Thạc Sĩ Nghiên cứu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ

Thảo luận trong 'Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Lịch sử loài người đã chứng minh rằng: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt của con người, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, là nơi đứng chân của các công trình văn hoá - xã hội, công trình xây dựng, an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.
    C.Mác viết rằng : “Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông - lâm nghiệp”, ông còn nói rằng: “ Đất là phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao động vật chất và vị trí định cư, là nền tảng cho mọi tập thể”.
    Như vậy, Đất đai nước ta không chỉ là một tặng vật quý giá được thiên nhiên ban tặng mà nó còn có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Đất đai có được như ngày hôm nay là do biết bao thế hệ chia anh đã tốn bao công sức, đổ mồ hôi, xương máu mới có được. Vì vậy Đất đai ở Việt Nam được coi là tài sản chung của quốc gia. Điều nay đã được luật Đất đai năm 2003 ghi nhận: “Đất đai thuộc sở hữu toan dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
    Để đảm bảo việc thực hiện quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất, mà đo đạc và quản lý Đất đai ra đời và phát triển không ngừng, trên cơ sở của sự phát triển sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật. Từ sau khi đất nước thống nhất 30/4/1975, Tổ quốc đã bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế, chính sách quản lý và sử dụng Đất đai rất được Đảng và nhà nước quan tâm. Nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết nhân dân.
    Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, công tác xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ những công trình cơ sơ vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm, đồng thời với xây dựng là quá trình phát triển ngày càng nhiều các công trình giao thông, thuỷ lợi trên cả ba miền của Tổ Quốc để bắt kịp tiến độ của quá trình CNH - HĐH của đất nước.
    Trong quá trình xây dựng các công trình đó thì công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng trở thành một khâu hết sức quan trọng và cần thiết trong việc tạo ra mặt bằng phục vụ xây dựng các dự án theo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, nó đóng vai trò quyết định đến tiến độ thi công của các dự án.
    Vì thế công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng là công tác hết sức cần thiết và quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện đất nước hiên nay, nó mang tính xã hội sâu sắc, để thực hiện tốt cần có sự phối hợp của nhiều ngành thống nhất thực hiện.
    Với mong muốn có được kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, đồng thời với những kiến thức đã được rèn luyện tại trường để góp phần trong công cuộc xây dựng những công trình giao thông của đất nước. Được sự phân công của khoa Địa chính, Trường Cao đẳng Nông Lâm; được sự đồng ý tiếp nhận của cán bộ Địa chính xã Bích Sơn và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Văn Hoàn cùng thầy Vũ Trung Dũng em đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài:
    Nghiên cứu công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 - trên địa bàn xã Bích Sơn.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...