Luận Văn Nghiên cứu công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty Đồng Phú

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang


    MỤC LỤC vi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iix
    DANH MỤC CÁC BẢNG x
    DANH MỤC CÁC HÌNH xi
    DANH MỤC PHỤ LỤC xii
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Lý do chọn đề tài 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 3
    1.2.1. Mục tiêu chung 3
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể . 3
    1.3. Phạm vi nghiên cứu. 3
    1.3.1. Phạm vi không gian . 3
    1.3.2. Phạm vi không gian  3
    1.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu  3
    1.4. Cấu trúc của luận văn  4


    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 5
    2.1. Tổng quan về công ty Đồng Phú . 5
    2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty 5
    2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. 6
    2.2. Các sản phẩm của công ty. 6
    2.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 7
    2.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty. 7
    2.3.2. Chức năng của các phòng ban. 7
    2.4. Quy trình sản xuất của công ty. 10
    2.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty năm 2009-2010. 12
    2.5.1. Tình hình tài chính của công ty. 12
    2.5.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 14
    2.6. Định hướng phát triển của công ty 15


    CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    3.1. Cơ sở lý luận. 16
    3.1.1. Một số khái niệm . 16
    3.1.2. Các học thuyết về tạo động lực và ứng dụng của chúng. 18
    3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác tạo động lực. 25
    3.1.4. Các hình thức tạo động lực cho người lao động tại doanh nghiệp. 27
    3.1.5. Sự cần thiết của việc tạo động lực cho người lao động. 30
    3.2. Phương pháp nghiên cứu. 30
    3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. 30
    3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu. 31


    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
    4.1. Phân tích tình hình lao động tại công ty. 32
    4.1.1. Số lượng lao động. 32
    4.1.2. Kết cấu lao động theo trình độ. 34
    4.1.3. Kết cấu lao động theo giới tính. 35
    4.1.4 Kết cấu lao động theo tính chất công viêc 36
    4.2. Phân tích thực trạng công tác tạo động lực làm việc 37
    4.2.1. Công tác tổ chức chi trả lương tại công ty. 37
    4.2.2. Chính sách thưởng- phạt. 41
    4.2.3. Các khoản phụ cấp- phúc lợi 43


    4.2.4. Công đoàn 46
    4.2.5. Môi trường làm việc. 46
    4.2.6. Bản thân công viêc 53
    4.3. Đánh giá chung về công tác tạo động lực tại công ty. 55
    4.3.1. Những mặt đạt được. 56
    4.3.2. Những mặt còn hạn chế. 57
    4.4. Môi trường bên ngoài 57
    4.4.1. Môi trường vĩ mô. 57
    4.4.2. Môi trường vi mô( Môi trường cạnh tranh). 58
    4.5 Một số kiến nghị đối với công tác tạo động lực của công ty . 59
    4.5.1. Cải thiện điều kiện làm việc . 59
    4.5.2. Cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên- nhân viên, nhân viên cấp trên . 60
    4.5.3. Tổ chức lao động khoa học và xây dựng văn hóa công ty 60
    4.5.4. Cải thiện chính sách tiền lương, tiền thưởng . 61
    4.5.5. Xây dựng trật tự công ty . 61


    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
    5.1. Kết luận. 63
    5.2. Kiến nghị 64
    5.2.1. Đối với công ty. 64
    5.2.2. Đối với Chính phủ. 64


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .



    CHƯƠNG 1
    MỞ ĐẦU

    1.1. Lý do chọn đề tài
    Trong bối cảnh nến kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế, thì tất cả các nước phải đẩy mạnh thay đổi, tạo ra bước đột phá mới, phôi phục và phát triển kinh tế của mình. Để có thể làm được điều đó thì các công ty phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất- kinh doanh của chính bản thân công ty mình từ nhiều khía cạnh: Dây chuyền máy móc thiết bị, nguồn nguyên vật liệu, quy trình sản xuất Nhằm tạo ra được những sản phẩm ưu việt hơn, không những giúp hoạt động kinh doanh của công ty hồi phục mà còn cạnh tranh với các công ty cùng ngành khác. Nguồn lực quan trọng hơn hết, đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình thay đổi đó là con người “ Người ta là hoa của đất”. Nguồn lực con người là sợi chỉ xuyên suốt đánh dấu sự thành bại trong việc thay đổi và phát triển của một công ty, Vì thế, mỗi công ty đều nhận thức được rằng cần phải xây dựng một đội ngũ nhận sự có chất lượng, có nhiệt huyết thì mới có thể đảm bảo sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự thành công lâu dài cho một công ty.
    Nhưng làm thế nào có thể xây dựng được một đội ngũ nhân sự vừa có chất lượng lại vừa nhiệt huyết với công ty mới là vấn đề khó khăn và làm đau đầu hầu hết các nhà quản trị. Trước hết mỗi nhà quản trị phải ý thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người, mà từ đó đặt nó vào vị trí một mối quan tâm đặt biệt để tuyển dụng, xây dựng, đào tạo kích thích tinh thần làm việc, tăng tính trách nhiệm với công ty. Để có thể thực hiện được những mục tiêu trên thì đòi hỏi công ty phải có một hệ thống các động lực giúp cho nguồn lực con người này cảm nhận, thỏa mãn và tích cực sát cánh cùng công ty đi đến thành công. Tuy nhu cầu cấp thiết là vậy nhưng thực trạng thì có nhiều vấn đề làm chúng ta phải suy nghĩ. Đã có một thời gian dài Việt Nam ta luôn tự hào là có nguồn nhân lực dồi dào với giá rẻ nhưng quan niệm ấy ngày nay cần phải được nhìn nhận lại và thay đổi. Cuộc sống ngày càng đi lên thì chất lượng cũng như nhu cầu của người lao động cũng ngày càng tăng cao. Vì thế, hệ thống tạo động lực cho người lao động càng phải được hoàn thiện và phát triển hơn trước.
    Thực tế trong nền kinh tế, chỉ những công ty biết nhìn nhận trước vấn đề và quyết tâm thay đổi thì mới có thể thành công. “ Các công ty ngày nay hơn nhau hay không là do phẩm chất, trình độ, và sự gắn bó của công nhân viên đối với công ty”. Chính vì vậy, công ty nào biết tận dụng và phát huy tốt nguồn lực con người bằng cách thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của người lao động thì mới có thể giữ chân lao động, tránh các tình trạng nhân lực rời bỏ công ty, cũng như hiện tượng “ Chảy máu chất xám” đang được nhà nước cũng như các công ty ngày nay quan tâm. Để có thể gắn kết mối quan hệ giữa người lao động với công ty là một khối, tạo nên một sức mạnh to lớn có thể vượt qua tất cả mọi khó khăn, thử thách cùng nhau đi đến cái đích thành công.
    Đối với công ty Đồng Phú, thì việc thu hút và duy trì nguồn nhân lực đã đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu, vì công ty biết rằng con người là nền tảng của tất cả thành công. Càng cấp thiết hơn bao giờ hết là nền kinh tế nói chung và ngành nghề gỗ nói riêng đang dần hồi phục và mở rộng về nhu cầu sản phẩm thì bài toán về nguồn nhân lực đang rất được quan tâm. Khó khăn hiện nay của công ty là không những phải cạnh tranh nguồn nhân lực với các công ty cùng ngành mà còn phải cạnh tranh với các ngành nghề khác như dệt- may, da- giày Vì vậy để phát triển thì công ty Đồng Phú trước hết phải giải quyết tốt về vấn đề nhân sự bằng cách hoàn thiện hơn nữa hệ thống tạo động lực cho nguồn nhân lực của công ty, và thu hút thêm lực từ bên ngoài. Đó chính là chìa khóa làm nên thành công cho công ty.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực kích thích tinh thần làm việc và nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động. Tôi đã tiến hành nghiên cứu và phân tích đề tài “ Nghiên cứu công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty Đồng Phú . ”. Tôi hi vọng qua bài luận văn này, một phần nào đánh giá đúng thực trạng hệ thống tạo động lực của công ty Đồng Phú và đóng góp một số ý kiến nhằm xây dựng và đảm bảo môi trường hoạt động sản xuất- kinh doanh cũng như các mối quan hệ trong công ty ngày càng gắn bó tạo nên sức mạnh, mang đến thành công hơn nữa cho công ty.

    1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực kích thích người lao động làm việc tại công ty Đồng Phú và phân tích tìm ra những ưu- nhược điểm của hệ thống tạo động lực cho nguồn nhân lực của công ty.Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp công ty thay đổi nhằm thu hút, duy trì, nâng cao hiệu quả lao động và tạo được mối quan hệ khăng khít với công ty vươn tới mục đích cuối cùng là cùng nhau đi đến thành công.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
    - Phân tích tình hình lao động tại công ty Đồng Phú
    - Phân tích thực trạng công tác tạo động lực tại công ty Đồng Phú
    - Đánh giá thực trạng hệ thống tạo động lực tại công ty Đồng Phú
    - Đề xuất một số giải pháp về công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty Đồng Phú
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Phạm vi không gian
    Nghiên cứu về hệ thống tạo động lực cho lao động tại công ty Đồng Phú- Đồng Nai
    1.3.2 Phạm vi thời gian
    Sử dụng số liệu năm 2009- 2010
    Đề tài được thực hiện từ 03/2011- 06/2011
    1.3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu
    ĐTNC về hệ thống tạo động lực cho người lao động tại công ty Đồng Phú được giới hạn trong một số nội dung như sau:
    - Đãi ngộ tài chính: Tiền lương, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp XH, phúc lợi, phép năm
    - Đãi ngộ phi tài chính: Bản thân công việc và môi trường làm việc.


    1.4 Cấu trúc của bài luận văn
    Chương 1: Mở Đầu
    Giới thiệu chung về lý do chọn đề tài, giới hạn của đề tài cũng như mục tiêu nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
    Chương 2: Tổng Quan
    Giới thiệu chung về công ty gồm : Tổng quan về công ty, giới thiệu các sản phẩm mà công ty sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, quy trình sản xuất, tình hình sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty.
    Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Trình bày những chi tiết về cơ sở lý luận về các thuyết tạo động lực, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động. Đồng thời trình bày các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu.
    Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    Phân tích về thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp về công tác tạo động lực tại công ty Đồng Phú- Đồng Nai.
    Chương 5: Kết luận và kiến nghị
    Thông qua các kết quả phân tích được và đưa ra các kết luận, kiến nghị để công ty có cơ sở để áp dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...