Tiến Sĩ Nghiên cứu cung cà phê tại Tây Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 19/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
    Năm- 2012

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu . 4
    2.1 Mục tiêu chung 4
    2.2 Mục tiêu cụ thể 4
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 4
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
    3.2 Phạm vi nghiên cứu . 4
    4 Những đóng góp mới của luận án . 5
    4.1 Về lý luận 5
    4.2 Về thực tiễn . 5

    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CUNG CÀ PHÊ NHÂN . 6

    1.1 Cơ sở lý luận về cung cà phê nhân 6
    1.1.1 Khái niệm và bản chất về cung cà phê nhân 6
    1.1.2 Phân biệt cung cà phê nhân với sản lượng cà phê nhân . 7
    1.1.3 Đặc điểm về cung cà phê nhân 9
    1.1.4 Tác nhân tham gia cung cà phê nhân và tác nhân tham gia tiêu thụ . 12
    1.1.5 Vai trò và hiệu quả xã hội của sản xuất cà phê 13
    1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung cà phê nhân . 14
    1.2 Cơ sở thực tiễn 21

    1.2.1 Sự hình thành và phát triển sản xuất cà phê ở Việt Nam . 21
    1.2.2 Lượng cung cà phê nhân trên thị trường nội địa và xuất khẩu . 23
    1.2.3 Tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê thế giới . 24
    1.2.4 Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia sản xuất cà phê trên thế giới 26
    1.2.5 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất, tiêu thụ cà phê tại Việt Nam 31
    1.2.6 Những đề tài và công trình nghiên cứu liên quan đến cà phê Việt Nam 37
    TÓM TẮT CHƯƠNG 1 38

    Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

    2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Tây nguyên . 40
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 40
    2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội . 43
    2.2 Phương pháp nghiên cứu . 49
    2.2.1 Cách tiếp cận và khung phân tích của luận án . 49
    2.2.2 Nguồn số liệu . 53
    2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 54
    2.2.4 Chỉ tiêu phân tích cơ bản 59

    Chương 3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CUNG CÀ PHÊ NHÂN TẠI TÂY NGUYÊN 61
    3.1 Thực trạng nguồn cung cà phê nhân tại Tây Nguyên . 61
    3.1.1 Đặc điểm của các loại hình tham gia sản xuất cà phê tại Tây Nguyên 61
    3.1.2 Tình hình sản xuất và chế biến cà phê tại Tây Nguyên 63
    3.1.3 Kết quả sản xuất cà phê tại Tây Nguyên . 70
    3.1.4 Tình hình tiêu thụ cà phê nhân ở Tây Nguyên . 74
    3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung cà phê tại Tây Nguyên 78
    3.2.1 Tình hình cơ bản của các hộ được điều tra 78
    3.2.2 Phân tích các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất cà phê 82
    3.2.3 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến cung cà phê nhân . 91
    3.3 Cung cà phê nhân tại Tây Nguyên trong dài hạn . 112
    3.3.1 Phân tích kết quả mô hình cung cà phê nhân tại Tây Nguyên 112
    3.3.2 Cung cà phê nhân Tây Nguyên trong dài hạn khi có sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình 114
    TÓM TẮT CHƯƠNG 3 132

    Chương 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CUNG CÀ PHÊ NHÂN Ở TÂY NGUYÊN 135
    4.1 Quan điểm 137
    4.2 Các giải pháp 138
    4.2.1 Giải pháp sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên . 138
    4.2.2 Hoàn thiện các chính sách liên quan đến giá cà phê nhân 140
    4.2.3 Giải pháp quy hoạch sản xuất, quy mô hộ sản xuất và tổ chức sản xuất 142
    4.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 147
    4.2.5 Tăng cường vốn và mở rộng dịch vụ tín dụng . 149
    4.2.6 Cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất và nâng cao năng lực chế biến . 150
    4.2.7 Tăng cường và nâng cao chất lượng đầu tư công, dịch vụ công và đầu tư tư nhân . 157

    TÓM TẮT CHƯƠNG 4 163
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 165
    1 Kết luận 165
    2 Kiến nghị 167

    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN . 169
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 170
    PHỤ LỤC . 176

    LỜI MỞ ĐẦU

    1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu


    Tây Nguyên là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với những tài nguyên khá phong phú và đa dạng, đặc biệt nơi đây có khoảng 1,36 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ (chiếm đến 66% diện tích đất bazan toàn quốc). Tây Nguyên đang sở hữu trên 40% tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày so với cả nước, trong đó cà phê đã từ lâu được xem là loại cây quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế toàn vùng, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất cho mọi tầng lớp dân cư đang sinh sống trên vùng đất đỏ cao nguyên này (Lam Giang, 2011; Niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên 2009, 2010 [41 ,6]).

    Trong những năm qua, ngành sản xuất cà phê Tây Nguyên đã có những bước phát triển đáng kể về diện tích và sản lượng, mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, ngành sản xuất cà phê Tây Nguyên đang phải đối mặt với những thách thức do diện tích cà phê già cỗi ngày một gia tăng. Trong tổng số gần 500.000 ha cà phê thì có tới 139.600 ha chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ năm 1988 – 1993, cho đến nay đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và đang cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê trồng từ trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi có tới 86.400ha, chiếm 17,3% cần được chuyển đổi cơ cấu cây trồng hoặc bằng biện pháp tái canh cây cà phê (vicofa, 2010 [60]). Một số vùng có năng suất rất thấp do được trồng trên loại đất xấu, thiếu nguồn nước tưới và thiếu một số yếu tố cần thiết khác để vườn cà phê đủ điều kiện sinh trưởng. Trên 80% diện tích cà phê do các hộ nông dân trực tiếp quản lý thuộc dạng nhỏ lẻ, diện tích trung bình từ 0,5 – 1ha và mang tính tương đối độc lập. Số hộ gia đình có diện tích lớn trên 5 ha và sản xuất dưới hình thức trang trại chiếm một tỷ lệ không đáng kể (Hồ Khánh Thiện, 2008 [55]).
    Cùng với biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái ở Tây Nguyên đang bị ảnh hưởng do diện tích rừng ngày càng thu hẹp, khai thác nước ngầm tùy tiện dẫn đến suy giảm nguồn nước, thời tiết nắng nóng và nạn hạn hán kéo dài trong những năm qua cũng thường xuyên xảy ra (Quang Huy, 2011 [45]). Tổ chức sản xuất cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu dưới hình thức nông hộ quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật sản xuất của hộ còn nhiều hạn chế, tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong sản xuất cà phê còn quá ít. Công nghệ chế biến thô sơ và lạc hậu qua nhiều năm nhưng vẫn chưa được cải thiện. Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thương mại và vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến các hộ nông dân còn nhiều rào cản, khó khăn nên mức độ đầu tư cho sản xuất thấp. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cà phê mới chỉ đáp ứng được một phần làm tăng chi phí sản xuất. Đời sống vật chất của đa số hộ nông dân sản xuất cà phê vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt tỷ lệ lạm phát tăng lên trong những năm qua làm cho đời sống người nông dân càng khó khăn hơn. Từ những lý do nêu trên đã ảnh hưởng đáng kể đến năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cà phê nhân của Tây Nguyên, đe dọa vị trí sản lượng cà phê nhân của Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới trong những năm tới.


    Từ kinh nghiệm phát triển cà phê tại Việt Nam những năm 1995-1997 cho thấy, giá cà phê tăng cao kích thích người sản xuất tham gia mở rộng diện tích cà phê ồ ạt dưới mọi hình thức. Năm 2000 -2001 giá cà phê xuống thấp dưới mức giá thành sản xuất đã đẩy ngành cà phê Tây Nguyên đến tình trạng khủng hoảng thừa, nhiều nhà sản xuất và hộ nông dân điêu đứng, một số đã phải chặt bỏ vườn cà phê, chuyển đổi sang trồng cây nông nghiệp ngắn ngày để giải quyết những khó khăn trước mắt. Có thể thấy rằng, do thiếu hiểu biết về quy luật cung - cầu thị trường nên khi giá cà phê tăng, người dân tự phát mở rộng diện tích cà phê ở bất cứ nơi nào trong vùng Tây Nguyên, kể cả những nơi không đủ điều kiện để cây cà phê sinh trưởng. Hiện nay vẫn chưa có một quy hoạch nhất quán nào cho vùng sản xuất chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên để tiến hành áp dụng một số biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn việc tự phát mở rộng diện tích trồng cà phê, vì vậy diện tích cà phê vẫn tăng lên hằng năm. Những vấn đề nổi cộm trên đây là bài toán khó, cần tìm lời giải đáp để ngành sản xuất cà phê Tây Nguyên phát triển bển vững, ổn định cung cà phê nhân trong tương lai.


    Trong thời gian qua đã có nhiều ý kiến cho rằng cần quy hoạch và duy trì diện tích trồng cà phê Việt Nam trong khoảng 500 nghìn ha tại những vùng có điều kiện tự nhiên thích hợp, trong đó Tây Nguyên chỉ giới hạn khoảng 450 nghìn ha mới bảo đảm tính bền vững. Tuy nhiên, để quy hoạch và duy trì diện tích cà phê nêu trên có bảo đảm giữ được mức sản lượng như hiện nay hay không vẫn đang là vấn đề thời sự cần có sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và mọi tầng lớp những người quan tâm đến cà phê Tây Nguyên và Việt Nam.
    Cà phê đang được xem là mặt hàng sản xuất, kinh doanh quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Tổng giá trị cà phê xuất khẩu hàng năm đạt trên 10 tỷ đô la, doanh số bán lẻ cà phê trên toàn cầu đạt hơn 70 tỷ đô la (Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, 2007 [13]). Xét về quản lý vĩ mô, cà phê Việt Nam được xem là mặt hàng chủ lực mang lại kim ngạch xuất khẩu cao chỉ đứng sau lúa gạo hàng thập kỷ qua và được thế giới biết đến như một bước đột phá về thứ hạng sản lượng. Khối lượng cà phê xuất khẩu liên tục tăng góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu sau Brazil (Thanh Châu, 2008 [34]). Năm 2007 đánh dấu một mốc son quan trọng cho ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam, khối lượng xuất khẩu đạt 1.229.000 tấn, kim ngạch đạt 1,6 tỷ USD. Sản phẩm cà phê robusta của Việt Nam ngày càng được các nước trên thế giới quan tâm, ưa chuộng (Đức Thu, 2008 [53]). Có thể nói cà phê là một ngành sản xuất nông nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay, nhưng lại chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức để cà phê thực sự trở thành một ngành sản xuất tiềm năng và có thế mạnh vững chắc trên thị trường quốc tế. Vì thế, cà phê cần được quan tâm nhiều mặt, đặc biệt vấn đề quy hoạch cần được triển khai kịp thời, tổ chức sản xuất tối ưu và quy trình canh tác chuẩn mực để ổn định nguồn cung trong khuôn khổ định hướng chiến lược mang tầm vĩ mô.
    Để đánh giá và phân tích một cách khách quan dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về cung cà phê nhân, thực trạng sản xuất và chế biến cà phê tại Tây Nguyên trong những năm qua, nghiên cứu một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến cung cà phê nhân tại Tây Nguyên trong ngắn hạn và dài hạn, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần ổn định lượng cung cà phê nhân ở Tây Nguyên để duy trì vị trí cà phê Việt Nam trên thị trường cà phê thế giới, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu cung cà phê nhân tại Tây nguyên” làm luận án tiến sĩ với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ cho sự nghiệp ổn định, bền vững của ngành cà phê Tây nguyên và Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...