Luận Văn Nghiên cứu công tác đại lý tàu biển của VOSCO và đề xuất các giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hàn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng lớn về kinh tế biển. Với đường bờ biển dài 3.260 km, có nhiều vũng, vịnh và cửa sông nối liền với Thái Bình Dương rất thuận tiện cho việc phát triển đội tàu, hệ thống cảng biển, các cơ sở công nghiệp đóng - sửa chữa tàu biển và thực hiện các loại hình dịch vụ hàng hải - thương mại khác. Có thể nói hệ thống cảng biển Việt Nam có vị trí là đầu mối, nhưng vừa giữ vai trò là cầu nối về phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Để đáp ứng được vai trò và vị trí nói trên, hoạt động quản lý khai thác cảng biển cần phải đặc biệt chú trọng và quan tâm .
    Thực tế cho thấy, hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển có tác động trực tiếp tới tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động của từng ngành, lĩnh vực kinh tế liên quan nói riêng, trong đó có lưu thông hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh đối với thuyền viên, hành khách du lịch quốc tế. Thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển càng thông thoáng, thuận tiện thì hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế liên quan càng phát triển hiệu quả. Đây chính là mục tiêu đã, đang được chính phủ, các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hết sức quan tâm giải quyết đồng bộ cả về cải cách thể chế cũng như giải pháp áp dụng.
    Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cảng biển không những thúc đẩy tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước và nâng cao uy tín quốc gia mà còn đáp ứng mục tiêu của chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010 đã được chính phủ thông qua.




    1. Tính thời sự và cấp thiết của đề tài.
    Với lợi thế của một quốc gia ven biển, ngành hàng hải nước ta còn nhiều tiềm năng vẫn chưa được phát huy hết. Sự phát triển ngành hàng hải nói chung, và hệ thống cảng biển quốc gia nói riêng đều phụ thuộc nhiều vào khả năng tự thích ứng và hoà nhập của chúng ta, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế, tự do cạnh tranh như hiện nay. Vì vậy nếu không có chính sách phát triển phù hợp thì hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển cũng như hoạt động kinh doanh vận tải biển sẽ không tránh khỏi sự tụt hậu. Nếu như không thiết lập được một mô hình quản lý - khai thác cảng biển thích hợp, chúng ta sẽ bị cạnh tranh quyết liệt trên thị trường hàng hải khu vực và trên thế giới. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa khi nguồn hàng thông qua các cảng biển Việt Nam ngày càng tăng, và yêu cầu về chuyên dụng hoá, hiện đại hóa của hệ thống cảng biển nước ta đang trở nên cấp thiết. Nước ta chưa có cảng trung chuyển quốc tế. Vì vậy, phần lớn hàng hoá xuất, nhập khẩu đều phải trung chuyển qua Hongkong, Singapore làm tăng đáng kể chi phí vận tải, đây là một hạn chế lớn làm giảm sức cạnh tranh cũng như hấp dẫn của các cảng biển Việt Nam trên trường quốc tế. Để khắc phục vấn đề nêu trên, những năm gần đây việc giảm chi phí tại các cảng biển Việt Nam đã được Chính phủ, các Bộ, Ngành quan tâm thích đáng.
    Góp phần không nhỏ vào việc kinh doanh của các chủ tàu là các dịch vụ đại lý tàu biển. Hiện nay, hầu hết công tác làm thủ tục cho tàu ra vào cảng là do đại lý đảm nhiệm. Từ khi triển khai công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển Việt Nam, việc làm thủ tục cho tàu ra vào cảng có nhiều thuận tiện hơn. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số bất cập mà nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc kinh doanh của đại lý cũng như của các chủ tàu. Chính vì vậy, công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển Việt Nam cần được triển khai một cách triệt để và đẩy mạnh hơn nữa với phương châm tạo thuận lợi cho giao thông hàng hải nói chung, hệ thống cảng biển nói riêng, nhằm tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khai thác cảng biển, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy việc phát triển kinh tế cả nước lên một trình độ mới, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập Công ước FAL 65.
    Vì vậy, đề tài "Nghiên cứu công tác đại lý tàu biển của VOSCO và đề xuất các giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển trong xu thế hội nhập " đã mang tính thời sự và vô cùng cấp thiết.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Trên cơ sở những bất cập còn tồn tại trong công tác làm thủ tục cho tàu ra vào cảng của đại lý tàu biển cũng như thực trạng về thủ tục hành chính tại cảng biển Việt Nam nói riêng, đồng thời trên cơ sở thực tế của nền hành chính quốc gia nói chung, và quan điểm cải cách hành chính Nhà nước đến năm 2010 để tiếp tục cải cách hành chính tại các cảng biển Việt Nam, nhằm tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải bằng việc đơn giản hoá quy trình và giảm thiểu các loại giấy tờ, tài liệu liên quan tới thủ tục khi đến, lưu lại và rời cảng của tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
    3. Nội dung nghiên cứu của đề tài.
    Nội dung của đề tài nghiên cứu các vấn đề sau:
    Chương I : Tìm hiểu về công tác đại lý tàu biển tại VFFC (Vosco Freight Fowarding Company ) - Hải Phòng, phát hiện những bất cập còn tồn tại trong công tác làm thủ tục phục vụ tàu ra vào cảng biển Việt Nam.
    Chương II : Tổng quan về thủ tục hành chính, hệ thống hoá quy trình thủ tục hành chính cảng biển. Thực trạng về thủ tục hành chính tại các cảng biển Việt Nam.
    Chương III : Căn cứ vào những bất cập còn tồn tại nói trên, đưa ra các giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển.
    Kết luận và kiến nghị: Hệ thống các vấn đề đã giải quyết trong đề tài, từ đó đưa ra một số kiến nghị tiếp tục cải cách thủ tục hành chính cảng biển một cách triệt để và toàn diện hơn.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
    Trên cơ sở lý luận thức tiễn, đề tài sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp để nghiên cứu. Đó là phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, đem lý luận phân tích thực tế nhằm rút ra những kết luận mới.
    Phần đầu của đề tài tìm hiểu và phát hiện những tồn tại trong công tác đại lý tại VFFC - HP liên quan tới thủ tục hành chính cảng biển.Kết hợp với việc nghiên cứu thủ tục hành chính cảng biển hiện tại theo quy định của Chính phủ, từ đó đề xuất biện pháp tiếp tục cải cách.
    5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
    Đề tài có ý nghĩa khoa học do đã đưa ra được những tồn tại trong công tác đại lý phục vụ tàu tại cảng biển Việt Nam cũng như văn bản pháp lý của Chính phủ liên quan đến cải cách thủ tục hành chính cảng biển nói riêng, cải cách hành chính Nhà nước nói chung cho đến thời điểm hoàn thành luận văn.Đồng thời đề tài cũng đưa ra được những đánh giá chung về thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển Việt Nam.Từ đó đề xuất các biện pháp tiếp tục cải cách, nhằm đưa hệ thống cảng biển Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...