Luận Văn Nghiên cứu công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần điện Việt - Lào

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài
    Quá trình đổi mới nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang cơ chế
    thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là động lực thúc đẩy
    nền kinh tế Việt Nam phát triển hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế
    giới. Điều đó đặt ra yêu cầu các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực phải có
    nhiều chuyển biến, nhiều thay đổi phù hợp với cơ chế mới. Trong nền kinh tế
    chung, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, được
    xem là xương sống của nền kinh tế, đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy nền
    kinh tế tăng trưởng bền vững.
    Để tiến hành quá trình SXKD đòi hỏi các doanh nghiệp phải hội đủ ba yếu
    tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó lao động là yếu tố rất
    quan trọng trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Muốn cho quá trình sản xuất
    kinh doanh diễn ra liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động
    nghĩa là sức lao động mới của con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù
    lao lao động chính là tiền lương.
    Tiền lương là chi phí cần thiết để cấu thành nên giá trị sản phẩm, dịch vụ do
    doanh nghiệp tạo ra. Tiền lương được quy định đúng, kế toán tiền lương chính xác,
    đầy đủ, kịp thời sẽ là đòn bẩy thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng
    suất lao động và hiệu suất công tác. Đồng thời giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt
    quỹ tiền lương, tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công và giá thành sản phẩm
    được chính xác. Vì thế, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho
    người lao động một cách chính xác, hợp lý là vấn đề cần quan tâm của các doanh
    nghiệp hiện nay.
    Từ những nhận thức trên, được sự nhất trí của trường, khoa kinh tế và quản trị
    kinh doanh cùng với kinh nghiệm thực tế tại Công ty, với sự giúp đỡ của phòng Tài
    chính kế toán Công ty, ban lãnh đạo Công ty cổ phần điện Việt Lào, tôi tiến hành
    nghiên cứu chuyên đề với tiêu đề :
    “Nghiên cứu công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ
    phần điện Việt - Lào”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP điện Việt
    Lào.
    - Nghiên cứu đánh giá công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
    lương tại công ty.
    - Đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các
    khoản trích theo lương tại công ty.
    3. Phạm vi nghiên cứu2
    - Thời gian: Nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
    qua 3 năm từ 2009 ư 2012, công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
    lương quý I năm 2012.
    - Không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Công ty CP điện Việt Lào.
    4. Đối tượng nghiên cứu:
    - Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009 ư 2011
    - Công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
    của công ty.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập số liệu
    + Kế thừa thu thập số liệu có sẵn tại công ty: Thu thập số liệu từ nguồn số
    liệu sơ cấp (điều tra tại công ty) và nguồn số liệu thứ cấp (có sẵn tại sổ sách kế toán
    của công ty).
    + Kế thừa tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
    - Phương pháp xử lý số liệu
    + Phân tích, tổng hợp, thống kê kinh tế
    + Lập bảng biểu
    + Tính toán những chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho công việc nghiên cứu3
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
    KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP
    I. Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương
    1.1. Khái niệm tiền lương
    Tiền lương (tiền công) chính là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng
    tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, thời gian, và chất
    lượng công việc của họ.1
    - Ý nghĩa
    Về bản chất tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động.
    Mặt khác, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, tiền lương còn
    là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo
    mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Nói cách khác, tiền
    lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.
    Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác
    như: Các khoản trợ cấp thuộc quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trong các trường hợp
    ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, khám chữa bệnh Như vậy, tiền lương, Bảo hiểm xã
    hội, Bảo hiểm y tế là thu nhập chủ yếu của người lao động, đồng thời tiền lương Bảo
    hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp là những yếu tố
    chi phí quan trọng, là bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm không ngừng nâng cao
    tiền lương thực tế của người lao động, cải thiện nâng cao mức sống của người lao động
    là vấn đề đang được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm, bởi vì đó chính là động
    lực quan trọng góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
    1.2. Các khoản trích theo lương
    1.2.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH)
    Là khoản tiền mà người lao động được hưởng trong trường hợp nghỉ việc do
    ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, khó khăn, . Để được hưởng
    các khoản trợ cấp này người sử dụng lao động và người lao động trong quá trình
    tham gia sản xuất kinh doanh tại đơn vị phải đóng vào quỹ BHXH theo quy định.
    Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 22% trên tổng số tiền lương cấp
    bậc và phụ cấp (trong đó 16% tính vào chi phí SXKD doanh nghiệp chi trả, 6%
    còn lại do người lao động đóng góp).
    1.2.2. Bảo hiểm y tế (BHYT)
    Là khoản tiền hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động
    đóng cho cơ quan BHXH để được đài thọ khi có nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh.
    Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương
    cấp bậc và phụ cấp (trong đó 3% tính vào chi phí SXKD do doanh nghiệp chi trả,
    1,5% còn lại do người lao động đóng góp).
    1.2.3.Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
    Là khoản tiền để duy trì hoạt động các tổ chức công đoàn đơn vị và công
    đoàn cấp trên. Các tổ chức này hoạt động nhằm bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời
    sống của người lao động. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ 3%
    trên tổng số tiền lương cấp bậc và phụ cấp (trong đó 2% được tính vào chi phí
     
Đang tải...