathecae) và sự thụ tinh
    (đối với tử cung – uterus)
    22 Entrance duct
    Ống dẫn tinh dịch từ túi nhận tinh ra tử cung
    của nhện cái
    23 Epigastric furrow Vùng thượng vị
    24 Femur Đốt đùi ( đốt thứ 3 của chân bò và chân xúc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    giác của nhện)
    25 Ferrilization duct
    Ống dẫn tinh dịch từ túi nhận tinh ra tử cung
    của nhện cái
    26 Fovea Rãnh (hố) trên tấm lưng ngực của nhện
    27 Haplogyne
    Cơ quan sinh dục của nhện thiếu thể sinh
    dục ngoài, do đó chỉ có một cặp ống dẫn để vận
    chuyển tinh dịch từ tử cung tới túi nhận tinh trong
    suốt quá trình thụ tinh.
    28 Labium Môi dưới
    29 Male palp
    Xúc biện (cơ quan sinh dục đực của nhện,
    nằm trên chân xúc giác nhện đực)
    30 Median apophysis Mấu giữa (một bộ phận trên male palp)
    31
    Metatarsus
    (metatarsi) Đốt cổ chân (đốt thứ 6 của chân bò)
    32 Palp Chân xúc giác
    33 Patella
    Đốt đầu gối (đốt thứ 4 của chân bò và chân
    xúc giác)
    34
    Posterial lateral eyes
    (MLE) Mắt bên phía sau
    35
    Posterial median eyes
    (PME) Mắt giữa phía sau
    36
    Posterial lateral
    spinnerets (PLS ) Bộ phận nhả tơ bên phía sau
    37
    Posterial median
    spinnerets (PMS) Bộ phận nhả tơ giữa phía sau
    38
    Retrolateral tibial
    apophysis Mấu gai bên phía sau của male palp
    39 Scopula
    Chùm lông có ở chân bò và phần cuối đốt
    bàn chân của một số loài nhện giúp nhện bám chắc
    hơn khi leo trèo
    40 Sperm duct Ống dẫn tinh
    41 Spermathecae Túi nhận tinh
    42 Spinnerets Bộ phận nhả tơ
    43 Sternum Tấm bụng ngực
    44 Tarsus (Tarsi)
    Đốt bàn chân (đốt thứ 7 ở chân bò và đốt thứ
    6 của chân xúc giác của nhện)
    45 Tibia Đốt ống chân (đốt thứ 5 ở chân bò của nhện)
    46 Trochanter Đốt chuyển (đốt thứ 2 ở chân bò của nhện)
    47 Uterus Tử cung (nhện cái)
    MỤC LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/


    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề . 1
    2. Mục tiêu của đề tài . 2
    3. Nội dung nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Giới thiệu về nhện . 3
    1.1.1. Đặc điểm hình thái học của nhện . 3
    1.1.2. Đặc điểm cấu tạo bên trong của nhện . 8
    1.1.3. Một số đặc điểm sinh thái, sinh học của nhện 8
    1.2. Nghiên cứu đa dạng nhện trên thế giới . 11
    1.3. Nghiên cứu đa dạng nhện ở Việt Nam 13
    1.3. Vườn Quốc gia Cúc Phương 15
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 18
    2.2. Thời gian thực hiện . 18
    2.3. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu . 18
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 18
    2.4.1. Thu mẫu ngoài thực địa 18
    2.4.2. Phương pháp xử lý và lưu trữ mẫu . 20
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 21
    3.1. Thành phần loài nhện ở khu vực VQG Cúc Phương 21
    3.1.1. Danh sách thành phần loài 21
    3.1.2. Mô tả các loài nhện ở VQG Cúc Phương . 23
    3.1.3. Sự đa dạng thành phần loài nhện ở VQG Cúc Phương 61
    3.2. Sự phân bố của nhện theo sinh cảnh ở khu vực VQG Cúc Phương – Tỉnh Ninh
    Bình. 62
    3.3. Sự phân bố của nhện theo mùa ở khu vực VQG Cúc Phương – Tỉnh Ninh Bình 68
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
    BÀI BÁO CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 72
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
    Tài liệu Tiếng Anh . 72
    Tài liệu Tiếng Việt 75


    1

    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Nhện (Araneae, Arachnida) đã được ghi nhận xuất hiện trên Trái Đất cách
    đây khoảng 400 triệu năm. Nhện phân bố rộng khắp và chiếm ưu thế về số lượng
    loài cũng như số lượng cá thể trong 11 bộ của lớp hình nhện. Chúng hầu như được
    tìm thấy ở tất cả các môi trường sống trên cạn (như hệ sinh thái đài nguyên, rừng
    taiga, rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, v.v) và một số môi trường sống dưới nước: các
    hệ sinh thái ngập nước và bán ngập nước trên trái đất. Một số loài nhện là thành
    viên của một họ nhện có gốc Á - Âu (Argyronetidae), được tìm thấy ở môi trường
    nước ngọt và biển (Foelix, 1996). Một số ít trong chúng đã tiến hóa đặc biệt hơn so
    với đồng loại để có thể tồn tại trong vài môi trường sống khắc nghiệt. Nhện còn
    được tìm thấy cả trên đỉnh núi Everest, là một trong số ít loài động vật có thể sống
    sót ở cực Bắc. Nhện được tìm thấy ở mọi nơi: trong nhà, vườn cây, trên cánh đồng
    lúa, công viên, trong rừng, ven suối,
    Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Clause I.H.S., 1986, Foelix R.,
    1996, Jean – Pierre Maelfaitl, 1997, nhện được coi là một trong những sinh vật chỉ
    thị tốt để so sánh đặc điểm sinh thái của các khu hệ có điều kiện môi trường khác
    nhau và đánh giá ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái.
    Theo Barrion and Litsinger (1995), bộ nhện (Araneae, Arachnida) được xếp
    vào trong nhóm động vật có sự biến động mật độ cao và độ đa dạng đứng thứ bảy
    thế giới. Các nghiên cứu hệ ĐVKXS nói chung và nhện nói riêng ở các khu bảo tồn,
    VQG đang ngày trở nên quan trọng dù chỉ mới phát triển bước đầu và tiến hành ở
    mức kiểm kê. Những khảo sát khu hệ nhện Việt Nam của nhiều tác giả trong nước
    và ngoài nước còn khá hạn chế và chủ yếu tập trung vào liệt kê danh sách thành
    phần loài, công bố loài mới (Phạm Đình Sắc, 2005).
    Là vườn quốc gia được thành lập đầu tiên trong cả nước, Vườn quốc gia
    (VQG) Cúc Phương có hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt có
    hơn 1800 loài côn trùng thuộc 200 họ, nhiều loài côn trùng có giá trị kinh tế cao.
    Tuy nhiên những nghiên cứu về nhện tại VQG Cúc Phương còn chưa nhiều, chưa 2

    đánh giá đầy đủ sự đa dạng khu hệ nhện tại khu vực này. Các nghiên cứu trước đây
    mới chỉ dừng lại ở việc kiểm kê, thu bắt định tính mà chưa có những nghiên cứu về
    mặt sinh thái nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của chất lượng môi trường đến đa dạng
    nhện (Lin & Pham & Li, 2009). Từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài
    “Nghiên cứu đa dạng nhện ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình)”
    nhằm góp phần bổ sung dẫn liệu cho những nghiên cứu về nhện tại địa điểm nghiên
    cứu này.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của nhện tại một số sinh cảnh
    điển hình của khu vực VQG Cúc Phương, phân bố nhện theo mùa, góp phần khôi
    phục, bảo vệ tính đa dạng sinh học, sự cân bằng trong các hệ sinh thái ở khu vực
    nghiên cứu.
    3. Nội dung nghiên cứu
    - Thành phần loài nhện tại VQG Cúc Phương tỉnh Ninh Bình.
    - Phân bố của các loài nhện theo sinh cảnh: rừng tự nhiên, rừng keo tai tượng, trảng
    cỏ cây bụi.
    - Phân bố nhện theo mùa: mùa mưa, mùa khô, khoảng thời gian giữa 2 mùa mưa và
    mùa khô.







    3

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Giới thiệu về nhện
    Tên khoa học: Araneae
    Tên tiếng Anh: Spider
    Tên Việt Nam: Nhện
    Bộ nhện (Araneae) là một bộ lớn thuộc lớp hình nhện (Arachnida), ngành
    chân khớp (Arthropoda). Bộ nhện chiếm ưu thế về số lượng loài và số lượng cá thể
    trong 11 bộ của lớp hình nhện (bao gồm: Acarina, Amblypygi, Araneae, Opiliones,
    Palpigradi, Pseudoscorpiones, Ricinulei, Schizomida, Scopionoides, Solifugae,
    Thelyphonida).
    Nhện được chia làm hai phân bộ dựa vào số đôi phổi sách (book-lungs) thuộc
    cơ quan hô hấp và số cặp núm nhả tơ (spinnerets) thuộc bộ phận nhả tơ. Cụ thể
    Platnick (2014) đã chia hai phân bộ nhện là:
    Mygalomorphae: có 2 đôi phổi sách và 2 cặp núm nhả tơ
    Araneomorphae: có 1 đôi phổi sách và 3 cặp núm nhả tơ
    Việc đặt tên khoa học cho nhện được bắt đầu từ năm 1757, tác giả Ovid và
    Clerek đã đưa ra tên của bộ nhện là Araneae và Aranei. Đến năm 1801, Latreille
    đưa ra tên bộ nhện là Araneida. Năm 1862, Dallas cũng nêu ra tên của bộ nhện là
    Araneida. Năm 1938, Bristowe đưa tên bộ nhện là Araneae và tên này được sử dụng
    cho đến ngày nay (Platnick. N.I, 2014).
    1.1.1. Đặc điểm hình thái học của nhện
    Đặc điểm nổi bật của nhện là có 4 đôi chân (trong khi côn trùng có 3 đôi
    chân), cơ thể chia 2 phần rõ rệt: phần giáp đầu – ngực (Cephalothorax) và phần
    bụng (Abdomen) được nối với nhau bởi cuống bụng (pedicel).
    - Phần đầu - ngực bao gồm tấm lưng ngực và tấm bụng ngực.
    + Phía trên đầu của giáp đầu - ngực có: miệng, 1 đôi chân kìm, 1 đôi chân
    xúc giác.

    4


    Hình 1: Hình thái bên ngoài của nhện (mặt lưng)
    Nhện có 4 đôi chân bò nằm trên phần giáp đầu ngực, xếp dọc hai bên ức theo
    thứ tự từ trước ra sau là I, II, III và IV. Mỗi chân gồm bảy đốt: háng (coax) nối liền
    với ngực, chuyển (trochanter), đùi (femur), gối (patella), cẳng hay ống (tibia), bàn
    trong hay đốt bàn (metatasus) và bàn ngoài hay đốt cổ chân (tarsus). Thông thường
    đốt bàn ngoài mang hai hoặc ba móng vuốt (mấu nhọn) (claws) tùy theo loài, nếu có
    ba vuốt thì hai trong số ba vuốt tạo thành một đôi và vuốt còn lại nằm ở giữa. Các
    vuốt có thể không có răng lược hoặc có răng lược để kéo tơ.
    Chân
    số II
    Chân xúc giác
    Chân kìm
    Mắt
    Giáp đầu ngực
    Bụng
    Bộ phận nhả tơ
    Hậu môn
    Chân số I
    Chân số III
    Chân số IV
    Chân
    số II
    Chân xúc giác
    Chân kìm
    Mắt
    Giáp đầu ngực
    Bụng
    Bộ phận nhả tơ
    Hậu môn
    Chân số I
    Chân số III
    Chân số IV
    Chân
    số II
    Chân xúc giác
    Chân kìm
    Mắt
    Giáp đầu ngực
    Bụng
    Bộ phận nhả tơ
    Hậu môn
    Chân số I
    Chân số III
    Chân số IV 5


    Hình 2: Các bộ phận của chân nhện.

    Ngoài ra, chân nhện còn được phủ bởi lông, túm lông hoặc gai cứng đặc biệt.
    Chiều dài, hình dạng của các chân, hình dáng và vị trí cũng như số lượng các lông
    hay gai là những đặc điểm được sử dụng trong phân loại và định danh nhện.

    + Tấm lưng ngực có vị trí của mắt. Phần lớn các nhóm nhện thường gặp có 8
    mắt xếp thành hai hàng phía trước phần đầu: hàng mắt trước (AE) và hàng mắt sau
    (PE). Mỗi hàng gồm bốn mắt: hai mắt trong (ME) và hai mắt ngoài (LE). Vì thế,
    trong phân loại nhện, người ta gọi tên như sau: bốn mắt của hàng mắt trước gồm
    một cặp mắt trong (AME) và một cặp mắt ngoài (ALE), bốn mắt của hàng sau gồm
    một cặp trong (PME) và một cặp ngoài (PLE). Hai mắt trong của hàng mắt trước và
    hai mắt trong của hàng mắt sau tạo thành tứ giác mắt (MOQ). Hình dạng, kích
    thước, vị trí, khoảng cách của các mắt và tứ giác mắt được sử dụng trong phân loại
    nhện. Ngoài ra có những nhóm nhện có 6 hoặc 4 hoặc 2 mắt.


    Đốt háng
    Đốt chuyển
    Đốt đùi
    Đốt đầu gối
    Đốt ống chân
    Đốt cổ chân
    Đốt bàn chân
    Móng vuốt 6


    Hình 3 Hình vẽ cách sắp xếp mắt của một số họ nhện
    (http://www.spiders.us/articles/identification)
    1. Họ Lycosidae
    2. Họ Salticidae
    3. Họ Salticidae, giống Lyssomanes
    4. Họ Araneidae
    5. Họ Pisauridae, giống Dolomedes
    6. Họ Pisauridae, giống Pisaurina
    7. Họ Ctenidae
    8. Họ Oxyopidae
    9. Họ Philodromidae
    10. Họ Dysderidae
    11. Họ Tetragnathidae, giống Tetragnatha
    12. Họ Thomisidae, giống Xysticus
    13. Họ Agelenidae, giống Eratigena
    14. Họ Agelenidae, giống Agelenopsis
    15. Họ Selenopidae, giống Selenops
    16. Họ Sparassidae, giống Heteropoda
    17. Họ Sparassidae, giống Olios
    18. Họ Sicariidae, giống Loxosceles
    19. Họ Uloboridae, giống Hyptiotes
    20. Họ Zoropsidae, species Zoropsis
    spinimana
    21. Họ Deinopidae, species Deinopis spinosa
    22. Họ Diguetidae, giống Diguetia
    23. Họ Antrodiaetidae, giống Antrodiaetus
    24. Họ Segestriidae
    25. Họ Scytodidae 7

    Cơ quan sinh dục con cái nằm mặt dưới của bụng. Cơ quan sinh dục con đực
    trưởng thành nằm ở hai đốt cuối cùng của đôi chân xúc giác, hai đốt này phình to và
    có cấu tạo phức tạp. Con cái có chân xúc giác bình thường, thuôn dài đều. (Jocque,
    R. and A. S. Dippenaar-Schoeman, 2007)




    Hình 4. Cơ quan sinh dục cái Hình 5. Cơ quan sinh dục đực
    Việc phân loại nhện chỉ tiến hành trên nhện trưởng thành, đặc điểm cơ bản
    nhất sử dụng trong phân loại đến cấp độ giống và loài là xúc biện của con đực (đốt
    ngoài cùng của chân xúc giác) và bộ phận sinh dục của con cái.
    Phần cuối của bụng là hậu môn và bộ phận nhả tơ (núm nhả tơ –
    Spinnerests). Bộ phận nhả tơ thường có 2 ống nhả tơ bên trước (ALS), 2 ống nhả tơ
    bên sau (PLS), một số loài có thêm 2 ống nhả tơ giữa sau (PMS). Một số loài nhện
    thuộc bộ Araneomorphae có tấm nhả tơ (cribellum – cribella) ở phía trước bộ phận
    nhả tơ.
    8



    Hình 6. Vị trí tấm nhả tơ (cribellum) và núm nhả tơ (spinnerets)

    1.1.2. Đặc điểm cấu tạo bên trong của nhện
    Bên trong nhện chứa hệ thống tiêu hóa và bài tiết, tuần hoàn, hô hấp, bộ máy
    sinh dục và các giác quan có liên quan đến hệ thần kinh và các tuyến nội tiết. Nhện
    mang tuyến tơ nằm dưới cuống bụng. Theo Rod & Ken (1998), công dụng của tơ
    nhện là tạo thành mạng lưới để bắt mồi. hoặc tạo thành kén để bảo vệ trứng
    (Gasterocantha, Plesippus, Heteropoda, ) hoặc dùng để di chuyển từ nơi này sang
    nơi khác.
    Tất cả các loài nhện đều có bộ phận sản xuất tơ. Bản chất của tơ nhện là
    Protein, được cấu thành bởi nhiều amino acid, trong đó có một số amino acid đặc
    biệt nên tơ nhện có độ bền rất vững chắc đã được nghiên cứu sử dụng trong sản xuất
    áo quân sự và kính chống đạn. So sánh các vật liệu tự nhiên và vật liệu nhân tạo thì
    tơ nhện là vật liệu đáng chú ý: nó có độ bền và sự dẻo dai gấp 2 đến 3 lần xenlulo,
    cao su, xương, gân và bằng 1/2 độ bền của sắt thép. Vải sản xuất từ tơ nhện cũng
    như tơ tằm để thay thế một số loại vải từ sợi hoá học gây ô nhiễm môi trường.
    1.1.3. Một số đặc điểm sinh thái, sinh học của nhện
    Theo Foelix (1996) nhện phát triển biến thái không hoàn toàn qua 3 giai
    đoạn: trứng – con non – nhện trưởng thành. Nhện non phải qua nhiều lần lột xác 9

    mới trưởng thành và hình thành bộ phận sinh dục đực và cái. Nhện đực khi đến tuổi
    thành thục thường ngừng tìm kiếm thức ăn và chuyên tâm vào việc tìm kiếm bạn
    đời. Nhện đực chuyển túi tinh cho nhện cái và bị chết do chính nhện cái ăn thịt. Sau
    giao phối nhện cái đẻ trứng thành ổ và bao bọc ổ trứng bằng tơ nhện do chính mình
    tạo ra. Trứng của mỗi loài có sự khác nhau về số lượng và kích thước. Bọc trứng
    thường được treo trên lưới nhện, dính chặt vào bờ tường, hốc cây, phiến lá (họ
    Clubionidae), hoặc được nhện mẹ mang gần cuối bụng (một số loài thuộc họ nhện
    sói Lycosidae). Nhện mẹ canh giữ trứng và con mới nở cho đến khi chúng đủ cứng
    cáp, có khả năng phân tán. Nhện con mới nở thường tập trung trong ổ trứng.
    Dựa trên tập tính săn mồi, nhện được chia làm hai nhóm lớn: nhện chăng
    lưới bắt mồi và nhện săn mồi tự do không chăng lưới. (Nguyễn Văn Huỳnh (2002).
    Nhện chăng lưới bắt mồi vào ban ngày thường săn mồi hay rình mồi trên
    lưới nhện. Khi con mồi vướng vào lưới, nhện nhả tơ để cuốn chặt con mồi rồi tiêm
    nọc độc giết chết con mồi. Thường thì nhện sẽ treo con mồi trên lưới để dành ăn khi
    đói. Các loài nhện chăng lưới ban đêm thì hoạt động vào lúc chiều tối. Chúng chăng
    lưới khi trời bớt gió và cuốn lưới lại và mang con mồi bắt được về nơi trú ẩn (một
    số loài thuộc họ Araneidae và Tetragnathidae). Những loài nhện săn mồi tự do,
    chúng rình và vồ con mồi sau đó nhanh chóng tiêm nọc độc, dùng hàm nghiền nát
    con mồi; tiết nước bọt tiêu hóa và hút hết dịch chất của con mồi rồi bỏ lại xác khô
    (Foelix, 1996).
    Thức ăn chủ yếu của nhện là các động vật chân khớp nhỏ, thậm chí chúng
    còn ăn thịt lẫn nhau. Trong các loại côn trùng thì ruồi, muỗi, bọ nhảy là nguồn thức
    ăn chủ yếu của nhện. Tuy nhiên, cũng có những nhóm côn trùng mà nhện phải
    kiêng dè như ong bắp cày, một số loại kiến, hay một số loại sâu bướm và bọ cánh
    cứng. Những côn trùng này thường tiết ra mùi khó chịu hoặc chất độc để bảo vệ bản
    thân (Foelix, 1996). Song song đó, nhện được ghi nhận giữ vai trò chủ đạo và là
    một trong những nhóm ăn thịt quan trọng nhất trong hầu hết các hệ sinh thái. Chúng
    là nguồn thức ăn cho một số nhóm động vật như: chim, rắn, ong và nhiều loài động
    vật khác (Peterson et al, 1989). Đặc biệt những nhóm nhện sống trong và trên mặt 10

    đất giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng trực tiếp từ mảnh vụn
    thức ăn bên dưới bề mặt đất đến mạng lưới thức ăn trên bề mặt đất cho nhiều họ
    chim, bò sát, lưỡng cư và thú (Johnston, 2000).
    Nghiên cứu khả năng ăn mồi của loài nhện Pardosa birmanica tại Ấn Độ,
    cho thấy 1 nhện cái trưởng thành tiêu diệt 28,4 sâu xanh hại cây bông trong 1 ngày
    đêm, 1 nhện đực trưởng thành tiêu diệt 14,1 sâu xanh trong 1 ngày đêm. Sebastian
    và Sudhikumar (2002) đã thử nghiệm sức ăn rệp Aphis craccivora của một số loài
    thuộc họ nhện nhảy Saticidae. Nhện đực trưởng thành loài Phidipus pateli tiêu diệt
    6,4 con rệp trong 1 ngày đêm, nhện cái trưởng thành loài Phidipus pateli tiêu diệt
    6,6 con rệp trong 1 ngày đêm, nhện đực trưởng thành loài Plexippus paykulli tiêu
    diệt 10,2 con rệp trong 1 ngày đêm, nhện cái trưởng thành loài Plexippus paykulli
    tiêu diệt 12,4 con rệp trong 1 ngày đêm. Điều này cho thấy khả năng săn mồi của
    nhện không chỉ phụ thuộc vào loại thức ăn mà còn chịu ảnh hưởng của số lượng con
    mồi. Khi số lượng con mồi tăng cao, nhện có thể ăn nhiều hơn bình thường nhằm
    hấp thu đầy đủ năng lượng, đẩy nhanh và rút ngắn quá trình tăng trưởng của nhện.
    Ngoài ra, việc ăn nhiều cũng giúp cho nhện dự trữ năng lượng lớn phòng khi gặp
    điều kiện bất lợi về thức ăn chúng vẫn có thể duy trì sự sống. Việc khan hiếm thức
    ăn là một trong những nguyên nhân làm giảm thành phần loài nhện. Loài nhện nào
    có kĩ năng săn mồi tốt hoặc dự trữ và tích lũy được nhiều năng lượng để chịu đói
    được trong thời gian dài thì sẽ sống sót và ngược lại. Rod & Ken (1998) cho rằng:
    khi săn mồi nhện tiêu tốn rất nhiều năng lượng nhưng chúng lại có khả năng nhịn
    đói trong suốt một tuần. Điều này giúp chúng có thể sống được ở những nơi có môi
    trường sống khắc nghiệt. Đây cũng chính là lí do nhện phân bố rộng khắp trên nhiều
    hệ sinh thái. Bổ sung thêm dẫn liệu cho những nghiên cứu về vai trò của nhện trong
    việc phòng trừ tổng hợp sâu hại trên cây trồng nồng nghiệp, Song và Zhu (1999) đã
    đưa ra nhận xét, so với côn trùng ký sinh và các loài thiên địch khác nhện có nhiều
    ưu thế hơn. Thứ nhất, nhện có kích thước quần thể lớn. Thứ hai, nhện là loài phàm
    ăn. Thứ ba, nhện xuất hiện trên cây trồng sớm hơn các loài thiên địch khác. Thứ tư, 11

    trong điều kiện thiếu thức ăn nhện vẫn có thể tồn tại trong thời gian dài. Thứ năm,
    khả năng sinh sản của nhện cao.
    Nhện còn được sử dụng như chỉ thị sinh thái học để đánh giá chất lượng
    môi trường sống, điển hình là nhóm nhện thuộc họ nhện cuốn tổ Clubionidae rất
    mẫn cảm với các kim loại nặng như chì và kẽm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
    thuốc trừ sâu hại ảnh hưởng lớn tới nhện. Chen và Gao (1990) đã chỉ rõ: việc sử
    dụng thuốc trừ sâu trên vườn cây ăn quả làm giảm đáng kể số lượng nhện sống ở
    trên đó. Tác giả cho rằng nhện rất mẫn cảm với thuốc hoá học, thuốc hoá học là
    nhân tố xua đuổi nhện ra khỏi nơi hoạt động và cư trú đặc biệt là thời điểm nhện tìm
    nơi ẩn nấp qua mùa đông.
    Ở Việt Nam, các nghiên cứu về sinh học sinh thái nhện còn rất rải rác. Kết
    quả nghiên cứu của Bùi Hải Sơn (1995) cho thấy: loài nhện Pardosa
    pseudoannulata giai đoạn con non có 8 tuổi; thời gian phát dục của nhện non đực từ
    76,2 - 155,7 ngày, của nhện non cái từ 92,6 - 167,7 ngày; vòng đời của nhện từ
    122,9 - 219 ngày. Loài nhện Oxyopes javanus giai đoạn con non có 9 tuổi; thời gian
    phát dục của nhện non đực từ 152,9 - 204,0 ngày, của nhện non cái từ 159,6 - 223,7
    ngày; vòng đời của nhện từ 185,0 - 238,5 ngày. Nhện Pardosa pseudonnulata có
    khả năng ăn 9,4 - 22,5 con rầy nâu trong một ngày, nhện Oxyopes javanus có khả
    năng ăn 0,32 - 0,48 sâu non cuốn lá nhỏ trong một ngày. Phạm Văn Lầm (2004) đã
    tiến hành thí nghiệm tìm hiểu phổ vật mồi của một số loài nhện trên cánh đồng lúa,
    cho rằng: các loài Pardosa pseudonnulata và Oxyopes javanus biểu hiện tính đa
    thực. Loài Dyschiriognatha tenera và Theridium octomaculatum chỉ sử dụng 4 loài
    rầy nâu hại lúa trong phòng thí nghiệm để làm thức ăn. Còn loài Myrmaracha
    elongata và Clubiona japonicola không ăn các loài bọ xít hại lúa. Nhện là nhóm có
    số lượng loài lớn, phân bố rộng, có vai trò trong nhiều lĩnh vực do đó các nghiên
    cứu về khu hệ bổ sung thành phần loài và sinh học sinh thái là việc làm cần thiết.
    1.2. Nghiên cứu đa dạng nhện trên thế giới
    Nhận thức rõ tầm quan trọng của các loài nhện trong khoa học và thực tiễn
    đời sống, năm 1965 một tổ chức với tên gọi là Hội nhện Quốc tế (International 12

    Society of rachnology) đã được thành lập. Cho đến nay tổ chức này đã đón nhận
    thành viên từ hơn 70 quốc gia khác nhau trên thế giới. Với sự phát triển không
    ngừng của các công trình nghiên cứu về nhện, môn khoa học mới đã được ra đời là
    Arachnology - Nhện học.
    Được bắt đầu nghiên cứu từ cuối thế kỷ 18 (theo tác giả Barrion &
    Litsinger, 1995) nhưng thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 mới là giai đoạn có hàng loạt các
    nghiên cứu chi tiết cũng như các công trình công bố loài mới ngày càng nhiều, được
    đánh giá là thời kỳ hoàng kim của phân loại học về nhện.
    Dofour – tác giả người Pháp, được cho là người đầu tiên sử dụng các hình vẽ
    chi tiết về hình thái học của nhện để mô tả so sánh, ghi nhận loài mới với 12 bài báo
    có giá trị công bố loài mới từ năm 1820 đến 1831.
    Blackwall, một trong những cha đẻ của ngành nhện học, có nhiều công trình
    quan trọng đến họ Araneidae, một họ lớn của bộ nhện có nhiều đại diện ở vùng
    nhiệt đới. Đặc biệt vào năm 1841, ông là người đầu tiên đề nghị sử dụng mắt nhện
    để định loại đến loài, đặc điểm phân loại mà những nhà khoa học trước đó chưa có
    ai đề cập đến.
    Theo thống kê gần đây nhất của Platnick (2014), trên thế giới hiện nay đã ghi
    nhận được 44.906 loài thuộc 3.935 giống của 114 họ nhện.
    Ở khu vực Đông và Đông Nam Á, từ năm 1841, Walokenaer đã mô tả chi
    tiết 22 loài nhện chăng lưới thuộc 2 giống: Epeira (11 loài) và Plectanna (11 loài)
    của 2 họ Araneidae và Tetragnathidae ở Philippine trong 2 quyển của bộ “ Historie
    Naturelle des Insects Aptères” . Tiếp theo đó các công trình nghiên cứu khu hệ
    nhện ở các quốc gia khác: Nhật Bản (Karsch 1897, Kishida 1913-1914); Malaysia
    (Pocock 1892, Thorell 1890s).
    Trong những năm gần đây, số lượng các loài nhện được ghi nhận ở khu vực
    này gia tăng. Murphy & Murphy (2000) đã đưa ra danh sách các loài nhện đã ghi
    nhận được tại các nước khu vực Đông Nam châu Á, sắp xếp theo thứ tự số lượng
    loài đã ghi nhận được từ cao đến thấp là: Indonesia (660 loài), Malaysia (463 loài), 13

    Myanma (455 loài), Philipine (426 loài), Singapo (308 loài), Việt Nam (230 loài),
    Thái Lan (156 loài).
    Năm 2009, hai tác giả Y. Norma-Rashid và Daiqin Li đã tổng hợp 3 danh sách
    thành phần loài nhện (gồm danh sách của Murphy & Murphy 2000, Platnick 2006
    and Song et. al.2002) và đưa ra danh sách chỉ còn 425 loài thuộc 42 họ và 238
    giống được ghi nhận ở bán đảo Malaysia.
    Ở Trung Quốc, nghiên cứu về nhện bắt đầu từ năm 1798. Năm 1999, Song và
    Zhu đưa ra danh sách 2361 loài thuộc 450 giống của 56 họ nhện đã ghi nhận được ở
    nước này. Cho đến nay, Trung Quốc đã xuất bản được 5 tập sách Động vật chí của 6
    họ nhện bao gồm các họ Araneidae (năm 1997 với 286 loài, 33 giống), họ
    Thomicidae (năm 1997 với 115 loài, 29 giống), họ Tetragnathidae (năm 2003 với
    111 loài, 20 giống), họ Therididae (năm 1998 với 223 loài, 27 giống), họ
    Gnaphosidae (năm 2004 với 166 loài, 34 giống), họ Philodromidae (năm 1997 với
    30 loài, 3 giống) (Song et al, 1999). Nghiên cứu nhện ở các trang trại trồng cây ăn
    quả ở Trung Quốc, Chen và Gao (1990) đã ghi nhận được 332 loài nhện.
    Trong số các loài nhện đã ghi nhận được trên thế giới hiện nay, có 15 loài
    được ghi vào sách đỏ của IUCN (2002).
    1.3. Nghiên cứu đa dạng nhện ở Việt Nam
    Theo Zabka: Simon (1886, 1896, 1903, 1904, 1906, 1908), và Hogg (1922) đã
    cho công bố những công trình nghiên cứu đầu tiên về nhện ở Việt Nam. Hai tác giả
    trên đã công bố ra 20 loài nhện mới cho khoa học được phát hiện ở Việt Nam.
    Đến năm 1985, Zabka đã công bố danh sách 100 loài nhện nhảy Salticidae,
    trong đó bao gồm 51 loài và 8 giống mới cho khoa học được ghi nhận ở Việt Nam.
    Các tác giả nước ngoài khác như Ono (1997, 1999, 2002, 2003) đã phát hiện 7 loài
    nhện mới cho khoa học thuộc các họ Zodaridae và Liphistidae.
    Phạm Đình Sắc và Khuất Đăng Long (2001) đã công bố thành phần loài nhện
    trên đậu tương tại 3 tỉnh Hà Nội, Hoà Bình và Bắc Ninh bao gồm 26 loài thuộc 9 họ
    nhện. Một số công trình nghiên cứu thành phần loài nhện trên cây vải thiều đã được
    công bố. Phạm Đình Sắc và Vũ Quang Côn (2002) đã ghi nhận được 34 loài nhện
    trên cây vải thiều ở Sóc Sơn, Hà Nội; 29 loài nhện trên cây vải thiều ở Mê Linh, Hà
    Nội . Thái Trần Bái và cs (2005) đã phát hiện được 33 loài nhện trên cây vải thiều ở
    Thanh Hà, Hải Dương.
    Trong vòng hai năm 2004 – 2005, Phạm Đình Sắc và cs đã cho công bố danh
    sách và phân bố của 113 loài nhện nhảy họ Salticidae cho khu hệ nhện Việt Nam.
     
Đang tải...